âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

QRTV giới thiệu

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay.

Kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16 h 30 ngày chủ nhật 6/11/2022.

                  

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                   (6/11/2022)- Chủ đề “Nhạc sĩ Lê Phương Bắc- Dòng song tuổi mẹ”            

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16h 30 ngày thứ chủ nhật hàng tuần.

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay.

Chương trình âm nhạc và đời sống trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị sẽ dành thời lượng giới thiệu đến quý thính giả những ca khúc hay, những sáng tác mới của các nhạc sĩ chuyên và không chuyên, cũng như giới thiệu đời sống âm nhạc sôi động đang hiện hữu trong đời sống tại Quảng Trị.

Trong Chương trình hôm nay, ở phần đầu chương trình, những giai điệu sáo trúc du dương sẽ đưa ta đến những miền quê của Quảng Trị qua giai điệu những nhạc cụ dân tộc. Trong mục “ Tác giả tác phẩm” chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị ca khúc “ Dòng sông tuổi mẹ” của nhạc sĩ Lê Phương Bắc. Phần cuối chương trình là tiểu mục “ Câu chuyện âm nhạc” giới thiệu về nhạc sĩ Lý Liêm với ca khúc nổi tiếng “ Mưa bóng bóng” cùng giọng ca người Hải Lăng, Quảng Trị, ca sĩ Quang Linh.

              Xướng, nhạc Tiểu mục " Thanh âm của yêu thương”

Kỷ thuật viên phát bài ngâm thơ đàn nguyệt

MC: kính thưa quý vị và các bạn; quý vị và các bạn vừa nghe nghệ sĩ người Quảng Trị Trương Minh Dự đàn nguyệt phối cho giọng ngâm của thi sĩ Nguyễn Đức hiện đang ở tại phương Đông Lễ - Thành phố Đông Hà, một trích đoạn trong bài thơ Sông Thiêng của anh.

Thưa quý vị.  Đàn nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt, xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt. Đàn nguyệt có hai dây, thuộc bộ dây chi gảy của dân tộc Việt. Ngoài tên gọi đàn nguyệt còn có các tên gọi khác là đàn kìm, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm. Tên gọi đàn nguyệt do có mặt đàn hình tròn như mặt trăng.

Đặc điểm của đàn nguyệt là có cái cần dài và những phím cao nên nghệ nhân với thể tạo ra những âm thanh mềm mại, uyển chuyển lòng người nghe bằng tiếng đàn khi trong, lúc sôi nổi hoặc thủ thỉ trầm lắng. Màu âm đàn tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong thể hiện cảm súc âm nhạc. Vì vậy, đàn nguyệt thường không thiếu vắng trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, các buổi tang lễ, các cuộc hoà tấu thính phòng mang chức năng như đệm nhạc bài hát, ca trù, hát chầu vănca Huế, đờn ca tài tử, cải lương, hoà tấu hoặc độc tấu.

– Bầu vang đàn nguyệt: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.

– Cần đàn nguyệt (hay dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím). Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.

– Đầu đàn nguyệt: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.

– Dây đàn nguyệt: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). đúng.

Miền Bắc Ðàn Nguyệt được sử dụng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn, ở miền Trung Ðàn Nguyệt gắn bó với Ca Huế và ở miền Nam Ðàn Nguyệt thường gọi là Ðàn Kìm sử dụng trong các dàn nhạc Tài Tử và Cải Lương. Ðàn Nguyệt còn tham gia nhiều Dàn nhạc Dân tộc khác như Dàn nhạc Bát âm, Dàn nhạc Lễ… khi đệm cho Hát Chầu Văn chỉ cần một cây Ðàn Nguyệt cùng với hai nhạc khí gõ…

Với tính đa dạng như vậy nên cây dàn nguyệt luôn có vị trí nhất định trong đời sống âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc dân gian, nhiều khi rất dung dị để đệm phối thơ ngâm như quý vị vừa nghe.

     Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

KỶ THUẬT PHÁT BÀI HÁT DÒNG SÔNG TUỔI MẸ- CA SĨ PHƯƠNG THẢO THỂ HIỆN

Mc: Kính thưa quý vị và các bạn, quý vị và các bạn vừa nghe ca khúc có tựa đề “ Dòng sông tuổi mẹ” của nhạc sĩ Quảng Trị: Lê Phương Bắc, qua sự thể hiện của nghệ sĩ ưu tú Lê Phương Bắc.

Xin giới thiệu nhạc sĩ Lê Phương Bắc hiện đang sinh sống và công tác tại Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Anh là Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị. Anh đã có những sáng tác hay và tham gia đạt các giải tại các hội thi sáng tác của tỉnh của ngành Trung ương và địa phương, như KHÚC RU MÙA, Thành cổ ngày trở về, Biển, Vang mãi bài ca Quảng Trị. Và Dòng sông tuổi mẹ Khúc ru mùa mà quý vị vừa nghe. Trong chương trình hôm nay, Biên tập viên chương trình có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Lê Phương Bắc xung quanh ca khúc này, mời quý vị quan tâm đón nghe

( băng phỏng vấn của Việt Hà với Phương Bắc). Kỷ thuật trích một đoạn bài hát vào giữa cuộc hội thoại

KỶ THUẬT PHÁT BÀI HÁT

           Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

( Kỷ thuật trích bài “ Mưa bong bóng” Quang Linh hát

(Kỷ thuật lưu ý chèn ghép nhạc nhẹ nhàng với giọng đọc 2 PTV)

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa nghe nam ca sỹ Quang Linh vừa thể hiện ca khúc “ Mưa bong bóng”- Một sáng tác của nhạc sỹ Lý Dũng Liêm. Chúng tôi xin được nói thêm là ca sĩ Quang Linh (tên đầy đủ: Lê Quang Linh, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1965 tại Hải Lăng, Quảng Trị) là một ca sĩ chuyên hát về dòng nhạc dân ca, đặc biệt là dòng nhạc Huế. Ngoài ra, anh còn hát nhạc trẻ cũng như nhạc đương đại.

Vậy  nhạc sĩ Lý Dũng Liêm là ai. Ông Là hội viên Hội Âm nhạc Việt Nam, có nhiều bài hát quen thuộc với người yêu nhạc cả nước, như: “Mưa bong bóng”, “Hoa tím lục bình”, “Chỉ còn nỗi nhớ”...Ở Kiên Giang, mọi người gọi anh một cách thân mật: Lý Liêm. Ấy là bởi anh - nhạc sĩ Lý Dũng Liêm, cũng như những bài hát của anh, mộc mạc, chân tình, thấm đẫm dân ca Nam bộ, luôn đem đến cho người nghe những suy tư và nhiều cảm xúc, đôi khi đến nao lòng.

MC: Vâng, Lý Dũng Liêm đã sáng tác được trên 100 bài hát, nhiều bài được trao giải, được người nghe yêu thích như “Đất biển Kiên Giang”, ‘Trăng xưa kỷ niệm”, “Bên cầu nhớ mong”... nhưng bài hát được nhiều người thích nhất có lẽ vẫn là bài “Mưa bong bóng”.

Bài hát như một câu chuyện, có mở đầu bằng những giọt “mưa trên đường phố” đã “vô tình” làm “ướt áo ai” và như sắp đặt để “chúng mình quen nhau”. Và tất nhiên không thể thiếu đó là “Dáng em buồn” trong một chiều rơi đầy những giọt mưa bong bóng. Lại còn có rất nhiều kỷ niệm để nhớ, để mà trách, mà hờn:

“Em đi có nhớ mưa nào năm xưa

Phải chi hôm ấy đừng mưa

Phải chi hôm ấy đừng đưa nhau về”.

MC: Vâng, Nói đến Lý Dũng Liêm người ta nhớ ngay đến “Mưa bong bóng”. Bài hát đã được nhiều hãng phim video, các hãng đĩa CD, VCD và karaoke dàn dựng, thu âm và đã trở nên quen thuộc trong lòng khán thính giả yêu nhạc. Nhưng thích thú nhất, xúc động nhất vẫn là khi được nghe chính nhạc sĩ thể hiện ca khúc này bằng giọng nam trầm dù không hay lắm.

Cũng như nhiều bài hát khác của Lý Dũng Liêm, “Mưa bong bóng” không cầu kỳ trong tiết tấu, không lắt léo trong ca từ, nhưng nhờ thấm đẫm chất ca dao, dân ca mỗi lời thốt ra, mỗi hình ảnh hiện lên lại khiến người nghe nao lòng, nhất là những đôi lứa yêu nhưng lại không trọn vẹn, thương mà rồi “đường tình không chung lối”.

MC: Lý Dũng Liêm cho biết, bài hát này anh phỏng theo bài thơ của Nhật Kiên Hà. Đến nay anh không thể nhớ hết đã có bao nhiêu ca sĩ nổi tiếng thể hiện, nhưng Quang LInh là một trong những người hát hay mà anh thích. Anh lại bảo, thường ngày có rất nhiều người, nhất là các cô gái gọi điện hỏi anh “ai là cô gái của anh trong mưa bong bóng” và rằng không chỉ “Mưa bong bóng” mà sao anh viết nhiều ca khúc buồn vậy? Ai rồi ra cũng có những giọt mưa bong bóng trong đời.

 Các ca khúc của anh dù có mênh mang buồn nhưng bao giờ ở đó cũng chứa đầy sự vị tha, lòng trắc ẩn và tất nhiên là sự hy sinh vì người mình yêu. Nhiều ca khúc của anh đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người nghe. Trong bầu trời âm nhạc Việt Nam, cái tên Lý Dũng Liêm đã có được một vị trí nhất định và không lẫn với bất kỳ ai.

 ( Kỷ thuật trích bài “ Mưa bong bóng” Quang Linh hát lồng vào đoạn đọc gần cuối và hết)

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 03/11/2022 09:56 Lê Vĩnh Nhiên 03/11/2022 15:16
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà