âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

   QRTV giới thiệu

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay, sáng tác mới.

Kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16 h 30 ngày chủ nhật 4/12/2022 và phát lại vào những ngày tiếp theo.

                  

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                   (4/12/2022)- Chủ đề “Nhạc sĩ Lê Phương Bắc               

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16h 30 ngày thứ chủ nhật hàng tuần.

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay.

Trong Chương trình hôm nay, ở phần đầu chương trình, những giai điệu sáo trúc du dương của nghệ sĩ trẻ Quảng Trị anh  Nguyễn Đức Tám với ca khúc . Trong mục “ Tác giả tác phẩm” chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị ca khúc mới của anh “ Ngày không anh mùa đông” của nhạc sĩ Lê Phương Bắc. Phần cuối chương trình là tiểu mục “ Câu chuyện âm nhạc” với ca khúc nổi tiếng Nỗi nhớ mùa đông của Cố nhạc sĩ Phú Quang.

              Xướng, nhạc Tiểu mục " Thanh âm của yêu thương”

Kỷ thuật viên phát MỘT ĐOẠN NGẮN bài sáo trúc, nghệ sĩ Đức Tám thể hiện

Mc:Kính thưa quý vị. quý vị vừa nghe giai điệu sao trúc rất trữ tình du dương của bài hát “ Trộm nhìn nhau”- một sáng tác của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, qua sự thể của anh Nguyễn Đức Tám. Xin giới thiệu anh Nguyễn Đức Tám hiện nay đang hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Tuy còn trẻ nhưng với lòng đam mê nghệ thuật anh đã luôn tìm tòi các loại nhạc cụ từ hiện đại đến cổ truyền, trong đó có sáo trúc.

Ở Việt Nam các loại sáo này được gọi chung thành một cái tên thân thuộc “Sáo Trúc". Sáo thường được sử dụng để độc tấu, hòa tấu trong các dàn nhạc chèo, hát văn, tiểu nhạc. Sáo còn là một loại phương tiện giúp bạn có thể thổ lộ tấm lòng của mình. Niềm vui, nỗi buồn đều có thể truyền tải qua một cây sáo trúc nhỏ. Sáo trúc có lẽ là loại sáo xuất hiện rất nhiều trong đời sống sinh hoạt và trong nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cây sáo có mặt cùng với những đứa trẻ chăn trâu, những chàng trai si tình hay những cụ già muốn dành thời gian thảnh thơi, thư giãn cùng với tiếng sáo trúc.

Kỷ thuật viên phát bài sáo trúc, nghệ sĩ Đức Tám thể hiện

Độ mạnh, nhẹ nhanh, chậm trong luồng hơi của người nghệ sĩ diễn tấu sẽ ảnh hưởng tới cao độ của nốt âm, vậy nên muốn thổi ra âm thanh xúc động lòng người, cần phải nắm vững cách khống chế âm lượng, học được cách khống chế khẩu hình môi, luồng hơi.

Khi nói về kỷ thuật thối sáo trúc, anh Nguyên Đức Tám chia sẽ như sau ( Trích băng 1)

Kỷ thuật viên phát bài sáo trúc, nghệ sĩ Đức Tám thể hiện

     Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

KỶ THUẬT PHÁT BÀI HÁT Ngày không em mùa đông- Lê Anh Dũng  THỂ HIỆN

Mc: Kính thưa quý vị và các bạn, quý vị và các bạn vừa nghe ca khúc có tựa đề “ Ngày không anh mùa đông” của nhạc sĩ Quảng Trị Lê Phương Bắc, qua sự thể hiện của nam ca sĩ được công chúng mến mộ- Lê Anh Dũng

Xin giới thiệu nhạc sĩ Lê Phương Bắc hiện đang sinh sống và công tác tại Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Anh là Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật Quảng Trị. Anh đã có những sáng tác hay và tham gia đạt các giải tại các hội thi sáng tác của tỉnh của ngành Trung ương và địa phương, như Dòng sông tuổi mẹ, Thành cổ ngày trở về, Biển, Vang mãi bài ca Quảng Trị, Khúc ru mùa và Ngày không em mùa đông mà quý vị vừa nghe. Trong chương trình hôm nay, Biên tập viên chương trình có cuộc trao đổi với nhạc sĩ Lê Phương Bắc xung quanh ca khúc này, mời quý vị quan tâm đón nghe

1/ Xin chào nhạc sĩ Phương Bắc, rất vui khi có cuộc trò chuyện với anh ngày hôm nay

Phương Bắc:

2/ Thính giả nghe Đài vừa nghe ca khúc rất hay của nhạc sĩ với tựa đề “ Ngày không em mùa đông” qua sự thể hiện của nam ca sĩ được công chúng mến mộ Lê Anh Dũng. Được biết rằng ngoài Lê Anh Dũng có những ca sĩ nổi tiếng khác cũng đã thể hiện ca khúc này. Trước hết nhạc sĩ có thể chia sẽ cho biết hoàn cảnh và cảm xúc của mình khi sáng tác ca khúc này ạ

Phương Bắc:

3/ Đã được nghe nhiều ca khúc của nhạc sĩ  về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt là những ca khúc về Quảng Trị, Thành cổ Quảng Trị- Nơi nhạc sĩ đang sinh sống làm việc, tuy nhiên những ca khúc về tình yêu và cuộc đời của anh như Khúc Ru Mùa và ca khúc này- Ngày không anh mùa Đông đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng và có lẽ công chúng khi nghe ca khúc này cũng vậy.

Được biết ca khúc này nhạc sĩ lấy cảm hứng từ bài thơ của tác giả Vĩnh An.  Mùa đông cũng là mùa với tiết trời làm người ta hay hoài niệm về cuộc đời. Vậy Ngày không anh mùa Đông là tâm sự của một người con gái trong bài thơ hay một cảm xúc tác giả thấu hiểu trong cuộc sống này?

Phương Bắc:

Tiếp theo chương trình xin mời nhạc sĩ Lê Phương Bắc và thính giả nghe đài nghe những chia sẽ của nhà thơ Hoàng Vĩnh An xung quanh sáng tác của mình cũng như cảm xúc bài thơ khi được NS Lê Phương Bắc phổ nhạc. (Băng phỏng vấn)

4/ Quay lại CT. thưa Nhạc sĩ. Trong Chương trình Âm nhạc và Đs của Đài PTTH Quảng Trị trước đó có giới thiệu ca khúc Khúc ru mùa của nhạc sĩ Lê Phương Bắc. Ca khúc đó  dùng hình tượng 4 mùa để kể một câu chuyện tình có, buồn vui, có yêu thương, nhớ nhung đong đầy. Còn Ngày không em mùa đông thì câu chuyện của một mùa- mùa đông. Tuy nhiên theo tôi giữa 02 ca khúc có một sợi dây vô hình, đó là sự hoài niệm, xa vắng của về một người.

Vậy nhạc sĩ có thể chia sẽ về cảm xúc của mình khi tìm đến hình tượng thời gian qua hình thái các mùa?

Phương Bắc:

4/ Vâng, Có thêm một câu hỏi. Trong ca khúc này thì nhạc sĩ thích trường đoạn nào nhất và vì ca từ hay giai điệu. ( Phương Bắc giải thích dài dài)

Phương Bắc:

5/  Một lần nữa xin cảm ơn nhạc sĩ Lê Phương Bắc đã có cuộc trò chuyện này với những người làm CT. Chúc nhạc sĩ luôn cháy mãi ngọn lửa đam mê nghệ Thuật. Ngoài những sáng tác hay về tình yêu quê hương đất nước thì có thêm những ca khúc thể loại này để phục vụ công chúng

Phương Bắc:

           Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

( Kỷ thuật trích bài “ Nổi nhớ mùa đông Thu phương  hát

(Kỷ thuật lưu ý chèn ghép nhạc nhẹ nhàng với giọng đọc 2 PTV)

Mc: Quý vị vừa nghe nữ ca sĩ Thu Phương thể hiện ca khúc “ Nỗi nhớ mùa đông của cố nhạc sĩ Phú Quang. Mỗi khi đông chớm về theo từng cơn gió lạnh, giai điệu quen thuộc từ ca khúc “Nỗi nhớ mùa đông” của nhạc sĩ Phú Quang lại vang lên đâu đó.Bài hát được coi như "bảo chứng" cho mùa đông, từ lâu đi vào tâm trí của nhiều người, đặc biệt những người con xứ Bắc.

Nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ ông bắt gặp bài thơ Không đề gửi mùa đông của Thảo Phương trong tập thơ được nữ thi sĩ tặng. Vì yêu thích những câu thơ, ông đã viết thêm ca từ tạo nên ca khúc hoàn thiện - Nỗi nhớ mùa đông. Bài hát ra đời khi Phú Quang đang ở Sài Gòn, lòng da diết nhớ quê hương, Hà Nội, nhớ người thân, bạn bè, nhớ về mùa đông xứ Bắc.

Nhạc sĩ viết thành lời hát dài hơn, đầy đủ hơn: “Làm sao về được mùa đông/ Mùa thu cây cầu đã gãy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Vờ như mùa đông đã về”.

Ca khúc của Phú Quang dẫn dụ người nghe về một miền quá vãng, trộn lẫn hư thực, ảo mộng. Tất cả như trước mặt, hiển hiện kề bên mà hoá ra xa xăm chẳng thể chạm tới. Bởi mọi thứ chỉ là kết quả của nhớ nhung từ nỗi cô đơn sinh ra.

Một bóng dáng “ai đi ngang cửa” vô tình gợi nhắc ký ức. Nhưng đó cũng chỉ là “ảo giác”, “hư ảnh” bởi gói tròn trong hai chữ “dường như” đầy mơ hồ. “Gió mùa đông bắc se lòng” tưởng rằng thật, là ngay lúc này nhưng cũng chỉ là nhớ thương, tưởng tượng về một thời gian đã qua, một mùa giá buốt trong quá khứ. Nhân vật trữ tình dường như trôi giữa đôi bờ thực - ảo. Riêng nỗi cô độc bủa vây lại rất thật. Tất cả lần lượt “bỏ ta đi”, để lại sự trống vắng, hoang hoải xâm chiếm. Từ “chút lá thu vàng đã rụng” đến “cánh buồm xưa ấy” đều chuyển động theo hướng lìa xa. Sự vật không đứng yên mà luân chuyển, tuần hoàn theo quy luật của tự nhiên. Chỉ có lòng người đứng lại cồn cào nhung nhớ.

Người nhạc sĩ lắng nghe từng xao động khẽ khàng của đời sống, “nằm nghe xôn xao tiếng đời”, bằng thấu cảm tinh tế. Nhưng càng chạm vào từng nốt đời thì càng gợi nhắc một dáng hình, một hoài ức xa vời vợi. Nỗi đau vang ngân nhẹ nhàng mà xa xót.

Nhạc sĩ Phú Quang đã dồn vào từng câu hát nỗi nhớ đến tận cùng ảnh hình Hà Nội, với từng khoảng tường vàng phố cổ, những thân bàng hắt hiu lá đỏ sang mùa, với sương khói xa xăm hư ảnh… Không chỉ người đi xa hoài luyến mà từng câu hát chạm vào tâm tình của cả những người đang ở giữa lòng Hà Nội, cảm nhận rõ ràng giá rét để nhớ nhung về bao mùa đông xưa, để nâng niu, thêm yêu hơn mùa đông Hà Nội.

Nhạc sĩ Phú Quang đã chia xa những người mến mộ ông và dòng nhạc với những cả khúc đi vào long người, vào ngày 8/12/2021.Ngoài kia, mùa đông đang chầm chậm bao trùm. Ở một quán cà phê nào đó, sẽ có những con người đang thả mình trong từng dòng ca khúc “Dường như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng…”, trầm ngâm đón gió về.

PHÁT LẠI BÀI HÁT

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 30/11/2022 10:39 Lê Vĩnh Nhiên 30/11/2022 15:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà