âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

   QRTV giới thiệu

Kính thưa quý vị. mảnh đất Quảng Trị nơi giao thoa nhiều nền văn hóa đã để lại cho chúng ta những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó không thể không nhắc đến văn hóa văn nghệ dân gian. Trong việc bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc thì vẫn có những sắc thái riêng độc đáo, giao thoa giữa các vùng miền lân cận, kể cả giữa đồng bằng và niền núi. Trong một số sáng tác của các nhạc sĩ hiện đại lại có âm hưởng của các thanh âm nhạc cụ của đồng bào Pako, Vân Kiều miền tây Quảng Trị.

Kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc vào lúc 16 h 30 ngày chủ nhật 27/11 và 9h 30 ngày thứ năm 1/12/2022.

                  

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                   (27/11/2022)- Chủ đề “Thánh thót nguyệt cầm”            

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16h 30 ngày thứ chủ nhật hàng tuần.

Kính thưa quý vị. Mảnh đất Quảng Trị nơi giao thoa nhiều nền văn hóa đã để lại cho chúng ta những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó không thể không nhắc đến văn hóa văn nghệ dân gian. Trong việc bảo lưu những nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc thì vẫn có những sắc thái riêng độc đáo, giao thoa giữa các vùng miền lân cận, kể cả giữa đồng bằng và niền núi. Trong một số sáng tác của các nhạc sĩ hiện đại lại có âm hưởng của các thanh âm nhạc cụ của đồng bào Pako, Vân Kiều miền tây Quảng Trị.

Trong Chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị những điệu hò, những thanh âm của văn hóa dân gian Quảng Trị.Trong mục “ Tác giả tác phẩm” chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị thanh âm ca khúc của Nghệ sĩ Trương Thị Hằng Nga với sáng tác mới của cô.

              Xướng, nhạc Tiểu mục " Thanh âm của yêu thương”

Kỷ thuật viên phát MỘT ĐOẠN HÒ GIÃ GẠO.

Kính thưa quý vị và các bạn vừa nghe một trích đoạn điệu hò giã gạo qua sự thể hiện của các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Trị. Thưa quý vị

Hò giã gạo ở không chỉ là một đặc sản dân ca ở Bình Trị Thiên mà còn là một di sản văn hoá-nghệ thuật độc đáo của dân tộc. Với đất Quảng Trị, ngày xưa hò giã gạo rất phong phú, hầu như thường tập trung ở những vùng quê như huyện Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng …là những huyện có nhiều ruộng lúa. Ban ngày có giã gạo nhưng ít khi hò hát, ban đêm, nhất là vào những đêm trăng, trong các làng quê, đây đó tiếng chày giã gạo nhịp nhàng vang lên hoà với những làn điệu hò dồn dập, râm ran.

Hò giã gạo đi đôi với công việc giã gạo, nhưng đến lúc hết gạo mà buổi hò còn hào hứng, các nghệ nhân dân gian vẫn tiếp tục buổi sinh hoạt hát hò. Hò giã gạo còn diễn ra trong những dịp đình đám, lễ hội ở trong làng xã hoặc liên làng xã. Hò giã gạo cũng có hai hình thức như đã đề cập, hoặc là gắn liền với công việc giã gạo, hoặc mượn cớ giã gạo lấy nhịp để hò.

Thông thường, một cối hò có 4 (hay 6) nghệ nhân hình thành hai đôi hò đối đáp khác giới tính : một đôi nam nữ hò đâm bắt, một đôi nam nữ hò ân tình. Đôi hò đâm bắt thể hiện chủ đề trêu ghẹo, châm chích lẫn nhau, nghĩa là người này hò như đâm thọc, người kia bắt lấy ý để đáp lại. Đôi hò ân tình thể hiện chủ đề trữ tình, họ như là một đôi trai gái tỏ tình, tâm sự, bày giải tình cảm cho nhau. Lời hò rất đa dạng, hoặc có thể lấy từ ca dao dân ca, hoặc là tự ứng tác, miễn sao nội dung đối ứng với nhau là được. Một buổi hò giã gạo hoàn chỉnh, diễn tiến theo ba chặng: Hò mời chào, hò vào cuộc và hò từ tạ.

Hò mời chào có nội dung chiêu dụ nghệ nhân, chào hỏi khán giả và bạn bè cũng giống như lời thưa gửi khi khai mạc một buổi văn nghệ. Đây là chặng có tính chất nghi thức nên thường dành cho người lớn tuổi mở lời hò chào. Tuy nhiên, lời hò mời chào cũng có lúc do một người nam hay nữ xướng trước khi thấy các cối gạo còn thiếu tay : "Ai ơi đứng chi ngoài đường cho muỗi cắn đau chân/ Vô đây giã cầm chày gạo phân trần đôi câu". Nếu như ai đó cảm nhận được lời mời liền vào ngay, vừa bạo dạn nhưng cũng có chút rụt rè : "Thiếu tay nên phải cầm chày/ Xin cùng các bạn dở hay chớ cười".

Qua màn nghi thức hò chào hỏi thì buổi hò bắt đầu vào trung tâm buổi diễn (hò vào cuộc). Diễn tiến hò vào cuộc gay cấn nhưng chan chứa tình người, các cối gạo rộn rã mang nặng nghĩa ân tình, ứng xử thông minh sáng tạo, đối đáp linh hoạt "tuỳ cơ ứng biến" với điệu hò đâm bắt và hò ân tình: Đôi hò đâm bắt, bắt đầu bằng lối thử tài ứng xử của cô gái : "Nhàn cư vi bất thiện là anh/ Có không, không có thiên hạ cứ đồn quang rứa hoài". Sau phút ngập ngừng, chàng trai lên giọng : "Thế gian khẩu thuyết vô bằng/ Không mà nói có biết mầm răng đặng chừ".

Trích đoạn Hò dài hơn

Ngày nay, ở Quảng Trị, hò giã gạo vẫn còn bảo lưu trong các hội làng và các cuộc thi do địa phương tổ chức. Đây đó ở một vài miền quê, trong những cuộc vui "Làng vui chơi, làng ca hát", trong chương trình Vui cùng nhà nông do Đài PTTH Quảng Trị tổ chức hàng năm vẫn đã vang lên những giọng hò man mác, trong đó có điệu hò giã gạo đầy nhớ, đầy thương. Mong sao ở tại Quảng Trị sẽ có thêm nhiều hình thức, giải pháp hay để gìn giữ lấy cái di sản văn hoá-nghệ thuật độc đáo cũng là gìn giữ lấy giá trị tinh thần vĩnh cửu của đất nước Việt Nam.

Ông Vũ Mạnh Thi- Nghệ nhân ưu tú, chuyên nghiên cứu về văn hóa văn nghệ dân gian, hiện nay sinh sống tại làng Mai Xá, Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị có những chia sẽ về điệu hò này ( Trích băng)

Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Nghệ thuật và cuộc sống”

Kỷ thuật viên phát bài ngâm thơ đàn nguyệt

MC: kính thưa quý vị và các bạn; quý vị và các bạn vừa nghe nghệ sĩ người Quảng Trị Trương Minh Dự đàn nguyệt phối cho giọng ngâm của thi sĩ Nguyễn Đức hiện đang ở tại phương Đông Lễ - Thành phố Đông Hà, một trích đoạn trong bài thơ Sông Thiêng của anh.

Thưa quý vị.  Đàn nguyệt được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt, xuất hiện trong mỹ thuật Việt Nam từ thế kỷ XI, cho tới nay nó vẫn giữ một vị trí rất quan trọng trong sinh hoạt âm nhạc của người Việt. Đàn nguyệt có hai dây, thuộc bộ dây chi gảy của dân tộc Việt. Ngoài tên gọi đàn nguyệt còn có các tên gọi khác là đàn kìm, quân tử cầm, vọng nguyệt cầm. Tên gọi đàn nguyệt do có mặt đàn hình tròn như mặt trăng.

Đặc điểm của đàn nguyệt là có cái cần dài và những phím cao nên nghệ nhân với thể tạo ra những âm thanh mềm mại, uyển chuyển lòng người nghe bằng tiếng đàn khi trong, lúc sôi nổi hoặc thủ thỉ trầm lắng. Màu âm đàn tươi sáng, rộn ràng, tình cảm, đa dạng trong thể hiện cảm súc âm nhạc. Vì vậy, đàn nguyệt thường không thiếu vắng trong những cuộc hoà tấu nhạc lễ trang nghiêm, các buổi tang lễ, các cuộc hoà tấu thính phòng mang chức năng như đệm nhạc bài hát, ca trù, hát chầu vănca Huế, đờn ca tài tử, cải lương, hoà tấu hoặc độc tấu.

– Bầu vang đàn nguyệt: Bộ phận hình tròn ống dẹt, đường kính mặt bầu 30 cm, thành bầu 6 cm. Nền mặt bầu vang có bộ phận nằm phía dưới gọi là ngựa đàn (cái thú) dùng để mắc dây. Bầu vang không có lỗ thoát âm.

– Cần đàn nguyệt (hay dọc đàn): làm bằng gỗ cứng, dài thon mảnh, bên trên gắn 8-11 phím đàn, trước đây chỉ gắn 8 phím (nay những người chơi nhạc tài tử Nam bộ vẫn thường dùng đàn 8 phím). Những phím này khá cao, nằm xa nhau với khoảng cách không đều nhau.

– Đầu đàn nguyệt: hình lá đề, gắn phía trên cần đàn, nó có 4 hóc luồn dây và 4 trục dây, mỗi bên hai trục.

– Dây đàn nguyệt: có 2 dây, trước đây làm bằng dây tơ, ngày nay thường làm bằng dây nilon. Tuy có 4 trục đàn nhưng người ta chỉ mắc 2 dây (một dây to một dây nhỏ). đúng.

Miền Bắc Ðàn Nguyệt được sử dụng trong Hát Chèo, Hát Chầu Văn, ở miền Trung Ðàn Nguyệt gắn bó với Ca Huế và ở miền Nam Ðàn Nguyệt thường gọi là Ðàn Kìm sử dụng trong các dàn nhạc Tài Tử và Cải Lương. Ðàn Nguyệt còn tham gia nhiều Dàn nhạc Dân tộc khác như Dàn nhạc Bát âm, Dàn nhạc Lễ… khi đệm cho Hát Chầu Văn chỉ cần một cây Ðàn Nguyệt cùng với hai nhạc khí gõ…

Với tính đa dạng như vậy nên cây dàn nguyệt luôn có vị trí nhất định trong đời sống âm nhạc, đặc biệt là âm nhạc dân gian, nhiều khi rất dung dị để đệm phối thơ ngâm như quý vị vừa nghe.

Nghệ sĩ  Trương Minh Dự chia sẽ ( Trích Băng)

 Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”    

( Kỹ thuật phát bài hát “ Bến bờ của Yêu Thương”)

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa thưởng thức ca khúc

“Bến bờ của yêu thương” một sáng tác của nhạc sỹ không chuyên Trương Thị

Hằng Nga,qua sự thể hiện của nam ca sỹ Hoàng Tùng

Được biết, hiện nay cô giáo Trương Thị Hằng Nga đang là giáo viên dạy tiếng Anh

tại Trường tiểu học &  THCS Hải Khê, Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Tuy không công tác trong lĩnh vực nghệ thuật nhưng cô giáo Hằng Nga rất đam mê thơ, hội họa và âm nhạc. Do trở ngại khách quan nên trong chương trình hôm nay, chúng tôi trò chuyện qua điện thoại với cô Trương Thị Hằng Nga, kính mời quý thính giả quan tâm lắng nghe. ( Phát Băng phỏng vấn) Trong đó có phỏng vấn CS Hoàng Tình

MC: Vâng, quý vị và các bạn vừa lắng nghe cuộc trò chuyện của Những người

thực hiện chương trình với cô giáo Trương Thị Hằng Nga.

Kính mời quý vị Tiếp theo chương trình kính mời quý vị và các bạn nghe lại ca

khúc “ Bến bờ của yêu thương”- một sáng tác của Trương Thị Hằng Nga, qua sự

thể hiện của nam ca sỹ Hoàng Tình.

KỶ THUẬT PHÁT BÀI HÁT

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 23/11/2022 15:56 Lê Vĩnh Nhiên 24/11/2022 10:28
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà