âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

   QRTV giới thiệu

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay.

Kính mời quý vị  và các bạn đón nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16 h 30 ngày chủ nhật 16/10/  và 9h 30 ngày thứ năm 20/10/2022.

                  

                     CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                     ( 16/10/2022)- Chủ đề “KHuC NHẠC MIỀN QuÊ               

                                         Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 16h 30 ngày thứ chủ nhật hàng tuần.

Kính thưa quý vị. trên mảnh đất Quảng Trị đang căng tràn sức sống, những lớp người trẻ tuổi đang cùng nhau để dựng xây quê hương ngày càng đổi mới, phát thiển. Dù ở trên bất cứ lĩnh vực công tác nào trong xã hội thì tình yêu quê hương thiết tha, tình đất tình người sâu đậm vẫn cháy lên trong lòng họ. Trên lĩnh vực sáng tác nghệ thuật cũng vậy, có nhiều nhạc sĩ chuyên và không chuyên cũng đã miệt mài cho ra mắt công chúng những ca khúc hay.

Chương trình âm nhạc và đời sống trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị sẽ dành thời lượng giới thiệu đến quý thính giả những ca khúc hay, những sáng tác mới của các nhạc sĩ chuyên và không chuyên, cũng như giới thiệu  âm nhạc sôi động đang hiện hữu trong đời sống tại Quảng Trị.

Trong Chương trình hôm nay, ở phần đầu chương trình, những giai điệu khèn bè, cồng chiêng đưa ta đến nuí rừng miền tây của Quảng Trị  . Trong mục “ Tác giả tác phẩm” chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị ca khúc “ Nhớ về Cam Lộ” của tác giả Phan Chiến. Phần cuối chương trình là tiểu mục “ Câu chuyện âm nhạc” giới thiệu về nhạc sĩ Hồng Xương Long với ca khúc nổi tiếng “ Mưa chiề u Miền Tr u ng”   .

              Xướng, nhạc Tiểu mục " Thanh âm của yêu thương”

Kỷ thuật viên phát bài khèn, anh Hồ Văn Hồi thể hiện

Mc:Kính thưa quý vị. quý vị vừa nghe giai điệu khèn rất trữ tình, du dương qua sự thể của anh Hồ Văn Hồi- Người đồng bào ít người Vân Kiều tại huyện miền nuí Hướng Hóa, Quảng Trị.   Tuy còn trẻ nhưng với lòng đam mê nghệ thuật anh đã luôn tìm tòi các loại nhạc cụ từ hiện đại đến cổ truyền, trong đó có khèn tre của  đồng bào Vân Kiều.

Như chúng ta đã biết trong kho tàng Di sản văn hóa Quảng Trị phong phú với các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong đó miền tây Quảng Trị là nơi cư trú lâu đời của đồng bào dân tộc ít người Pako và Vân Kiều. Trong sự phát triển của mình, đồng bào Pako, Vân Kiều đã bảo tồn những bản sắc văn hóa đặc sắc. Từ các hình thái tín ngưỡng dân gian mang tính phổ quát đó, người Vân Kiều đã chế tác ra nhiều nhạc cụ (sáo, đàn ta lư, khèn a mam, khèn bè, đàn pơlựa, thanh la, cồng, chiêng...) bằng nguyên liệu gỗ, tre, nứa, hợp kim, cấu thành nên những âm thanh đặc sắc làm say đắm lòng người.

1. Tù và  là loại nhạc cụ   được làm bằng sừng trâu khi thổi lên có tiếng kêu rất lớn nó báo hiệu công việc đã xong đang về nhà ping mới.

 2. Khèn là loại nhạc cụ "được làm bằng tre hoặc nứa" khi thổi lên nó tiếng thánh thót nhẹ nhàng, dịu êm làm đắm say lòng người.

  3. Đàn Ta lư được làm từ gỗ cây hoa sữa hoặc gỗ cây mít, loại đàn này chỉ có hai giây khi đánh lên chỉ có 2 thanh.
 4. Trống và chiêng la là hai nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội và phong tục tập quán của đồng bào Pa Kô.
 5. Ta ngát là loại nhạc cụ đặc trưng nó được làm từ những cây tre nhỏ có chiều cao khoảng 2m.

6.Sáo là nhạc cụ phổ biến nhất của người Vân Kiều. Sáo Vân Kiều có nhiều loại và mỗi loại được trình diễn ở những nghi lễ khác nhau. Sáo pi là nhạc cụ gắn bó bền chặt nhất với người Vân Kiều, là nhạc cụ duy nhất được cất lên khi vui cũng như lúc buồn, các dịp ma chay, khi thực hiện nghi thức thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị thần…  Khi hát Xà-nớt, làn điệu dân ca trĩu nặng tình cảm và đậm đà lý trí về quan hệ xã hội, dòng tộc, làng bản thì đồng bào thổi sáo khui. Còn sáo teril được thổi khi hát làn điệu Oát, khúc ca hò hẹn của gái trai Vân Kiều. Tuy từng loại sáo có kích thước và cấu tạo khác nhau nhưng điểm chung giữa chúng là khâu lựa chọn cây nứa như ý để chế tác ra loại nhạc cụ này. Đó là những cây nứa già cứng cáp, mọc ở đằng đông và ngọn của nó cũng hướng thẳng về phía đông, hơi ngã màu vàng óng, chiều dài của mỗi đốt phải tầm 70cm.

 

Trong các loại nhạc cụ trên thì đàn ta lư cũng là loại nhạc cụ được trình diễn phổ biến trong cộng đồng dân tộc Vân Kiều. Là loại nhạc cụ dây, dành riêng cho nam giới, tiết tấu của đàn ta lư vừa da diết phù hợp với các làn điệu dân ca tộc người lại vừa sôi nổi kết hợp hài hòa được với các bài hát đương đại. Đàn ông Vân Kiều gẫy ta lư trong không khí nhộn nhịp, vui tươi của lễ hội hay những lúc nông nhàn thảnh thơi. Họ không bao giờ dùng đàn ta lư trong dịp ma chay, đám giỗ…Đàn ta lư có hình dáng giống như cây đàn guitar thu nhỏ. Loại nhạc cụ này không tuân theo quy chuẩn một kích thước nào mà tùy theo độ to nhỏ của khúc gỗ đặc để đục đẽo thành thùng đàn. Thông thường, toàn bộ chiều dài của đàn khoảng 70cm, riêng phần cần đàn nối với thùng đàn khoảng 40cm. Cuối cần đàn là bộ phận tăng âm luôn được vát lõm xuống tựa hình bàn tay đang khép lại kín kẽ để hứng lấy những giọt nước chuẩn bị rơi xuống. Nhạc cụ này có 2 dây, chia thành 5 quãng nhạc, tùy từng bản nhạc mà người chơi đàn sẽ lần theo dây đàn và thay đổi từng quãng đàn tạo thành những nốt nhạc cao thấp khác nhau. Đàn talư đã trở thành đề tài và cảm hứng sáng tác để nhạc sỹ Huy Thục viết nên giai điệu tự hào “Tiếng đàn ta lư” nổi tiếng năm 1968.

 

Được sử dụng phổ biến trong các lễ hội vui tươi còn có kèn a mam. Thoạt nhìn, kèn a mam có vẻ ngoài rất đơn giản, chỉ dài chừng 40cm, nhỏ như chiếc đũa, cả nam và nữ đều có thể sử dụng nhưng để có thể chế tác nên một chiếc kèn hoàn chỉnh thì phải có bí kíp gia truyền. Kèn a mam được làm bằng nhánh cây đương (theo cách gọi của người Vân Kiều), loài cây này có thân và nhánh giống cây tre trúc, vừa chắc chắn lại vừa dẻo dai. Nhánh được chọn làm kèn a mam phải già, thẳng, dài khoảng 30-40 cm, không dùng những nhánh còn non dễ bị xốp và héo hai đầu…Công đoạn đục hai lỗ nhỏ ở hai đầu đoạn đương để khi thổi chiếc kèn phát ra được nhiều loại thanh âm là lúc cần đến cách thức bí truyền của người nghệ nhân. Họ sẽ dùng loại đục nhỏ và nhọn khéo léo đục hai lỗ sao cho vị trí phải thật phù hợp và cân xứng ở hai đầu khúc đương. Vì nhánh cây rất nhỏ nên khi đục lỗ phải rất cẩn thận, lỗ không được quá nhỏ, cũng không quá to thì tiếng kèn khi thổi mới có được những âm thanh chuẩn xác và tinh tế. Kèn a mam có thể dùng để độc tấu hoặc cả hai người cùng thổi, thông thường là một nam và một nữ trong hát đối đáp, giao duyên.

Đâu đó trong các bản làng, tiếng khèn bè xao xuyến còn được thổi bởi các chàng trai Vân Kiều đến tuổi cập kê. Khèn được chia làm 2 bè, mỗi bè 7 ống. Bầu khèn làm bằng gỗ, một đầu khoét thủng để thổi, một đầu bịt kín bằng sáp ong đá. Người chơi khèn bè phải nắm vững kỹ thuật lấy hơi, độ chính xác và điêu luyện của đôi tay khi bấm nốt. Tiếng khèn bè là công cụ để đàn ông Vân Kiều thể hiện tài năng, là giai điệu hẹn hò, bắc cầu cho trai, gái Vân Kiều tìm được cho mình một người bạn đời thích hợp.    

Anh Hồ Văn Hồi- chia sẽ (trích băng 3)

Trong đời sống sinh hoạt và ở các nghi lễ, người Vân Kiều còn trình diễn các loại nhạc cụ khác, đólà: cồng chiêng . Bộ cồng chiêng Vân Kiều thường có 3 chiếc, chiếc lớn nhất là cồng mẹ, 2 chiếc nhỏ hơn là cồng con. Cồng mẹ phát ra âm thanh cao độ, tròn đầy và vọng vang. Cồng con làm nhiệm vụ giữ nhịp cho bản hòa tấu. Cồng chiêng được đồng bào tấu lên trong lễ cúng hồn lúa, lễ buộc chỉ cổ tay, lễ vào nhà mới. Mời quý vị nghe giai điệu cồng chiêng sau đây trong 1 lễ hội cuả đồng bào Vân Kiều 

Mở phát file chiêng trống lễ hội 130-9

     Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

( Kỹ thuật phát bài hát “ Nhớ về Cam Lộ”)5-8

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa thưởng thức ca khúc “ Nhớ về cam Lộ” một sáng tác của tác giả Phan Chiến, qua sự thể hiện của nam ca sỹ Cao Thọ. Xin nói thêm là anh Phan Chiến hiện đang công tác trong ngành đường sắt tại Quảng Trị. Tuy là nhạc sĩ không chyên nhưng anh đã có những sáng tác được người  yê thích âm nhạc mến mộ: như : Trường Sa- Hoàng Sa -Việt Nam, Bài ca Xây dựng nông thôn mới, Biển rộng  Sông dài , và Nhớ về Cam Lộ mà quý vị vừa nghe.

 

Ca khúc “ Nhớ về Cam Lộ” là một bài hát với những ca từ đầy cảm xúc về vùng đất Cam Lộ, Quảng Trị, với những địa danh gắn liền miền sương ngọt” của dân Cam Lộ. Trong CT hôm nay chúng tôi có cuộc trao đổi với tác giả Phan Chiến xung quanh sáng tác này của anh.

MC: Xin chào anh Phan Chiến, cảm ơn anh đã có cuộc trò chuyện với những người làm CT của Đài PTTH Quảng Trị.

APC:  

MC: Thưa anh, khán giả vừa nghe ca khúc “Nhớ về Cam Lộ”. Ca khúc có những ca từ hay về Cam Lộ, anh có thể cho thính giả được biết về hoàn cảnh ra đời ca khúc được không ạ

APC: trả lời

MC: Thưa anh, bên cạnh ca từ được trau chuốt thì giai điệu của ca khúc mang hơi hướng nhiều yếu tố dân ca, có lẽ vậy. Anh có thể chia sẽ về nghệ thuật sáng ca khúc này không ạ?

MC:  Vâng, được biết anh đã có những sáng tác khác được công chúng biết đến, cho đến nay thì thì theo anh, anh đã thành công những ca khúc nào ạ?

APC: Trả lời

MC: Vâng, cảm ơn nhạc sĩ đã có cuộc trò chuyện này. Chúc anh có thêm nhiều sáng tác mới để công chúng đón nhận, thưởng thức, đặc biệt là những ca khúc về Quảng Trị.

PHÁT LẠI BÀI HÁT

            Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

( Kỷ thuật trích bài “ Mưa chiều miền Trung Cẩm Ly hát

(Kỷ thuật lưu ý chèn ghép nhạc nhẹ nhàng với giọng đọc 2 PTV)

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn vừa nghe nam ca sỹ Cẩm Ly vừa thể hiện ca khúc “ Mưa chiều miền Trung ”- Một sáng tác của nhạc sỹ Hồng Xương Long.  

Nhạc sĩ Hồng Xương Long (50 tuổi) quê Quảng Ngãi, hiện sống ở TP.Hồ Chí Minh. Anh đã sáng tác nhiều ca khúc trữ tình mang âm hưởng dân ca, trong đó có nhiều tác phẩm hay về khúc ruột miền Trung    

Những ca khúc do Hồng Xương Long sáng tác đã “chạm” vào trái tim của người yêu âm nhạc. Đến nay, Hồng Xương Long đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong đó nhiều ca khúc hướng về miền Trung thân yêu. Trong đó "Mưa chiều miền Trung" là một trong số những ca khúc anh đặc biệt dành riêng cho quê nhà. Ca khúc này được sáng tác vào năm 2002.  

Nhạc sĩ Hồng Xương Long chia sẻ: Dù xa quê, nhưng tôi luôn hướng về quê hương và lo cùng nỗi lo của người dân ở quê nhà, nhất là mùa bão, lũ. Ca khúc "Mưa chiều miền Trung" được sáng tác trong nỗi niềm của người con xa xứ hướng về quê hương, thể hiện nỗi lòng của mình trước những đau thương, mất mát của người dân ở quê nhà trong bão, lũ. 

Sau khi hoàn thành ca khúc “Mưa chiều miền Trung”, Hồng Xương Long đã gặp Giám đốc Kim Lợi studio, nhạc sĩ Minh Vy. Nhạc sĩ Minh Vy đã biết thông tin về cô giáo và các em học sinh tiểu học ở Quảng Ngãi bị nước lũ cuốn trôi, nên anh quyết định dựng video cho tác phẩm này, với sự thể hiện của ca sĩ Cẩm Ly. Bài hát gây xúc động cho khán giả đến tận bây giờ.

 

"Mưa chiều miền Trung" được viết theo nhịp điệu 4/4, mang âm hưởng Trung Bộ. Hồng Xương Long đã đem cái chân chất của người con xứ Quảng vào những ca khúc miền Trung và được đông đảo người yêu âm nhạc đón nhận. Sau "Mưa chiều miền Trung".   Đời này qua đời người khác, người dân miền Trung tiếp tục gồng gánh những trận bão, lũ kinh hoàng. Điều đó thôi thúc Hồng Xương Long tiếp tục viết lên những xúc cảm của mình, ghi lại thành những nốt nhạc yêu thương để lại cho đời, cho quê hương.

 

( Kỷ thuật trích bài “ Mưa bong bóng” Quang Linh hát lồng vào đoạn đọc gần cuối và hết)

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..  thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 09/10/2022 17:40 Lê Vĩnh Nhiên 10/10/2022 07:26
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà