âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

QRTV giới thiệu

Kính thưa quý vị, bên cạnh những sáng tác nghệ thuật về tình yêu quê hương đất nước, thì các nhạc sĩ chuyên và không chuyên của Quảng Trị cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những bản tình ca rất hay về tình yêu lứa đôi. Đó cũng là hơi thở của cuộc sống, những rung động con tim trẻ trung, thanh xuân của tất cả chúng ta đều phải trải qua trong cuộc đời.

Kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16 h 30 ngày chủ nhật 14/12 và 9h 30 ngày thứ năm 18/12/2022.

                   /

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                   ( 14/12/2022)- Chủ đề “Xuân Vũ và Nhớ về Anh               

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16h 30 ngày thứ chủ nhật hàng tuần.

Chương trình âm nhạc và đời sống trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, ngoài việc giới thiệu về câu chuyện âm nhạc với những khám phá thú vị về các ca khúc đi qua năm tháng, chúng tôi sẽ dành thời lượng giới thiệu đến quý thính giả những ca khúc hay, những sáng tác mới của các nhạc sĩ chuyên và không chuyên, cũng như giới thiệu  âm nhạc sôi động đang hiện hữu trong đời sống tại Quảng Trị.

Kính thưa quý vị, bên cạnh những sáng tác nghệ thuật về tình yêu quê hương đất nước, thì các nhạc sĩ chuyên và không chuyên của Quảng Trị cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những bản tình ca rất hay về tình yêu lứa đôi. Đó cũng là hơi thở của cuộc sống, những rung động con tim trẻ trung, thanh xuân của tất cả chúng ta đều phải trải qua trong cuộc đời.

Trong Chương trình hôm nay, trong mục “Tác giả tác phẩm” chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị sáng tác mới- ca khúc “ Nhớ về Anh” của tác giả Nguyễn Xuân Vũ. Phần cuối chương trình là tiểu mục “ Câu chuyện âm nhạc”

             

     Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

( Kỹ thuật phát bài hát “ Nhớ về Anh”)

Thưa quý vị và các bạn, quý vị và các bạn vừa nghe ca sĩ Thanh Bình và Thái Song từ Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị thể hiện một ca khúc rất hay của nhạc sĩ Quảng Trị Nguyễn Xuân Vũ.

Tình em gió hát là một ca khúc sáng tác về miền Tây Quảng Trị, căng tràn sức sống. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị của trao đổi trò chuyện của Biên tập viên Chương trình với nhạc sĩ Xuân Vũ xung quanh ca khúc này. Mời quý vị quan tâm theo dõi.

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa nghe một ca khúc có tựa đề “Nhớ về anh” một sáng tác mới với nhiều cảm xúc của nhạc sỹ Nguyễn Xuân Vũ, qua sự thể hiện của nữ ca sỹ người Quảng Trị; Cẩm Nhung

Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Vũ hiện nay là Trưởng khoa nhạc- họa của Trường phỏ thông liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị. Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Vũ đã có những tác phẩm được công chúng đón nhận như: Mồ hôi đá,  Cha tôi, Đàn bầu, Tình ca Quảng Trị, Tình em gió hát và Nhớ về Anh, mà quý vị và các bạn vừa nghe.

Được biết đây là ca khúc mới mà nhạc sĩ sáng tác tưởng niệm một chiến sĩ công an đã hi sinh tại Quảng Trị khi tham gia cứu hộ người dân trong bão lũ. Trong Chương trình hôm nay chúng tôi có có cuộc trò chuyện với Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Vũ. Kính mời quý thính giả quan tâm lắng nghe.

MC: Thưa Nhạc sỹ Nguyễn Xuân Vũ những người thực hiện chương trình và khán thính giả của Đài PTTH Quảng Trị rất vui khi có cuộc trò chuyện với anh ngày hôm nay ạ?

XV:

MC: Thưa nhạc sĩ. Khán thính giả vừa được một sáng tác đầy cảm xúc của anh, bài hát “Nhớ Về Anh” và đặc biệt là có cuộc trò chuyện với anh  ạ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật, một ca khúc sáng tác ra đều chứa đựng những suy tư trăn trở của người nghệ sĩ.  Vậy điều gì dẫn đến việc ra đời ca khúc này, anh có thể chia sẽ cho khán thính giả biết được không ạ?

XV:

MC:  Vâng Thưa nhạc sĩ, bài hát với những ca từ đầy biểu cảm kể về một một tấm gương dũng cảm hy sinh của Đại úy công an Trương Công Thắng, Giai điệu bài hát là những cung bậc thăng trầm, là những bước đi khác với những sáng tác khác trước đây. Anh có thể chia sẽ về điều này ạ?

NXV:

MC: Vâng, được biết anh sáng tác bài hát này trên ý thơ của chị Phan Thị Hiền- Hiện đang công tác tại Công an tỉnh Quảng Trị, mới anh và quý thính giả nghe những chia sẽ của Chị Phan Thị Hiền ạ

( Trích băng)

MC: Vâng, quay lại với bài hát “ Nhớ về anh”. Thưa nhạc sĩ, đã 02 năm trôi qua với sự kiện bão lụt đau thương diễn ra trên đất Quảng Trị. Vùng đất chịu nhiều thiên tai hàng năm. Ca khúc là một câu chuyện cụ thể. Anh có những gửi gắm gì thêm qua ca khúc này .

NXV:

MC: Vâng, như đã nói trên những sáng tác của người nghệ sĩ đưa đến công chúng không còn là niềm cảm xúc cá nhân mà còn là thông điệp. Và thông điệp mà như nhạc sĩ Xuân Vũ đã chạm đến ở đây là sự đồng cảm của trái tim đến trái tim, đó là ngọn lửa, ngọn lửa của tình người, tình quân dân, nghĩa tình đồng bào. Chúc anh luốn có những sáng tác hay nữa để phục vụ công chúng ạ

NSXV

Kỷ thuật phát lại ca khúc

       Xướng, nhạc Tiểu mục " Thanh âm của yêu thương”

Kỷ thuật viên phát đàn thập lục,

Kỷ thuật cho chèn tiếng nhạc đàn thập lục vào giọng đock MC

Kính thưa quý vị, quý vị vừa nghe Nghệ sĩ -Giảng viên Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế Phan Thị Thu Hồng biểu diễn độc tấu tác phẩm “ Mẹ yêu ơi” với nhạc cụ Đàn Tam Thập lục

Thưa quý vị, Đàn Tam Thập Lục du nhập vào Việt Nam khoảng thập niên 60 qua người Trung Hoa ở Chợ Lớn, Sài Gòn.

Sau khi du nhập vào Việt Nam đàn Tam Thập Lục trở thành nhạc khí dây, chi gõ của nhạc cụ dân gian Việt Nam. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Tuy nhiên ngày nay một số nghệ nhân đã cải tiến đàn này bằng cách mắc thêm nhiều dây nữa để đánh được nhiều âm hơn, kể cả những âm nửa cung. Mục đích cải tiến là làm sao để dễ dàng đánh những bài nhạc có nhiều chuyển điệu. Tuy số lượng dây đã vượt quá con số 36 nhưng người ta vẫn quen gọi là đàn Tam Thập Lục. Một số người khác lại gọi nhạc cụ này Đàn Bướm vì hình dáng của nó giống hình con bướm, có người còn gọi là Dương Cầm như cách ta thường gọi Đàn Piano phương Tây.

Tuy có khả năng độc tấu, hòa tấu và đệm nhưng đàn Tam Thập Lục ít phổ biến trong cộng đồng Việt Nam, ngoại trừ một số dàn nhạc chuyên nghiệp sử dụng nhạc cụ này. Đàn Tam Thập Lục có hình thang cân, mặt đàn làm bằng gỗ mềm, hơi vồng lên ở giữa, mặt dưới phẳng. Trên mặt đàn có đặt 2 hàng cầu dây (ngựa đàn). Mỗi hàng cầu dây có từ 16 đến 18 ngựa đàn. Ngựa đàn của 2 hàng đặt so le nhau. Thành đàn làm bằng gỗ cứng. Bên phải là hàng trục dây, bên trái là hàng móc gốc dây.

Các dây đàn đều bằng kim loại nên âm thanh phát ra trong trẻo, thanh thoát, nghe giống tiếng đàn tranh khi chạy giai điệu ở âm vực cao, tuy nhiên có vẻ khô khan hơn đàn tranh. Trong những khoảng âm trầm, âm thanh có thể nhòe đi, hòa lẫn vào nhau vì nhạc cụ này không có bộ phận chặn âm. Người ta chỉnh dây của nhạc cụ này theo hệ thống gam nguyên. Nếu là loại cải tiến có dây bổ sung thì những dây đàn giữ nhiệm vụ dây nửa âm, chơi được cả những bản nhạc phương Tây có những nốt nửa cung.

Đàn Tam Thập Lục giữ vai trò quan trọng trong các dàn nhạc sân khấu chèo, cải lương. Đàn đệm cho hát, độc tấu, tham gia dàn nhạc dân tộc tổng hợp.Việc tham gia vào gia đình nhạc khí Việt Nam của đàn tam thập lục đã làm hệ thống nhạc khí nước ta phong phú hơn, có thêm âm sắc nhạc cụ mới, làm cho số lượng bài bản phát triển. Để phát huy khả năng trình diễn của cây đàn, làm cho nó trở thành thành viên của hệ nhạc khí Việt Nam, các nhạc sĩ đã nỗ lực sáng tác bài bản, sáng tạo nhiều kỹ thuật diễn tấu.

Nghệ sĩ -Giảng viên Giảng viên Học viện Âm nhạc Huế Phan Thị Thu Hồng chia sẽ ( Trích Băng)

Đưa đàn tam thập lục vào hệ nhạc khí Việt nam cũng nhằm tiếp thu và phát huy những di sản âm nhạc thế giới. Nhưng đó không phải là việc làm duy nhất trong sự nghiệp giữ gìn và phát huy nền âm nhạc dân tộc ngày nay. Chúng ta đã có kinh nghiệm tốt trong việc tiếp thu những di sản văn hóa thế giới và phát huy truyền thống âm nhạc dân tộc như việc cải tiến cây đàn guitar Tây Ban Nha thành cây guitar phím lõm và đưa nó vào âm nhạc Tài tử – Cải lương, đây cũng là bài học quý để chúng ta tiếp thu cây đàn tam thập lục và đưa nó vào hệ nhạc khí dân tộc Việt Nam.

Kéo dài thêm một đoạn nhạc

 

            Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

( Kỷ thuật trích bài “ Em ơi hà Nội phố Hông Nhung hát

( Kỷ thuật phát lại bài hát)

MC: Kính thưa quý vị, quý vị vừa nghe ca sĩ Hồng Nhung thể hiện ca khúc Em ơi Hà Nội phố của cố nhạc sĩ Phú Quang
“…Ta còn em, cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em, nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy,
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều, sao còn vọng tiếng chuông ngân?...”

Những hình ảnh đẹp nhất về mùa đông Hà Nội đã được nhạc sĩ Phú Quang đưa vào ca khúc Em ơi Hà Nội phố, phổ từ bài thơ Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ. Khi những giai điệu ấy được cất lên, người nghe tìm thấy trong Hà Nội một sự hoài cổ, cũ kĩ, với một nỗi buồn man mác nhưng vẫn có cảm giác bình yên đến lạ lùng. Rất nhiều ca sĩ, từ Cẩm Vân, Thanh Lam cho tới Hồng Nhung, Bằng Kiều đều từng thể hiện thành công nhạc phẩm này.

 

Mùa đông Hà Nội trong Em ơi Hà Nội phố được kể bằng những hình ảnh thân thương – mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, cây bàng mồ côi, hàng phố cũ rêu phong, mái ngói xô nghiêng, màu xanh thời gian… Bài thơ Hà Nội phố được sáng tác vào mùa đông năm 1972 khi miền Bắc đang trong giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến tranh nên có một hình ảnh mang đầy tính ước lệ - “tiếng dương cầm trong căn nhà đổ”. Với Em ơi Hà Nội phố, người nghe như bất chợt được đi qua một con phố nhỏ và trở về với những kỷ niệm của “mùa đông năm ấy”.

 

Nhạc sĩ Phú Quang đã dồn vào từng câu hát nỗi nhớ đến tận cùng ảnh hình Hà Nội, với từng khoảng tường vàng phố cổ, những thân bàng hắt hiu lá đỏ sang mùa, với sương khói xa xăm hư ảnh… Không chỉ người đi xa hoài luyến mà từng câu hát chạm vào tâm tình của cả những người đang ở giữa lòng Hà Nội, cảm nhận rõ ràng giá rét để nhớ nhung về bao mùa đông xưa, để nâng niu, thêm yêu hơn mùa đông Hà Nội.

Nhạc sĩ Phú Quang đã chia xa những người mến mộ ông và dòng nhạc với những cả khúc đi vào long người, vào ngày 8/12/2021.Ngoài kia, mùa đông đang chầm chậm bao trùm. Ở một quán cà phê nào đó, sẽ có những con người đang thả mình trong từng dòng ca khúc “Dường như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng…”, trầm ngâm đón gió về.

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 08/12/2022 09:34 Lê Vĩnh Nhiên 09/12/2022 07:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà