âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

  QRTV giới thiệu

Kính thưa quý vị, bên cạnh những sáng tác nghệ thuật về tình yêu quê hương đất nước, thì các nhạc sĩ chuyên và không chuyên của Quảng Trị cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những bản tình ca rất hay về tình yêu lứa đôi. Đó cũng là hơi thở của cuộc sống, những rung động con tim trẻ trung, thanh xuân của tất cả chúng ta đều phải trải qua trong cuộc đời.

Kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16 h 30 ngày chủ nhật 30/10 và 9h 30 ngày thứ năm 3/11/2022.

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                     ( 30/10/2022)- Chủ đề “……….               

                                         Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16h 30 ngày thứ chủ nhật hàng tuần.

Chương trình âm nhạc và đời sống trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, ngoài việc giới thiệu về câu chuyện âm nhạc với những khám phá thú vị về các ca khúc đi qua năm tháng, chúng tôi sẽ dành thời lượng giới thiệu đến quý thính giả những ca khúc hay, những sáng tác mới của các nhạc sĩ chuyên và không chuyên, cũng như giới thiệu  âm nhạc sôi động đang hiện hữu trong đời sống tại Quảng Trị.

Kính thưa quý vị, Trong Chương trình hôm nay, trong mục “Tác giả tác phẩm” chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị ca khúc “ Kỷ niệm đánh rơi” của tác giả Trương Thị Hằng Nga. Phần cuối chương trình là tiểu mục “ Câu chuyện âm nhạc” giới thiệu về tác giả Nguyễn Hữu Tranh người Quảng Trị với ca khúc “ Miền Trung bão Lũ”.

              Xướng, nhạc Tiểu mục " Thanh âm của yêu thương”

Kỷ thuật viên phát đàn Nhị, Minh Nguyệt thể hiện

Kỷ thuật cho chèn tiếng nhạc đàn vào giọng MC ( Bài nhạc Đàn nhị Tây Vương nữ”

Kính thưa quý vị, quý vị vừa nghe Nghệ sĩ -Giảng viên Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế Minh Nguyệt biểu diễn độc tấu tác phẩm “ Ước gì” của Nhạc sĩ Võ Thiện Thanhvới nhạc cụ Đàn nhị

Thưa quý vị và các bạn, Đàn nhị hay đàn cò là nhạc cụ thuộc bộ dây, vì cấu tạo đặc trưng có 2 dây nên gọi là đàn Nhị. Đàn xuất hiện ở Việt Nam khoảng thế kỷ 10. Ngoài người Kinh, nhiều người dân tộc thiểu số Việt Nam cũng sử dụng rộng rãi nhạc cụ này như TàyNùngTháiMườngDaoGiấyH’MôngKhmer v.v.. Đàn nhị còn có những tên gọi khác nhau như đàn líu theo cách gọi của người Kinh. Người Mường thị gọi là Cò Ke và người miền Nam gọi bằng một cái tên dân dã là Đàn Cò.

Mỗi một dân tộc kể trên lại làm cho đàn nhị của riêng mình có chút khác biệt trong cấu tạo. Nhưng nhìn chung, đàn nhị phổ biến nhất với cấu tạo như sau:

Ống nhị (bát nhị): Là một bầu cộng hưởng nhằm khuếch đại âm thanh của đàn. Ống nhị có hình dạng giống như một bông hoa rau muống. Một đầu được bịt bằng da rắn hay da kỳ đà, còn đầu kia thì xòe ra như hoa rau muống đang nở và không bịt gì. Ống nhị thường làm bằng gỗ cứng, dài 13,8 cm.

Cần nhị (cán nhị): Đây cũng chính là bộ phận làm nên tên gọi gần gũi Đàn Cò vì nó có dáng thẳng, đến gần đầu cán thì uốn mềm mại như ngã về phía ngược hướng với ống nhị, trong bóng dáng uyển chuyển như cổ một chú cò lã. Cần nhị sẽ được cắm xuyên qua ống nhị, dài khoảng 75,5 cm.

Trục dây: Có hai trục nhị, gắn xuyên qua cần nhị và nằm cùng hướng với ống nhị. Vặn trục làm dây căng hay chùn mà cho ra âm thanh cao hay trầm.

Dây nhị: Chính là hai dây đàn, thường làm bằng tơ, nilông hoặc kim loại. Dây bằng kim loại cho ra âm thanh rõ ràng nhưng dây tơ và dây nilong lại cho ra âm thanh mềm mại, dịu dàng hơn. Trong hai dây đàn, có một dây nhỏ (nằm ngoài) và một dây lớn (nằm trong).

Cử nhị (hay Khuyết nhị, cái suốt): là một vòng bằng đồng hoặc bằng tơ, đặt giữ cần đàn, có thể trượt lên xuống. Hai dây đàn sẽ xuyên qua vòng này trước khi buộc vào ngựa đàn trên bát nhị. Hai dây đàn không chạy song song, thẳng từ trục nhị tới ngựa đàn mà sẽ bị cử nhị này bóp lại gần sát nhau. Bạn tưởng tượng như hai sợi chỉ song song mà bạn dùng tay bóp lại ngay giữa cho hai dây gần nhau. Mục đích để thay đổi cao độ của dây đàn. Cửa đàn càng kéo lên phía đầu cần nhị, thì âm thanh càng trầm và ngược lại, càng kéo về phía bát nhị âm thanh càng cao.

Cung vĩ: Nhìn như một cái cung của các vận động viên bắn cung. Phần cứng uốn cong làm từ tre, gỗ. Phần dây dùng để cọ xát với dây đàn tạo ra âm thanh làm bằng tơ, lông đuôi ngựa. Vì hai dây đàn khá sát sau nên phải luồn cung vĩ vào giữa hai dây đàn. Tức là không thể tách rời cung vĩ và đàn (trừ khi bạn phải tháo ráp các bộ phận). Như vậy, có 2 bộ phận làm thay đổi cao độ của tiếng đàn cò là trục dây và cử nhị.

Hầu như là không có loại hình âm nhạc dân tộc, âm nhạc cổ truyền nào mà không có mặt của đàn nhị. Từ Phường Bát âm đến Nhã nhạc cung đình Huế, từ tuồng, chèo đến cải lương, vọng cổ. Đàn nhị đều góp phần của mình dưới nhiều hình thực độc tấu, song tấu, hòa tấu.

Nhị Cầm ai kéo trong đêm

Du dương da diết dịu êm tâm hồn

Lòng khấp khởi thoáng bồn chồn

Tâm tư ký ức gọi hồn về đây

Chính sự mượt mà của đàn nhị đã tạo ra cho đàn cò vị thế quan trọng như vậy. Các nhạc cụ khác tuy có âm sắc hay đặc trưng nhưng đa số đều cho ra âm thanh rất gãy gọn, không liền mạch. Chính sự uyển chuyển của đàn cò như một chất keo giúp các nhạc cụ như hòa quyện, kết nối với nhau. Gần như chỉ có đàn bầu có thể làm được điều này tương tự đàn nhị nhưng tính kết nối vẫn không bằng. Và chính điều đó đã tạo nên những thanh âm đi qua năm tháng, qua bao đời người và hun đúc trong đời sống tinh thần văn hóa bản sắc Việt Nam

Kéo dài thêm một đoạn nhạc

   Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

(  Kỷ thuật viên trích một đoạn bài hát “  Kỷ niệm đánh rơi” Trương Hằng Nga, ca sỹ Xuân Huyên thể hiện)

(  Kỷ thuật viên trích lại bài hát )

MC: Thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa nghe một tình ca có tên là “ Kỷ niệm đánh rơi” ca khúc của tác giả Trương Hằng Nga qua sự thể hiện của Nghệ sĩ ưu tú Xuân Huyên.

Trương Hằng Nga là một nhạc sỹ trẻ không chuyên, hiện đang là giáo viên tại trường Tiểu học& THCS xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tốt nghiệp Cao đẳng môn Tiếng Anh vào năm 1989. Cô đã có nhiều năm dạy ở các vùng núi, vùng sâu của tỉnh Quảng Trị.

Lớn lên tại Đông Hà, quê cha tại miền biển Gio Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Vốn thích âm nhạc từ nhỏ, niềm đam mê này luôn theo đuổi cô trong sự nghiệp trồng người, tuy nhiên do những điều kiện khách quan nên mãi để đến năm 1998, cô có sáng tác đầu tay của mình có tên là “ Quảng Trị một tình yêu”. Từ đó cho đến nay cô đã có trên 10 ca khúc, có những ca khúc được bạn bè đồng nghiệp yêu thích. Trong cuộc thi viết về quê hương Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị năm 2020, cô và nhạc sỹ Lê Trọng Lập đồng ca khúc “ Cam Lộ ngày về”, cô viết phần lời, ca khúc đạt giải C cuộc thi.

Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị của trao đổi trò chuyện của Biên tập viên Chương trình với nhạc sĩ Xuân Vũ xung quanh ca khúc này. Mời quý vị quan tâm theo dõi.

                   PHỎNG VẤN BÀI KỶ NIỆM ĐÁNH RƠI

1/ Chào cô Trương Hằng Nga, rất vui lại được có cuộc trò chuyện với cô về câu chuyện âm nhạc

THN: Chào

2/ Vâng, chúng ta vừa nghe một sáng tác rất ấn tượng của cô có tên là “ Kỷ niệm đánh rơi”, được biết đây là sáng tác mới của cô, vậy cảm xúc của cô ở cung bậc nào khi tạo nêm cảm hứng để sáng tác ca khúc này ạ

THN: 

3/ Chuyện tình yêu luôn là câu chuyện muôn năm cũ. Ai trong ký ức của mình cũng lưu lại những kỷ niệm đẹp về một câu chuyện tình yêu. Trong toàn bộ ca khúc cô thấy trường đoạn nào có giai điệu và ca từ mà cô thích nhất

THN

4/ Đây là một bài hát về một câu chuyện tình yêu, tuy nhiên không thấy sự bi luỵ tiếc nuối. Có lẽ bởi giai điệu. Cô cảm nhận về âm điệu sao khi sáng tác và phối khí bài này.

THN:

5/ Xin cảm ơn cô đã nhận lời mời tham gia cuộc trò chuyện. Chúc cô tiếp tục có những sáng tác thật hay được công chúng mến mộ

THN:

PHÁT LẠI BÀI HÁT

 Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

Kỹ thuật Kỷ thuật viên phát bài hát “ Thương lắm miền trung ơi” Phương Anh thể hiện)

MC: Kính thưa quý vị, quý vị vừa nghe Ca sĩ Phương Anh thể hiện ca khúc “ Thương lắm miền Trung ơi”- một sáng tác rất da diết của tác giả Nguyễn Hữu Tranh. Sinh ra và lớn lên tại khúc ruột miền Trung, khi đi học và lập nghiệp nơi xứ người, nghe tin bão lũ quê nhà, chàng trai Nguyễn Hữu Tranh đã gom hết nỗi niềm vào ca khúc này, với mong muốn kêu gọi mọi người cùng hướng về với khúc ruột miền Trung đang phải hứng chịu nhiều đau thương, mất mát vì lũ lụt.

Hữu Tranh tốt nghiệp Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật và du lịch Sài Gòn, hiện là ca sĩ tự do tại TP.HCM. Trước những mất mát của đồng bào miền Trung những ngày qua, Tranh đã cho "ra lò" ca khúc về nỗi niềm người con xa xứ mỗi lần nghe tin bão dữ nơi quê nhà. Ca khúc này Hữu Tranh sáng tác cách đây 4 năm, khi còn là chàng sinh viên vừa xa quê vào thành phố nhập học.

“Mình viết ca khúc này trong hoàn cảnh miền Trung đang bão lũ cách đây 4 năm, và đó chính là quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên. Lần đó khi nhận cuộc gọi từ quê nhà ở Quảng Nam gọi vào báo tin là nước lũ đang dâng cao và cả khu vực miền Trung đang chìm trong biển nước kèm với bão lớn. Ngay tức thì không kiềm được cảm xúc, mình đã viết nên ca khúc này”, Hữu Tranh cho biết.

Hữu Tranh chia sẻ thêm: “Ngày ấy còn là sinh viên nên chưa đủ kiến thức khúc này phần nào làm dịu đi nỗi đau thương của người dân miền Trung và kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ người dân vượt qua hoạn nạn này”.để làm thành một bản nhạc hoàn chỉnh. Sau 4 năm, miền Trung lại tiếp tục hứng chịu cơn bão lớn kéo theo lũ. Cảm thấy mình chưa giúp được gì, chỉ mong ca khúc này phần nào làm dịu đi nỗi đau thương của người dân miền Trung và kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ người dân vượt qua hoạn nạn này”.

Thưa quý vị, những cơn mưa cuối thu ở miền Trung nói chung và Quảng Trị nói riêng bao giờ cũng kèm theo một nỗi lo âu trước những biến động khó lường của thời tiết. Đó là những cơn bão ngoài khơi xa kèm theo lũ lụt dập vùi mảnh đất nắng lắm mưa nhiều. Có lẽ vậy nên trong những sáng tác của mình thì các nhạc sỹ đã dành những tình cảm yêu thương của mình đến với Miền Trung.

( Kỷ thuật phát lại một đoạn bài hát)

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 24/10/2022 16:11 Lê Vĩnh Nhiên 24/10/2022 16:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà