Thơ pt 7/8
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thơ pt 7/8 Ptv dẫn: -Thưa quý vị và các bạn! Mùa hạ vẫn còn ở thời tiết, dù đã có mưa kéo dài, nhưng theo sự chia mùa thì mùa thu đã đến. Một bài thơ hay về nó là "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu, chúng ta cùng nghe viết sau của Xuân Dũng. Nhưng trước nghi nghe bài viết chúng ta cùng thưởng thức việc diễn ngâm bài thơ này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi (ngâm thơ trên mạng) ĐÂY MÙA THU TỚI (Thơ: Xuân Diệu) | Diễn Ngâm: Dương Hùng -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đến với bài thơ hay, ct này do Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt. -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay".Trong ct này, hướng đến mùa thu, một trong tứ thời tạo nhiều cảm hứng thi ca, chúng ta sẽ đến với tác phẩm tiêu biểu là mang tên "Đây mùa thu tới " Xuân Diệu . Nội dung này sẽ được phát sóng vào ngày CN 7/8, lúc 11g 20 và 16g50 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Hà biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe.

 

       XUÂN DIỆU VỚI BÀI THƠ "ĐÂY MÙA THU THU TỚI"

                                                                 (Xuân Dũng)

   Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2-2-1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Định cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Xuân Diệu sau ra Hà Nội học, 1938-1940 ông và Huy Cận ở gác 40 Hàng Than. Ông tốt nghiệp kỹ sư canh nông năm 1943. Ông mất ngày 18-12-1985.

Xuân Diệu viết nhiều, có khoảng 450 bài thơ, nhưng một số lớn chưa được xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu gồm các tập thơ Thơ thơ(1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca(1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là “vườn mơn trớn”, ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi hương cho gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.

Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một tôn chỉ: sống để yêu và phụng sự cho tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc hăm hở làm thơ tình! Xuân Diệu ví mình như một con chim bay hay hát: “Tôi réo rắt, chẳng qua Trời bắt vậy”.

   Bài thơ "Đây mùa thu tới" đã được đưa vào SGK Ngữ Văn lớp 11 giai đoạn 1990-2006.  Mở đầu bài thơ là khung cảnh bắt đầu của mùa thu miền Bắc  nước ta.

   Chúng ta đã biết có nhiều áng thơ về thu đã trở thành cổ điển như bộ ba bài thơ mùa thu : Thu ẩm, Thu điếu và Thu vịnh của Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến. Kiêu thất ngôn bát cú:

   Ao thu lạnh lẽo nướ trong veo

   Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

   Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

   Hay "Hai sắc hoa Ti gôn" của T.T.KH :

   Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ

   Chiều thu hoa đỏ rụng chiểu thu

   Gió về lạnh lẽo chân mây vắng

  Người ấy sang sông đứng ngóng đò

  Trở lại với bài thơ Xuân Diệu mở đầu bằng cách miêu tả phong cảnh như thường thấy trong thơ truyền thống:

 

   Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.

   Liễu rũ, khi mùa thu bắt đầu với lá vàng, một đặc trưng gắn liền với thời tiết mùa thu. Tác giả như reo lên báo hiệu: đây mùa thu tới, mùa thu tới. Những hân hoan, rạo rực khi đất trời nhè nhẹ chuyển sang thu. Những thay đổi trong tiết giao mùa đã được nhà thơ nắm bắt và thể hiện một cách tinh tế, chọn lọc bằng cảm quan của một nhà thơ tình tài hoa trong phong trào Thơ Mới. Hình ảnh dường như mang tính cổ điển nhưng qua cảm nhận và bút pháp của nhà thơ vẫn có được hơi thở mới xốn xang và rạo rực.

   Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

   Và dấu hiệu của màu thu vẫn là những đổi thay của thiên nhiên, ngoại cảnh cho dù rất nhỏ vẫn được nhà thơ tinh tế trong cảm nhận và tái hiện, khám phá. Thơ là chi tiết, câu nói này quả không sai khi chúng ta tiếp cận bài thơ này. Những chi tiết cành lá, hoa được miêu tả một cách chọn lọc bằng một cảm thụ tinh tường trong con mắt thi nhân:

   Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...

   Chất trữ tình, lãng mạn thấm đẫm trong từng câu chữ. Mùa thu không chỉ đến từ đất trời, cây cỏ mà còn báo hiệu từ cảm nhận thời tiết: đã nghe rét mướt luồn trong gió.., một cách nói ấn tượng và mới lạ. Rồi những chuyến đò cũng thưa vắng người đi. Thu đây là thu của Bắc Bộ, lá vàng rơi, nắng hanh hao nhưng cũng bắt đầu chớm đông, bắt đầu cảm nhận những luồng gió giao mùa chuẩn bị tạm biệt mùa thu để đón một mùa đông lạnh giá. Tất cả những giao mùa của thiên nhiên đất trơi, cả những cảm giác run rẩy trước thời tiết hay của chính nỗi lòng đều không thể lọt qua lăng kính quan sát và cảm nhận của nhà thơ.

    Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.

   Một bài thơ thất ngôn có những nét tươ mới, rạo rực rất riêng của Xuân Diệu nhưng vẫn còn giữ nét cổ điển trong thơ truyền thống. Hãy so sánh với bài thơ "Tiếng thu" của Lưu Trọng Lư, tuy vẫn có vẻ nền nếp trong thể thơ ngũ ngôn nhưng đã có nhiều nét ảnh hưởng phương Tây:

   Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phụ
Trong lòng người cô phụ.


Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.

   Một mùa thu xưa đẹp, buồn có nhiều day dứt đã hiện lên trong thơ Xuân Diệu. Cùng với "Tiếng Thu" của Lưu Trọng Lư và nhiều nhà thơ mới, bài "Đây mùa thu tới" của Xuân Diệu đã là một bài thơ hay, với nhiều phong vị riêng, còn lại với thời gian.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 31/07/2022 22:29 Lê Vĩnh Nhiên 01/08/2022 08:45

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà