Phát thanh tạp chí dân tộc và miền núi số 31
Danh mục
Khác
NỘI DUNG

Dẫn đầu:

PHÁT THANH TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI 26/9

QRTV giới thiệu: Chương trình Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị được phát sóng vào lúc 17h, ngày 26/09/2023 và được phát lại vào lúc 10h30 ngày 27/09/2023 sẽ gửi đến đồng bào và quý vị các bạn những nội dung sau:

Phát triển một số loại cây trồng phù hợp ở các xã vùng núi huyện Vĩnh Linh.

Ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lây lan qua biên giới.

Đảm bảo an toàn giao thông khu vực miền núi.

Kính mời đồng bào và các bạn cùng quan tâm đón nghe.

2MC xen kẽ:

MC: Xin kính chào đồng bào và các bạn. Đồng bào và các bạn đang nghe Tạp chí dân tộc và miền núi được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình ngày hôm nay, chúng tôi xin chuyển đến đồng bào và các bạn những nội dung sau:

Phát triển một số loại cây trồng phù hợp ở các xã vùng núi huyện Vĩnh Linh.

Ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lây lan qua biên giới.

Đảm bảo an toàn giao thông khu vực miền núi.

Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình. Mời đồng bào và các bạn cùng lắng nghe.

Nhạc cắt

(Phát triển cây trồng phù hợp với vùng núi huyện Vĩnh Linh)

 

     MC: Thưa đồng bào và các bạn! Thời gian qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình, dự án về với vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống người dân và thay đổi diện mạo các vùng quê. Tuy nhiên, có được sự đổi thay đó, mỗi địa phương đã linh động những cách làm hay, sáng tạo tùy thuộc vào đặc thù từng vùng, miền. Đặc biệt việc nhiều mô hình hay được hình thành và nhân rộng, nhiều cây con mới được phát triển sẽ giúp người dân tìm ra hướng phát triển phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và tập quán canh tác của địa phương, qua đó từng bước hỗ trợ người dân tìm được cách làm hay giảm nghèo bền vững. Ghi nhận của phóng viên Quách Long tại các xã miền núi huyện Vĩnh Linh. Mời đồng bào và các bạn cùng lắng nghe.

     Để nâng cao đời sống người dân, giảm tỉ lệ hộ nghèo, địa phương đã có sáng kiến thành lập Tổ dân vận khéo phát triển kinh tế thôn. Tổ dân vận khéo được thành lập để động viên, hỗ trợ người dân thay đổi thói quen và phương thức canh tác. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã triển khai các hoạt động nhằm hỗ trợ, giúp đỡ người dân thoát nghèo. Song song với đó, tại xã Vĩnh Hà, Đề án đã xác định cao su là cây trồng chủ lực, với diện tích khoảng 800 ha. Việc đưa khoa học kỹ thuật vào trồng và chăm sóc cây cao su được triển khai xuống tận thôn bản. Phòng Nông nghiệp cử cán bộ xuống để đồng hành cùng người dân, từ đó tiết kiệm và nâng cao hiệu suất phân bón. Sản lượng mủ đã tăng lên 2.363 tấn. Với nỗ lực và đồng thuận của đồng bào, bộ mặt nông thôn không ngừng được cải thiện. Từ thay đổi cơ sở hạ tầng, đồng bào ý thức tự vươn lên nỗ lực thoát nghèo.

     Gia đình ông Mai Văn Thương ở thôn Bãi Hà Mới phấn khởi khi được hỗ trợ 550 cây giống cao su để phát triển sản xuất. Không chỉ hỗ trợ giống cây mà được tập huấn thêm về kĩ thuật trồng, chăm sóc nên gia đình ông đã hăng say lao động để mong mang lại giá trị kinh tế cao hơn từ cây trồng này. Là gia đình thuộc diện hộ nghèo, gia đình thiếu lao động, tuy nhiên với bản tính cần cù, chịu khó học hỏi, vườn cao su của gia đình ông Thương hiện đang phát triển tốt, hưa hẹn cho thu nhập trong thời gian không xa. Bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, gia đình ông Thương còn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, đặc biệt là việc tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hỗ trợ phân bón cho cây trồng.

Ông Mai Văn Lương

Trưởng thôn Bãi Hà Mới, Vĩnh Hà, Vĩnh Linh, Quảng Trị chia sẻ: (Băng PV)

     Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng và chính sách của nhà nước cùng với sự nỗ lực cố gắng vươn lên của người dân kinh tế ở ba xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà đã có bước phát triển rõ rệt. Cơ cấu kinh tế của các địa phương có sự chuyển biến tích cực, sinh kể của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng trên một người mỗi năm. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững thì đòi hỏi nhiều hơn nữa nỗ lực từ người dân cũng như nguồn lực từ nhà nước. Điều đặc biệt là đã có nhiều mô hình hay, cách làm phù hợp để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong đó, mỗi người có uy tín, Bí thư Chi bộ hay trưởng thôn đã phát huy được trách nhiệm của mình trong việc trồng trọt chăn nuôi để làm gương cho bà con cùng học tập, làm theo. Họ chính là những cầu nối vừa đưa chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân, vừa góp phần định hướng để người dân biết được cách trồng cây gì, nuôi con gì để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

     Tại xã miền núi Vĩnh Ô, tổ hợp tác trồng chuối với 7 hộ gia đình  đang được hình thành và đi vào hoạt động. Đây là lần đầu tiên, tổ hợp tác phát triển nông nghiệp được hình thành tại xã Vĩnh Ô. Để tổ hoạt động tốt và bà con tin theo, chính quyền địa phương đã làm tốt công tác tuyên truyền đồng thời vận động cán bộ, Đảng viên tích cực đi đầu trong việc xây dựng tổ hợp tác. Sau nhiều tìm tòi nghiên cứu, tổ hợp tác đã trồng thử nghiệm hơn 200 gốc chuối mật mốc, theo ghi nhận ban đầu, cây chuối phát triển tốt, ra buồng đều đặn, hiện đang cho thu lứa đầu tiên. Từ thành công ban đầu này, tổ hợp tác trồng chuối Vĩnh Ô đang xây dựng khu trồng chuối với quy mô 2 nghàn gốc chuối. Đây là cơ sở để chính quyền địa phương xây dựng mô hình cho đồng bào Vân Kiều nơi đây học hỏi và làm theo.

Ông Hồ Văn Tốt

Bí thư Chi bộ thôn Cây Tăm, Vĩnh Ô, Vĩnh Linh, Quảng Trị cho biết: (Băng PV)

     Đầu tư phát triển kinh tế xã hội thực hiện xây dựng nông thôn mới ở xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà là đầu tư cho phát triển bền vững gắn liền với xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên bên cạnh việc hỗ trợ từ Nhà nước, việc chính quyền và người dân địa phương tìm tòi hướng phát triển các mô hình mới, thử nghiệm và phát triển nuôi trồng các giống cây con phù hợp là hướng đi đúng đăn, giúp người dân hình thành tư duy tự giác, chủ động phát triển kinh tế gia đình, qua đó từng bước xây dựng mô hình, xóa đói giảm nghèo một cách bền vững.

 

 

 

Nhạc cắt

MC: Đồng bào và quý khán thính giả đang nghe chương trình “Tạp chí Dân tộc và Miền núi” được phát trên tần số 92,5 mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

 (Ngăn chặn dịch sốt xuất huyết lây lan qua biên giới)

 

     MC: Thưa đồng bào và các bạn. hiện nay nước bạn Lào đã bước vào thời điểm giao mùa, đang phải đối mặt với sự bùng phát rất mạnh của dịch sốt xuất huyết. Theo thống kê, tính đến cuối tháng 7, trên toàn nước Lào có 15.200 trường hợp nhiễm sốt xuất huyết, trong đó 7 trường hợp tử vong. Riêng tại hai tỉnh có đường biên giới giáp tỉnh Quảng Trị là Savannakhet và Salavan có 1.656 trường hợp bị sốt xuất huyết, 1 người tử vong. Trước tình hình đó, bộ chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các dơn vị trên tuyến biên giới phối hợp với chính quyền địa phương các xã khu vực biên giới đang tích cực đẩy mạnh việc tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, ngăn chặn dịch lây lan qua biên giới. Sau đây là một số ghi nhận của phóng viên Quách Long.

     Những ngày này, cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Thanh, đang huy động lực lượng đến tận các thôn bản vân động tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết. Các đơn vị trên tuyến biên giới tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện, không để dịch lây lan qua biên giới; phối hợp chặt chẽ với ngành y tế theo dõi, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn phụ trách. Quan trọng hơn nữa là tham mưu cho chính quyền địa phương tăng cường thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện truyền thanh nông thôn để nâng cao ý thức người dân trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết; tổ chức phát quang, làm sạch môi trường và diệt lăng quăng bọ gậy.

Thiếu tá Võ Văn Trung

Đồn Biên phòng Thanh, BĐBP Quảng Trị cho biết: (Băng PV)

     Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết, ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan qua biên giới vào nội địa. Về phía chính quyền địa phương các xã khu vực biên giới, sau khi tiếp nhận thông tin đã tích cực huy động lực lượng đoàn viên thanh niên tổ chức đến tận từng hộ dân phát tờ rơi, phát quang bui rậm, khơi thông cống rãnh... lực lượng thanh niên phối với các chiến sỹ Đồn Biên phòng Thanh đẩy mạnh việc vận động tuyên truyền người dân các biện pháp cần thiết ngăn chặn dịch lây lan qua biên giới.  Từ đó, nhận thức của người dân đã được tăng lên bằng những việc làm thiết thức như phát quang, vệ sinh môi trường trong khu dân cư, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi…

     Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Trị, từ đầu năm 2023 đến ngày 24/7/2023, toàn tỉnh ghi nhận 354 ca bệnh sốt xuất huyết. Trong đó, huyện Hướng Hoá có 58 ca, tăng 52 ca so với cùng kỳ năm 2022. Điều đáng chú ý là năm 2019, huyện Hướng Hóa ghi nhận 1.889 ca sốt xuất huyết. Năm 2023 rơi vào chu kỳ tái diễn sốt xuất huyết tăng cao (chu kỳ 4-5 năm/lần). Vì vậy, nguy cơ dịch sốt xuất huyết năm nay sẽ diễn biến phức tạp, tăng cao nếu không chủ động phòng, chống kịp thời. Các giải pháp được đưa ra là ngành y tế, chính quyền cùng cơ quan liên quan và toàn dân cần triển khai diệt lăng quăng bọ gậy và hạn chế nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; xử lý ngay ổ dịch và các nguy cơ gây dịch sốt xuất huyết.

Bác sỹ Hồ Thị Hữu

Trưởng trạm y tế xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị chia sẻ( (Băng PV)

     Để chủ động, tích cực phòng, chống sốt xuất huyết, không để gia tăng, bùng phát trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị trong ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; giám sát phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp mắc sốt xuất huyết tại cộng đồng, tại các cơ sở y tế để kịp thời phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết không để lây lan, bùng phát dịch.

 

Nhạc cắt

MC: Đồng bào và quý khán thính giả đang nghe chương trình “Tạp chí Dân tộc và Miền núi” được phát sóng vào lúc 17h, ngày thứ 3 và phát lại vào lúc 10h30 ngày thứ 4 hàng tuần trên tần số 92,5mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

(Đảm bảo an toàn giao thông miền núi)

     MC: Thưa đồng bào, thưa các bạn. Thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông tại Quảng Trị có những chuyển biến tích cực. Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí nhưng chưa thật sự bền vững, vẫn còn diễn biến phức tạp, thiệt hại do tai nạn giao thông vẫn rất nghiêm trọng. Ý thức chấp hành an toàn giao thông của người dân là vấn đề cần giải quyết lâu dài. Đặc biệt trên địa bàn miền núi trong toàn tỉnh, nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra gây thiệt hại về người và tài sản. Mặc dù có biển cảnh báo nhưng do đường hẹp, quanh co và sự thiếu ý thức của lái xe đã dẫn đến những vụ tai nạn đáng tiếc. Trong phần cuối chương trình ngày hôm nay, mười đồng bào và các bạn cùng lắng nghe những ghi nhận của phóng viên Quách Long về vấn đề này.

     Cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, diện mạo miền núi tỉnh Quảng Trị  đang  có nhiều thay đổi tích cực. Song cùng với sự thay đổi đó, các địa phương miền núi cũng đang đối mặt với thách thức trong công tác đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, khi các phương tiện giao thông ngày càng gia tăng về số lượng. Đó là chưa kể giao thông địa bàn miền núi hiểm trở với đồi dốc quanh co, trong khi hạ tầng giao thông còn yếu kém, sự hiểu biết của bà con đồng bào về Luật Giao thông đường bộ chưa đầy đủ…

     Do địa hình đồi núi, khúc khuỷu và nhiều ngõ ngách nên các tuyến đường liên thôn, liên xã giao nhau đầy nguy hiểm. Trong khi đó, các tuyến đường tại khu dân cư thường hẹp, tầm nhìn bị che khuất nên khi gặp tình huống bất ngờ rất khó xử lý kịp thời. Ngoài ra, sự kết nối giữa một số tuyến đường giao thông nông thôn với quốc lộ vẫn chưa có sự đồng bộ, hợp lý, cũng như chưa tạo được sự an toàn, thông suốt trên toàn tuyến. Vì thế, chỉ cần sơ suất nhỏ, người tham gia giao thông có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào.

     Một nguyên nhân cơ bản nữa dẫn đến tình trạng mất an toàn giao thông trên địa bàn miền núi đó là do điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, bề rộng nhiều mặt đường còn khá hẹp, lại có độ dốc lớn; ý thức chấp hành giao thông ở một bộ phận người vùng cao còn hạn chế, phương tiện tham gia giao thông thiếu đảm bảo an toàn, trong khi lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông còn mỏng so với địa bàn rộng… Phần lớn các vụ tai nạn giao thông xảy ra tại miền núi có nguyên nhân từ tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu và thậm chí không đội mũ bảo hiểm, không chú ý quan sát làn đường.

Anh Huỳnh Văn Phước

Tài xế công ty Việt Trung, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: (Băng PV)

 

     Đơn cử như tuyến đường 15D dài trên 12km là đường cấp IV và cấp V, mặt đường bê tông nhựa, rộng khoảng 6m. Mặt đường sử dụng lâu năm xuống cấp, hay bong bật hư hỏng, lồi lõm xuất hiện nhiều “ổ voi”, “ổ gà”. Trên đoạn tuyến có nhiều đường cong, bán kính nhỏ nên rất nguy hiểm. Hệ thống an toàn giao thông mặc dù đã có bổ sung, tăng cường nhưng chưa đảm bảo, gây khó khăn cho các phương tiện lưu thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Quá trình bảo trì đã triển khai một số dự án nhỏ để nâng cấp, sửa chữa, khắc phục các sự cố trên tuyến, đảm bảo lưu thông, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Anh Bùi Văn Luận

Tài xế xe khách tỉnh Quảng Bình chia sẻ: (Băng PV)

Ông Hồ Thúy

Trưởng thôn La Lay, A Bung, Đakrông, Quảng Trị cho biết thêm: (Băng PV)

 

     Trước thực trạng này, Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các lực lượng liên quan nỗ lực kiềm chế tai nạn giao thông trong toàn tỉnh. Trong đó nồng cốt là lực lượng Cảnh sát giao thông công an tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiềm chế tai nạn giao thông trên địa bàn. Đối với huyện miền núi Đakrông, các cán bộ, chiến sĩ lực lượng CSGT đã đi đến từng hộ gia đình đặc biệt là hộ đồng bào để tuyên truyền về pháp luật giao thông và xem đây là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị. … Nội dung tuyên truyền được chuyển tải một cách đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ để bà con tiếp cận một cách dễ dàng. Các cán bộ, chiến sĩ CSGT phát huy tối đa kênh tuyên truyền tại cơ sở là đội ngũ người có uy tín, cán bộ dân tộc địa phương, nhằm đạt kết quả cao nhất. Qua đó, người dân từng bước nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông. 6 tháng đầu năm 2023, tai nạn giao thông trên địa bàn huyện giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm trước.

Anh Hồ Văn Phong

Thôn RaLu, Hướng Hiệp, Đakrông, Quảng Trị chia sẻ: (Băng PV)

 

     Nhờ thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm minh của lực lượng chức năng đã kéo giảm số vụ và số người chết do tai nạn giao thông trên địa bàn Quảng Trị. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có 65 vụ tai nạn giao thông, giảm 1 vụ, giảm trên 1,50%, giảm 11 người chết so với cùng kỳ năm 2022.

     Có thể nói, với quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng với những cách làm hay đem lại hiệu quả trong việc giảm số vụ tai nạn giao thông ở miền núi cũng như trong toàn tỉnh. Trong đó, thông qua các đợt tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT với nhiều hình thức sinh động đã tác động tích cực và từng bước nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ trong đồng bào miền núi. Bên cạnh đó, các địa phương miền núi cũng cần nhân rộng và phát huy hiệu quả từ các mô hình, câu lạc bộ, lực lượng tự quản tại cơ sở về ATGT.

Trung tá Nguyễn Lý Tưởng

Đội trưởng Đội CSGT, Công an huyện Đakrông, Quảng Trị chia sẻ: (Băng PV)

 

     Để tăng cường đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt giao thông ở miền núi, việc chú trọng công tác tổ chức giao thông nông thôn như lắp đặt biển báo, tín hiệu giao thông, giải tỏa những điểm đen về tai nạn…. cũng là những giải pháp giúp hạn chế rủi ro về tai nạn, đảm bảo an toàn gio thông ờ vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt, hạn chế tốc độ trên các cung đường đèo, dốc và đường qua khu dân cư… Cùng với đó là đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật về giao thông bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với các trường học tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ… Qua đó, ý thức, trách nhiệm của mọi người khi tham gia giao thông được nâng lên và có sự thay đổi tích cực.

Thượng tá Phan Việt Hải

Phó trưởng phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: (Băng PV)

      Hi vọng rằng, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, tình hình an toàn giao thông được đảm bảo. Tuy nhiên, để ngăn ngừa đến mức thấp nhất TNGT, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của các ngành, các cấp, quan trọng nhất vẫn là sự tự giác chấp hành luật của mỗi người, mỗi nhà. Vì thế, tuyên truyền vẫn là khâu trọng tâm, đột phá nhằm thay đổi dần ý thức của người dân mỗi khi tham gia giao thông, từng bước kéo giảm TNGT trong thời gian tiếp theo.

     Đến đây, thời lượng 30 phút của chương trình Tạp chí dân tộc và miền núi xin được kết thúc. Những người thực hiện chương trình Hồ Thới, Khắc Nam, Đỗ Hằng, Nguyên Hương xin cảm ơn đồng bào và quý khán thính giả đã quan tâm lắng nghe. Xin chào và hẹn gặp lại đồng bào và các bạn vào lúc 17h, ngày thứ 3 và phát lại vào lúc 10h30 ngày thứ 4 hàng tuần trên tần số 92,5mhz sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hồ Thới 22/09/2023 15:37 Hồ Thới 22/09/2023 15:37
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà