âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

   QRTV giới thiệu

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay.

Kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16 h 30 ngày chủ nhật 11/11/2022.

                  

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                   (11/11/2022)- Chủ đề “Nghệ sĩ Ngọc Long và giao diệu đàn bầu”            

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16h 30 ngày thứ chủ nhật hàng tuần.

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay.

Trong Chương trình hôm nay, Trong mục “ Tác giả tác phẩm” chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị Nghệ sĩ Đàn bầu Quảng Trị: Ngọc Long> Tuy tuổi còn trẻ nhưng với sự đam mê của mình với âm nhạc cổ truyền của dân tộc Việt nam. đã đưa những thanh âm đàn bầu đến với công chúng.

              Xướng, nhạc Tiểu mục " Thanh âm của yêu thương”

Kỷ thuật viên phát đàn thập lục,

Kỷ thuật cho chèn tiếng nhạc đàn thập lục vào giọng đọc MC

Kính thưa quý vị, quý vị vừa nghe Nghệ sĩ -Giảng viên Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế Phan Thị Thu Hồng biểu diễn độc tấu tác phẩm “ Mẹ yêu ơi” với nhạc cụ Đàn Tam Thập lục

Thưa quý vị, Đàn Tam Thập Lục du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 60 qua người Trung Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn.

Sau khi du nhập vào Việt Nam đàn Tam Thập Lục trở thành nhạc khí dây, chi gõ của nhạc cụ dân gian Việt Nam. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Tuy nhiên ngày nay một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm nửa cung. Mục đích cải tiến là làm sao để dễ dàng đánh những bài nhạc có nhiều chuyển điệu. Tuy số lượng dây đã vượt quá con số 36 nhưng người ta vẫn quen gọi là đàn Tam Thập Lục. Một số người khác lại gọi nhạc cụ này Đàn Bướm vì hình dáng của nó giống hình con bướm, có người còn gọi là Dương Cầm như cách ta thường gọi Đàn Piano phương Tây.

Tuy có khả năng độc tấu, hòa tấu và đệm nhưng đàn Tam Thập Lục ít phổ biến trong cộng đồng Việt Nam, ngoại trừ một số dàn nhạc chuyên nghiệp sử dụng nhạc cụ này. Đàn Tam Thập Lục có hình thang cân, mặt đàn làm bằng gỗ mềm, hơi vồng lên ở giữa, mặt dưới phẳng. Trên mặt đàn có đặt 2 hàng cầu dây (ngựa đàn). Mỗi hàng cầu dây có từ 16 đến 18 ngựa đàn. Ngựa đàn của 2 hàng đặt so le nhau. Thành đàn làm bằng gỗ cứng. Bên phải là hàng trục dây, bên trái là hàng móc gốc dây.

Các dây đàn đều bằng kim loại nên âm thanh phát ra trong trẻo, thanh thoát, nghe giống tiếng đàn tranh khi chạy giai điệu ở âm vực cao, tuy nhiên có vẻ khô khan hơn đàn tranh. Trong những khoảng âm trầm, âm thanh có thể nhòe đi, hòa lẫn vào nhau vì nhạc cụ này không có bộ phận chặn âm. Người ta chỉnh dây của nhạc cụ này theo hệ thống gam nguyên. Nếu là loại cải tiến có dây bổ sung thì những dây đàn giữ nhiệm vụ dây nửa âm, chơi được cả những bản nhạc phương Tây có những nốt nửa cung.

Đàn Tam Thập Lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.Việc tham gia vào gia đình nhạc khí Việt Nam của đàn tam thập lục đã làm hệ thống nhạc khí nước ta phong phú hơn, có thêm âm sắc nhạc cụ mới, làm cho số lượng bài bản phát triển. Để phát huy khả năng trình diễn của cây đàn, làm cho nó trở thành thành viên của hệ nhạc khí Việt Nam, các nhạc sĩ đã nỗ lực sáng tác bài bản, sáng tạo nhiều kỹ thuật diễn tấu.

Nghệ sĩ -Giảng viên Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế Phan Thị Thu Hồng chia sẽ ( Trích Băng)

Đưa đàn tam thập lục vào hệ nhạc khí Việt nam cũng nhằm tiếp thu và phát huy những di sản âm nhạc thế giới. Nhưng đó không phải là việc làm duy nhất trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy nền âm nhạc dân tộc ngày nay. Chúng ta đã có kinh nghiệm tốt trong việc tiếp thu những di sản văn hóa thế giới và phát huy truyền thống âm nhạc dân tộc như việc cải tiến cây đàn guitar Tây Ban Nha thành cây guitar phím lõm và đưa nó vào âm nhạc Tài tử – Cải lương, đây cũng là bài học quý để chúng ta tiếp thu cây đàn tam thập lục và đưa nó vào hệ nhạc khí dân tộc Việt Nam.

     Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

KỶ THUẬT PHÁT file ĐÀN BẦU- NGỌC LONG THỂ HIỆN

Mc: Kính thưa quý vị và các bạn, quý vị và các bạn vừa nghe một giai điệu đàn bầu rất độc đáo của nghệ sĩ đàn bầu trẻ tuổi người Quảng Trị- Ngọc Long, thể hiện.

Xin giới thiệu nghệ sĩ Ngọc Long hiện đang công tác tại Đoàn Nghệ thuật Truyền thống tỉnh Quảng Trị. Anh là Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị. Đam mê với cây đàn bầu từ nhỏ, sau này theo học tại Học viện Âm nhạc Huế, anh tiếp tục chọn khoa âm nhạc cổ truyền và chuyên sâu với cây đàn bầu.

Anh đã tham gia các hội thi về biểu diễn âm nhạc cổ truyền khi đang còn sinh viên của Học viện. Tốt nghiệp Đại học anh quay về quê hương và tiếp tục đưa thanh âm đàn bầu đến với công chúng yêu âm nhạc cổ truyền.

Biên tập viên chương trình có cuộc trao đổi với nghệ sĩ Ngọc Long, mời quý vị quan tâm đón nghe

( băng phỏng vấn của Việt Hà với nghệ sĩ Ngọc Long). Kỷ thuật trích một đoạn bài hát vào giữa cuộc hội thoại

KẾT THÚC KỶ THUẬT PHÁT BÀI HÁT

           Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

          ( Kỷ thuật viên phát bài hát “ Lối cũ ta về” nhạc Thanh Tùng, ca sỹ Bằng Kiều thể hiện) 

    (Kỷ thuật lưu ý chèn ghép nhạc nhẹ nhàng với giọng đọc 2 PTV)

MC: Quý vị và các bạn vừa nghe Ca khúc “Lối cũ ta về”  qua sự thể hiện của nam ca sỹ  Bằng Kiều, đây là một trong những bản tình ca xuất sắc nhất của nhạc sĩ Thanh Tùng. Ông rời xa dương thế sáng 15-3-2016 , hưởng thọ 68 tuổi, sau 12 ngày nằm viện và gần 8 năm bị bệnh nặng. Những ca khúc từ cuối thập niên 80 thế kỷ trước của nhạc sĩ tài hoa này đã trở thành bệ phóng cho nhiều ca sĩ trẻ thời kỳ đó, như Thanh Lam, Hồng Nhung, Bằng Kiều

MC: Thưa quý vị, Nhạc sĩ Thanh Tùng sinh năm 1948 tại Nha Trang, Khánh Hòa. 1954 khiến ông theo cha mẹ ra Bắc năm 6 tuổi. Trưởng thành tại Hà Nội, thuở thanh niên, ông có dịp tu nghiệp tại Nhạc viện Bắc Triều Tiên và tốt nghiệp vào năm 1971, khi mới 23 tuổi. Ngay sau đó, Thanh Tùng được cử giữ cương vị chỉ huy dàn nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam trong vòng hơn 4 năm. Sau 1975, ông về sống tại Sài Gòn và viết ca khúc đầu tay “Cây sầu riêng trổ bông” cho vở cải lương nổi tiếng cùng tên của Nhà hát Trần Hữu Trang.

MC: Với nhiều ca khúc trẻ trung mà đề tài chính là tình yêu, ngôn từ đơn giản nhưng ẩn chứa đâu đó những nét sâu sắc. Cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 thế kỷ trước, những bài hát của ông đã trở nên “thương hiệu” cho nhiều giọng ca. Có thể kể tới “Lời tỏ tình của mùa xuân” và “Ngôi sao cô đơn” , “Giọt sương trên mí mắt”  “Mưa ngâu”, , “Em và tôi” và “Lối cũ ta về”, hay “Trái tim không ngủ

MC: Vâng, ca từ của ông trau chuốt nhưng không màu mè, giai điệu rất thanh thoát, lãng mạn”.“Tất cả mọi người đều có phút phải đối diện với nỗi cô đơn. Nhưng không có tác giả nào có thể đi nổi chặng đường một mình”, nhạc sĩ Thanh Tùng đã chia sẻ như thế sau đêm nhạc mang tên “Một mình” của ông, diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội đầu tháng 5-2008, chỉ ít ngày trước khi lâm trọng bệnh.

MC: Vâng, thưa quý vị, nhìn lại cả con đường âm nhạc của Thanh Tùng, một sự nghiệp mà như ông từng nói, “đầy ắp tình yêu, chỉ tình yêu thôi”, có thể cái đọng lại với thời gian là nét hoài niệm rất mạnh mẽ trong ca từ và nội dung các ca khúc, kể cả trong những bài hát có tiết tấu nhạc trẻ trung và hứng khởi nhất.Ký ức tình yêu chan chứa và sâu lắng ấy đã khiến ông vượt lên nhiều nhạc sĩ khác của Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Và, người yêu nhạc sẽ nhớ tới ông như người chấn hưng nhạc trẻ Việt Nam trong nước, mỗi khi “Tìm bàn chân ai trong tiếng lá rơi” lúc “Hoa tím vẫn rơi đầy sân”...

( Kỷ thuật viên phát ĐOẠN NGẮN bài hát “ Lối cũ ta về” nhạc Thanh Tùng, ca sỹ Bằng Kiều thể hiện) 

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 10/11/2022 09:30 Lê Vĩnh Nhiên 10/11/2022 10:55
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà