Thơ pt 31/7
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ pt 31/7 -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, chúng tôi muốn giới thiệu một bài thơ khá nổi tiếng của Lê Anh Xuân về đề tài liệt sĩ , ct được phát sóng vào ngày CN : 31/7, vào lúc 11g 20 và 16g50 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Thanh biên tập và dàn dựng, mời quý vị và các bạn đón nghe -Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct : đến với bài thơ hay rất vui khi được gặp lại quý thính giả! Trong ct này nhân kỷ niệm 75 ngày thương binh liệt sĩ, chúng ta cùng cảm nhận một sáng tác tiêu biểu của cố thi sĩ Lê Anh Xuân qua bài viết sau của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đến với bài thơ hay, ct này Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

                 BÀI THƠ "DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM".                                                                                   (Xuân Dũng)

        Trong gia tài thơ của nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân thì đỉnh cao sáng tác của ông lại cũng là một bài thơ về đề tài liệt sĩ, bài thơ "Dáng đứng Việt Nam" .

   Theo các nhà nghiên cứu thì  Lê Anh Xuân (1940-1968) tên thật là Ca Lê Hiến, là con thứ của nhà giáo - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng Ca Văn Thỉnh quê tỉnh Bến Tre. Năm 1954 ông cùng gia đình tập kết ra miền Bắc, được học hành đào tạo bài bản. Có lẽ vì thế nên dù là nhà sử học (ông học Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa  Sử) nhưng lại bén duyên và bộc lộ tài năng với thơ ca rất sớm. Năm 1964 ông được trở về miền Nam quê hương, công tác ở tiểu ban Giáo dục rồi sau đó chuyển về Hội Văn nghệ giải phóng. Trong gia sản thơ của mình, Lê Anh Xuân sáng tác nhiều bài thơ về quê hương, đất nước, con người Việt Nam như: Nhớ mưa quê hương (1961), Trở về quê nội (1965), Nguyễn Văn Trỗi (Trường ca-1968) … Lê Anh Xuân hy sinh tại ấp Phước Quảng, xã Phước Lợi, huyện Cần Đước, tỉnh Long An vào ngày 24/5/1968 sau một trận đối đầu với giặc Mỹ. 

     Mở đầu bài thơ là sự mô tả cái chết của một người lính trong chiến đấu vào thời kỳ ác liệt bậc nhất ở chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.

 

Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhứt

Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng

Và Anh chết trong khi đang đứng bắn

Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.

   Hình tượng người lính hy sinh thật vô cùng lẫm liệt, đó là tư thế của người xông trận, của người đi tới trong trận chiến khốc liệt nhưng chẳng bao giờ lùi bước trước gian khổ, thậm chí dù có đảnh đổi bằng sinh mạng của mình.

  Trước bài thơ này, Lê Anh Xuân đã có nhiều sáng tác có chất lượng, chẳng hạn như bài thơ "Qua cầu". Ông viết về sự hy sinh thầm lặng của những cô gái tình nguyện dùng vai mình, đứng dưới nước bắc những nhịp cầu để bộ đội qua sông, kịp giờ hành quân:

   Sao anh lại bước ngập ngừng

   Vai em dù nặng đầu bằng vai anh

   Một đêm dưới nước ngâm mình

   Chúng em lạnh ít, các anh lạnh nhiều

   Hới anh giải phóng thân yêu

   Thương anh khi sớm, khi chiều hành quân...

     Tình yêu thương của người dân dành cho các anh bộ đội đã khiến các anh có thêm tinh thần dũng cảm để xông pha trận mạc. Những người lính sẵn sàng hy sinh là vì họ biết sau lưng họ có Tổ quốc, nhân dân, quê hương của mình, có một ngày mai tươi đẹp hơn sau những hy sinh, mất mát.

     Trở lại với bài thơ "Dáng đứng Việt Nam". Khổ thứ hai diễn tả cụ thể hơn những diễn biến của trận đánh mà người chiến sĩ đã hy sinh anh dũng

Chợt thấy Anh, giặc hốt hoảng xin hàng

Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn

Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm

Vẫn đứng đàng hoàng nổ súng tiến công

    Bài thơ mang đậm phong cách sử thi anh hùng ca cách mạng, thể hiện sự dũng cảm vô song của người chiến sĩ. Viết về cái chết, viết về sự hy sinh, mất mát, viết về nỗi đau nhưng bài thơ không hề bi lụy, cũng không hề lên gân. Tất cả đều nhường cho cảm hứng anh hùng ca, trang trọng và kiêu hùng, bất khuất. Bài thơ là bài ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

 

Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

   Anh ngã xuống, nhưng cái chết của anh, sự hy sinh anh dũng tuyệt vời của anh cũng khiến cho đối phương kính cẩn và khiếp sợ. Đó chính là  một phần ý nghĩa của sự hy sinh trong những trận đánh sinh tử khi mà người lính biết rằng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao, kể cả phải hy sinh mạng sống của mình.

    

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng - đứng - Việt - Nam tạc vào thế kỷ:

   Người chiến sĩ trước khi lên đường, vì nhiệm vụ bí mật và cao cả chẳng để lai điều gì riêng tư, kể cả tên và địa chỉ, chỉ để lại dáng đứng Việt Nam, hình tượng đẹp nhất của người lính cho quê hương đất nước.

 

Anh là chiến sỹ Giải phóng quân.

 

Tên Anh đã thành tên đất nước

Ôi anh Giải phóng quân!

Từ dáng đứng của Anh giữa đường băng Tân Sơn Nhứt

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

   Bài thơ đã trở thành một tác phẩm vừa cụ thể lại vừa khái quát, giàu xúc cảm và lay động người đọc, được đưa vào sách giáo khoa, giảng dạy trong nhà trường phổ thông từ nhiều năm nay. Một bài thơ hay về liệt sĩ của một nhà thơ áo lính cũng đã hy sinh anh dũng.

(Một đoạn thể hiện bài thơ cuối bài viết này)

 

Đọc thơ Dáng đứng Việt Nam - YouTube

www.youtube.com › watch

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 22/07/2022 13:06 Lê Vĩnh Nhiên 22/07/2022 16:26

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà