Thơ pt 2/10
Danh mục
Đến với Bài thơ hay
NỘI DUNG
Lời dẫn : • THƠ 2/10 -Đến với bài thơ hay (pt): đón nghe ptv đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Đến với bài thơ hay". Trong ct này, chúng tôi muốn giới thiệu một bài thơ hay về quê hương, ct được phát sóng vào ngày CN : 2/10, vào lúc 11g 20 và 16g50 , ct này do pv Xuân Dũng thực hiện, Việt Hà biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Trong ct tuần này, chúng ta cùng cảm nhận một bài thơ hay của nhà thơ Giang Nam, bài của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn theo dõi. *Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đến với bài thơ hay, ct do Việt Thanh bt, với sự tham gia của...thân ái chào tạm biệt. •
  • BÀI THƠ "QUÊ HƯƠNG" CỦA GIANG NAM.
  •                                                                                                  (Xuân Dũng)
  • Trong gia tài thơ của nhà thơ Giang Nam thì bài thơ "Quê hương" là nổi tiếng nhất của ông, được đưa vào sách giáo khoa giảng dạy, được nhiều thế hệ học sinh nhớ đến.
  • Bài thơ bắt đầu bằng những hồi ức về tuổi thơ khi nhận diện lại gương mặt và hồn vía quê hương. Đó là một quê hương của nông thôn, của tuổi thơ hồn nhiên không ai không nhớ, đó là quê hương của những kỷ niệm, những câu chuyện cụ thể, thậm chí nhỏ nhoi, vặt vãnh nhưng đã thành ký ức sâu xa, không thể phai mờ, không thể lãng quên.
  • Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
    “Ai bảo chăn trâu là khổ?”
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
    Những ngày trốn học
    Đuổi bướm cầu ao
    Mẹ bắt được...
    Chưa đánh roi nào đã khóc!
    Có cô bé nhà bên
    Nhìn tôi cười khúc khích...
  • Quê hương trong nỗi nhớ của nhà thơ là những ngày thơ bé, là chăn trâu cắt cỏ, là mơ mộng theo cánh bướm bờ ao, là những ngày trốn học, một tuổi thơ và một quê hương thân thuộc với những ai từng gắn bó với làng quê đất Việt. Quê hương trở nên gần gụi, thân thương cũng bởi những trò tinh nghịch, những trò chơi tuổi nhỏ, hay là những câu đồng dao, những câu hát mang nặng tình cố hương da diết, những kỷ niệm có thể vu vơ nhưng nhớ nhung thì tưởng chừng không dứt, vô cùng vô tận... Và rồi quê hương đã đổi thay sau một sự kiện như long trời lở đất:

    Cách mạng bùng lên
    Rồi kháng chiến trường kỳ
    Quê tôi đầy bóng giặc
    Từ biệt mẹ tôi đi
    Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
    Cũng vào du kích
    Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
    Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
    Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
    Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại...
    Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi...
    Người con trai, nhân vật tự sự trong bài thơ sau ngày cách mạng thành công, đã đầu quân vào bộ đội tham gia kháng chiến trường kỳ, còn cô bé ngày xưa nay cũng vào du kích tham gia một cuộc chiến tranh nhân dân, trường kỳ, toàn dân và toàn diện. Quê hương không còn yên bình khi bóng quân xâm lước hắc ám vẫn đè nặng lên xóm làng yêu dấu. Tất cả mọi người dân Việt đều đứng lên vì một chân lý thời đại : Không có gì quý hơn độc lập, tự do!
    Hoà bình tôi trở về đây
    Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
    Lại gặp em
    Thẹn thùng nép sau cánh cửa...
    Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
    Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
    Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
    Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...
  • Và câu chuyện tình trong sáng ngày gặp lại diễn ra tự nhiên như những mối tình tuyệt vời ở nông thôn trong những tháng năm kháng chiến. Tất cả là tiếp tục chiến đấu cho ngày thắng lợi cuối cùng, khi việc nước đã xong thì tình riêng mới tính. Và đó là thời gian đợi chờ ngày đoàn viên của lứa đôi trong tình đoàn viên lớn lao của nước non. Những mối tình kháng chiến như thế luôn rạng ngời gương mặt quê hương và tuyệt đẹp như sông nước quê nhà, như giếng nước đầu làng soi bóng làng quê, soi cả nỗi nhớ của trai gái xóm thôn hân hoan trong mối tình chân chất mà son sắt, thủy chung. Nhưng có ai ngờ...

    Hôm nay nhận được tin em
    Không tin được dù đó là sự thật
    Giặc bắn em rồi quăng mất xác
    Chỉ vì em là du kích, em ơi!
    Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
  • Tin dữ bất ngờ khiến người lính từng trải qua những đau thương, mất mát trong chiến trận đã không kìm nén nỗi xót xa khôn cùng trước chuyện người con gái hy sinh. Ước hẹn đoàn viên không trở thành hiện thực, tình duyên lỡ làng, thật là một nỗi đau không thể nào tả xiết.

    Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
    Có những ngày trốn học bị đòn roi...
    Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
    Có một phần xương thịt của em tôi.

    Khổ cuối bài thơ thấm thía nỗi buồn đau mất mát, và thêm một định nghĩa về quê hương sau sự hy sinh oanh liệt của người nữ du kích. Xưa quê hương được hiểu, được định nghĩa theo cách của tuổi thơ hồn nhiên, vô tư gắn liền với chim, với bướm; nay quê hương đã khác, vì cùng với sự từng trải của con người sau những lớn khôn và cả những mất mát, đau thương đã lặn sâu vào đất đai, vào quê nhà trên từng bước chân, trên từng nỗi nhớ, thấm đẫm tình người, tình yêu đôi lứa, chuyện chung và cả tình riêng. Tất cả như nén chặt vào tình yêu quê hương của những trải nghiệm qua chiến chinh tàn khốc, qua những tình cảm bao trùm lên quê hương. Vì vậy,  bài thơ như nỗi nhớ tiếc ngân dài để lại bao dư âm trong lòng người đọc.

(Que Huong . Giang Nam . Vu Kim Dung ngâm thơ)

                               

 

Chú thích duyệt

Quá đơn giản. Chú ý dàn dựng

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 27/09/2022 12:11 Lê Vĩnh Nhiên 28/09/2022 16:32

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà