CT Phát thanh Hạnh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình PT Hạnh phúc quanh ta ngày 20.6.2023

Dẫn: Những người thực hiện chương trình Hạnh phúc quanh ta được phát sóng vào thứ 3 hàng tuần xin gửi lời chào đến quí thính giả nghe Đài! Những câu chuyện nhỏ xãy ra xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta đều làm nên những điều kỳ diệu, từ những bài học trong cuộc sống, những kinh nghiệm được đúc rút hay một mẫu chuyện hay trong từng trang sách, trên đài PT, hay trên facebook khi chúng ta biết lựa chọn sẽ giúp chúng ta thay đổi những điều thật nhỏ trở nên tốt đẹp hơn- không chỉ với mình và với những người xung quanh. Hạnh phúc quanh ta cũng mong muốn sẽ mang đến cho quí thính giả nghe Đài một thông điệp như thế.

Nhạc cắt.

Dẫn: Khách mời của CT hôm nay chúng tôi mời đến phòng thu là cô giáo NGUYỄN THỊ DIỄM- Thạc sỹ khoa Tâm lý Trường CĐ SP Quảng Trị, một trong những khách mời quen thuộc của CT để cùng chia sẽ về chủ đề

“ Thành tích của con hay là tấm huy chương của mẹ”

 Cứ dịp cuối năm học, trên khắp nẻo đường Facebook lại thấy rất nhiều nào là những hình ảnh bằng khen bảng điểm được các cha mẹ thi nhau post lên. Thật lòng mà nói, trong số những người thực hiện chương trình cũng đã từng, một cách rất tự hào, post lên Facebook của mình những thứ đó để chia sẽ niềm vui. Mỗi người có một suy nghĩ riêng về việc làm này, và đây cũng là một trong nhiều những câu chuyện trong chủ đề của ngày hôm nay.

Cô Diễm chào thính giả nghe Đài, suy nghĩ về chủ đề mình tham gia.

Dẫn: Thưa cô, mỗi người có một suy nghĩ khác nhau, theo ý kiến của cô việc khoe thành tích của con thì có nên hay không ạ?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn:  Tự hào và hãnh diện về con vốn là một… nhu cầu. Nó chỉ trở nên quái gở, hay đáng trách  nếu như có những cha mẹ coi chuyện đó là phải có để bằng chúng bạn, đúng không thưa cô?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Câu: “Con nhà người ta” cũng đã được nhiều phụ huynh sử dụng để so sánh con mình như thế. Thấy thiên hạ có con giỏi hơn con mình là hậm hực, là thất vọng về con mình. Điều đó có không thưa cô?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Như câu chuyện bố mẹ không đi họp phụ huynh cho con vì con học không tốt đang lan truyền mấy ngày qua, nghe cô giáo nhắc nhở là về cáu gắt với con, thể hiện rõ sự thất vọng về con của mình. Cô suy nghĩ gì thực tế này?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Nhiều bậc cha mẹ luôn đem những tấm gương 'cô bé chăn lợn đạt thủ khoa' hay 'mẹ quét rác, con đỗ thủ khoa 3 trường' ra để răn con mình rằng tại sao con có điều kiện học hành đàng hoàng hơn mà lại không làm được. Thậm chí, bài thi đạt 8, 9 điểm cha mẹ vẫn hỏi con, sao không cố gắng hơn, cẩn thận hơn….., những câu nói hàng ngày, hàng ngày cứ vô tình nạp vào suy nghĩ của con cái mà không hề nghĩ đến cảm xúc của con mình. Cô nghĩ gì về điều này?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Trước mỗi kỳ thi quan trọng như lên cấp 3 hay thi ĐH thì các vị phụ huynh vất vả đưa con đi học các lớp học thêm, cảnh nhà nhà chạy đua đầu tư cho con, ép con học từ sáng đến đêm để có được thành tích tốt nhất với nhiều lý do, mong cho con vào học được trường tốt, hoặc là có điểm số cao, đó là mong muốn chính đáng và là sự quan tâm của các bậc phụ huynh, tuy nhiên mỗi người có một cách làm , cách nói với con khác nhau, hướng tích cực là gì thưa cô?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Một thính giả chia sẽ, Tôi sinh được 2 con. Con gái học rất giỏi nên giành được học bổng để đi du học. Nay cháu thứ 2 đang học lớp 11. Vợ chồng tôi vẫn luôn nói với con thứ 2 là hãy noi gương chị gái để làm ba mẹ tự hào. Tôi thấy con mỗi lần nghe ba mẹ nói thế là lầm lì bỏ vào trong phòng. Giờ thì tôi hiểu ra chính việc đó đã gây áp lực cho con, có khi nó là nguyên nhân chính khiến con tôi ngày càng ít nói cười, chỉ biết học”. Dường như sự so sánh giữa con với một hình mẫu khác sẽ có 2 chiều tích cực và tiêu cực đúng không ạ?

Cô Diễm trả lời.

 

Dẫn: Nhiều phụ huynh sau khi nhìn lại đã tự thừa nhận mình đang quá căng thẳng và đòi hỏi  khi cho con học thêm quá nhiều, đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, đòi hỏi con phải đạt điểm cao, tỏ ra buồn bã thất vọng khi con bị điểm thấp… 

Nhiều phụ huynh cũng có suy nghĩ rằng “Chúng ta đã cướp mất sự hồn nhiên, trong trẻo và những giờ phút vui chơi thoải mái của các con, chỉ để phục vụ cho mong muốn của bản thân mình. Giờ tôi chỉ cần con mình học hành thoải mái, đúng với khả năng tiếp nhận của con. Để con sống vui vẻ, dạy con những điều tốt để lớn lên con làm người tử tế là được rồi”. Suy nghĩ quá tích cực đúng không ạ?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Trở lại việc khoe con có thành tích tốt, mấy hôm trước mạng xã hội cũng lại lan truyền vụ ông bố tự làm giấy khen cho con mình. Nhiều người cho rằng ông bố này vô tình đẩy con vào bệnh nghiện thành tích như nhiều ông bố bà mẹ khác trên mạng xã hội. Tôi lại không cho là thế. Bởi chính bản thân tôi cũng hay tự tạo ra nhiều loại giấy khen- huy chương- vé thưởng…

Tôi vẫn luôn tin rằng một đứa trẻ lớn lên trong sự khích lệ và ghi nhận kịp thời của cha mẹ sẽ giúp đứa trẻ tự tin hơn. Đặc biệt trong cái thời mà nhiều bậc phụ huynh lấy thành tích của con làm tấm huy chương của mình.

Lời khen kịp thời sẽ có nghĩ như thế nào thưa cô?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Tôi vẫn nghĩ, thứ tốt đẹp nhất mà cha mẹ có thể làm cho con ngoài những thứ vật chất hay một môi trường học tập tốt thì còn là lòng tin dành cho con mình. Tôi thấy nhiều cha mẹ cho con rất nhiều thứ chỉ không cho con lòng tin. Con làm cái gì cũng nghĩ nó không làm được. Và lao vào làm thay cho nó. Cô thấy điều đó có lợi, có hại như thế nào ạ?

Cô Diễm trả lời.

Nhạc cắt Câu chuyện cuộc sống.

Bài hát

Dẫn: Trở lại chủ đề của ngày hôm nay trong CT Hạnh phúc quanh ta, thưa cô Nguyễn Thị Diễm- mỗi chúng ta những người làm cha, làm mẹ luôn mong muốn con cái học hành tốt, kết quả cao để có tương lai tốt đẹp hơn, nhiều phụ huynh cũng thường xuyên động viên, nhắc nhở nên các con của họ đã luôn cố gắng. Tuy nhiên cách nào mới là phù hợp nhất, đó chính là thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến thính giả nghe Đài, cô có điều gì muốn chia sẽ không ạ?

Cô Diễm trả lời.

Dẫn: Có ý kiến cho rằng, Một tấm giấy khen post lên Facebook thực ra cũng chỉ là cách để biểu lộ niềm vui thuần khiết. Nó vốn là chuyện thật bình thường và rất dễ thương khi chúng ta lướt trên newsfeed mỗi sớm mai hay khi tối muộn.

Nếu thấy vui vì con mình đạt thành tích tốt, nhưng nếu con mình chưa đạt thành tích tốt thì cũng xin đừng vì thế mà giận con, xấu hổ với con. Bởi chúng là con ta chứ không phải huân chương- trang sức của ta mà, đúng không ạ?

Và một thông điệp rằng Đừng bắt con trở thành đứa trẻ hoàn hảo

Tiến sĩ tâm lý giáo dục Võ Văn Nam giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết dấu hiệu để nhận thấy con mình đang bị áp lực, bế tắc trong học tập là con thể hiện sự chán nản, buồn bã, lầm lì trên nét mặt, ánh mắt, cử chỉ. Phụ huynh cần theo dõi, quan sát chứ không phải chỉ “lắng nghe”, bởi có nhiều đứa trẻ khi được hỏi sẽ chỉ lắc đầu.

Tiến sĩ Nam đưa ra lời khuyên rằng

 “Các bậc phụ huynh đừng bắt con trở thành đứa trẻ hoàn hảo hay thần đồng vì mỗi trẻ có một sở trường, sở đoản riêng chứ không ai giỏi toàn diện. Đừng lấy lý tưởng, mong ước của mình áp đặt vào cuộc đời của con. Hãy để cho các con cảm thấy hứng thú khi học tập, chứ không biến việc học của con là trách nhiệm nặng nề. Khi phát hiện con chán nản, lầm lì phải ngay lập tức tìm cách tháo gỡ, giành thời gian cho con, là chỗ dựa của con”,

Đến đây chúng tôi cũng xin nói lời chào tạm biệt đến quí thính giả nghe Đài, một lần nữa xin cảm ơn những thông tin mà giảng viên Nguyễn Thị Diễm đã chia sẽ trong chương trình hôm nay, cảm ơn quí thính giả đã quan tâm lắng nghe.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 19/06/2023 15:44 Lê Vĩnh Nhiên 21/06/2023 13:52

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà