Dọc đương VN 13/5
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường VN 13/5 Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :về "Cuốn tiểu thuyết về đất nước sau ngày 30/4/1975" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 13/5 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 19/5 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn ! Mở đầu ct chúng ta cùng cảm nhận một cuốn tiểu thuyết viết về Việt Nam sau ngày 30/4/1975, bài của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng nghe. Phần cuối ct, chúng ta cùng thưởng thức bài hát về ngày thống nhất qua cảm nhận sau của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct, ct này do Việt Thanh bt, cùng với sự tham gia thực hiện của...

             MỘT CUỐN TIỂU THUYẾT VỀ VIỆT NAM SAU 30/4/1975

 

                                                                                                      (Xuân Dũng)

  

  "Nghiệp chướng " là tiểu thuyết thứ 3 trong bộ ba tiểu thuyết liên hoàn : "Mật đạo", "Ngẫu tượng" và "Nghiệp chướng", mỗi tác phẩm đều có vị trí độc lập tương đối cao, có thể đọc riêng vẫn được, tất nhiên nếu đọc hết thì cảm nhận sẽ đầy đủ hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước.

   Bắt đầu từ "Mật đạo" lấy Quảng Trị làm bối cảnh chủ yếu để sáng tác tiểu thuyết. Và nếu "Mật đạo" chủ yếu nói về những biến cố xã hội và cá nhân trong cuộc chiến Việt-Mỹ thì "Nghiệp chướng" lại góc nhìn về thời bình sau năm 1975,  là khảo sát và cảm nghiệm của người trong cuộc về quá trình khôi phục kinh tế và vai trò của những nhà tư sản dân tộc. Bối cảnh chính là Sài Gòn sau ngày thống nhất đất nước.

      Theo tiểu thuyết, trước ngày 30/4/1975 chừng một tuần, đã có một cuộc họp tuyệt mật tại Mỹ của năm nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng để triển khai một dự án khoa học về Việt Nam có tên là "Vượt tường". Và GS Luân được lựa chọn quay về nước.

   Cách chọn nhân vật chính là Luân (trong truyện là "gã") cũng là một cách hay.Với tư cách là nhà tư sản, doanh nhân, Luân là người cọ xát với cuộc sống mới mà chưa ai hình dung được, nhưng với tư cách là nhà khoa học, anh phải giữ khoảng cách với hiện tượng, sự vật để có cái nhìn khách quan, để hoàn thành một báo cáo khoa học đúng nghĩa. Và đó là một nhân vật phân thân của "Nghiệp chướng", cũng là điểm mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Sau năm 1975 mọi thứ đều ngổn ngang, tất cả đều bỡ ngỡ, những ấu trĩ và cả lãng mạn ngây thơ cùng những sai lầm của tư duy duy ý chí trong điều hành kinh tế thời bao cấp là chuyện khó tránh khỏi. Nhưng cuốn sách không đi sâu vào những khó khăn nhiều mặt của đời sống và xung đột xã hội, cá nhân trong thời bao cấp. Đường dây câu chuyện vẫn chỉ chủ yếu xoay quanh nhân vật chính và hoạt động của "Gia Đình" với những nhân vật liên quan. Chúng ta gặp lại ông Cơ, chỉ huy quân báo bộ đội từng xuất hiện ở "Mật đạo" và là bạn cũ của ông Lam, bố Luân và cũng là bạn của ông Năm, một tiền bối của gia đình vốn sống ở Hà Nội suốt thời gian đất nước chia cắt, cả đứa con gái tên Tiên của ông, là cán bộ cách mạng trẻ, thông minh, bản lĩnh, năng động và khát khao cống hiến. Cũng nhờ những người thiện tâm, thiện chí và có tầm nhìn như ông Cơ mà "Gia đình" tránh được những phiền hà, rắc rối của thời hậu chiến.

   Trải qua những ngỡ ngàng, các nhà tư sản dân tộc đã bắt đầu tìm thấy được chỗ đứng của mình trong lòng Tổ quốc khi ngọn gió Đổi mới bắt đầu. Câu chuyện kết thúc bằng lời nói của Luân với Tiên như một niềm hy vọng chân thành và son sắt : " Em là thế hệ hiện tại này lẫn tương lai sắp tới. Em có thể tiếp tục làm công chức nhà nước hoặc xin ra ngoài kinh doanh. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, em vẫn là người của hệ thống này vì em được nuôi dạy, lớn lên và được tin cậy trong đó.Đó là ưu điểm khó ai bì kịp. Xã hội này sắp tới cần những doanh nhân, nhất là những doanh nhân xuất thân trong lòng của hệ thống. Em xứng đáng và đúng là người được lựa chọn để dẫn dắt cơ đồ của Gia Đình đi cùng chiều với đất nước, điều mà các cha chú mình luôn tâm niệm".

   Và với "Nghiệp chướng", Lưu Vĩ Lân đã khá thành công với  một kiểu nhân vật còn rất thiếu vắng trong văn học Việt Nam hiện đại.

   Hy vọng sẽ được đón đọc những tác phẩm mới của nhà văn.

 

  

  

                             

 

                         BÀI HÁT "NHƯ CÓ BÁC TRONG NGÀY VUI ĐẠI THẮNG" CỦA NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN.

 

                                                                                               (Xuân Dũng)

 

    Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng được nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác năm 1975, sau ngày nước nhà thống nhất. Đây là một ca khúc sáng tác rất nhanh, trong thời gian rất ngắn, nhưng thể hiện sự dồn nén của cảm xúc dâng trào cao độ, được bộc phát khi thời khắc lịch sử đã điểm.

   Ca khúc có vỏn vẹn 60 từ và trong đó đã có 20 từ là "Việt Nam Hồ Chí Minh". Tuy có giai điệu giản dị, gần gũi, lời ca ngắn gọn, súc tích... thế nhưng bài hát lại có một sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Ban đầu ca khúc được nhạc sĩ Phạm Tuyên đặt tên là "Như có Bác trong ngày đại thắng", nhưng người dân Việt Nam vẫn quen gọi là "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" theo câu hát mở đầu của bài hát.

   Mở đầu bài hát là tiếng reo vui khi đất nước thống nhất, giang sơn gấm vóc thu về một mối:

   Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng
Ba mươi năm đấu tranh giành toàn vẹn non sông
Ba mươi năm dân chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công.

   Lời ca như một sự tổng kết ngắn gọn và giản dị, dễ hiểu quá trình một cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ và bi tráng, kết thúc bằng thắng lợi vẻ vang. Điệp khúc vang lên phấn khởi, tự hào:

      Việt Nam Hồ Chí Minh
Việt Nam Hồ Chí Minh
Việt Nam Hồ Chí Minh
Việt Nam Hồ Chí Minh.

   Bài hát thể hiện sự hòa quyện cao độ giữa dân tộc Việt Nam với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam.

     Một bài hát giai điệu, khúc thức rất giản dị, ca từ cũng thể hiện sự đại chúng bởi rất dễ hiểu, dễ nhớ, tưởng cũng bình thường, nhưng từ khi ra đời cho đến này, ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó, càng được đông đảo quần chúng yêu thích. Bài hát thường được vang lên khi bế mạc hội nghị,  trong các liên hoan, kết thúc các chương trình văn nghệ, thể thao, đặc biệt là bóng đá...

    Một bài hát như thế là một tác phẩm để đời, một niềm tự hào không chỉ với người sáng tác.

   Ca khúc sẽ còn vang vọng dài lâu...

   (Tiếp theo là bài hát)

 

   

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 09/05/2022 14:40 Lê Vĩnh Nhiên 13/05/2022 18:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà