Chương trình phát thanh Cuộc sống muôn màu tuần 1 tháng 12
Danh mục
Văn hóa và đời sống
NỘI DUNG

Cuộc sống muôn màu tuần 1 tháng 12

Chủ đề: Văn hóa giao thông

Kính chào quý vị và các bạn!

Quý vị và các bạn thân mến! Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính bản thân mình, cho gia đình mình và cho toàn xã hội.

Thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày những tin tức về các vụ tai nạn giao thông thường xuyên được cập nhật. Mỗi ngày trôi qua là có không biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông có thể đến với bất kì ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao thông còn kém, phương tiện giao thông không đảm bảo điều kiện an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự tạo),…Tuy nhiên nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam tăng cao hơn hẳn so với các nước trên thế giới đó là ý thức người tham gia giao thông còn hạn chế.

Chương trình Cuộc sống muôn màu ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề Văn hóa giao thông. Tham gia chương trình hôm nay chúng tôi có mời Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng – Đội trưởng đội CSGT Công an thành phố Đông Hà.

Trước hết xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình, mời ông và quý vị thính giả nghe bài viết của phóng viên chuyên mục, phản ánh về một thực trạng giao thông tại thành phố Đông Hà.

PS: Lộn xộn giao thông giờ tan học.

Tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt là vào giờ tan học tại các trường học trên địa bàn thành phố Đông Hà đang trở thành vấn đề bức xúc từ lâu. Tuy nhiên bước vào năm học này vấn đề trên không mấy được cải thiện mà thậm chí còn trầm trọng hơn.

Lưu thông trên tuyến đường Hùng Vương đúng mỗi giờ tan trường là một “ác mộng” đối với người tham gia giao thông. Trên tuyến đường này có 2 đoạn thường xuyên bị ùn tắc đó là trước cổng trường Tiểu học Hùng Vương và trường Trưng Vương. Người đỗ dọc xe, kẻ dựng ngang xe rất phản cảm. Mặc dù tấm biển báo biển cấm dừng đỗ ngay trước mặt nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn ngang nhiên phớt lờ. Thậm chí, nhiều người còn dừng xe giữa lòng đường để đón con. Lòng đường bỗng dưng bị nghẹt cứng bởi lượng người và xe. Vỉa hè rộng cũng được các phụ huynh “trưng dụng” làm nơi đỗ xe chờ đón con. Cả một đoạn đường dài trăm mét mà ô tô con đỗ kín khiến cổng trường trở nên khá lộn xộn.

Với các trường nằm sâu trong khu dân cư, đường ngõ nhỏ hẹp như trường Tiểu học Hàm Nghi (đường Hàm Nghi), trường Tiểu học Võ Thị Sáu cũng rơi vào tình trạng tương tự. Chưa đến giờ tan học nhưng nhiều phụ huynh đã có mặt từ sớm, để ngóng con. Ô tô, xe máy chen lấn nhau tìm chỗ đỗ xe. Các em học sinh túm năm túm ba trò chuyện, ăn quà vặt trước cổng trường khiến cổng trường càng trở nên chật cứng. Nhiều hôm cảnh tắc nghẽn kéo dài cả tiếng đồng hồ. Không những thế, do ý thức chấp hành luật giao thông của nhiều em học sinh còn hạn chế nên mỗi khi tan trường, học sinh đi xe đạp vẫn còn dàn hàng ngang vừa gây mất an toàn vừa khiến cho tình trạng giao thông đã lộn xộn càng lộn xộn hơn.

Chị Nguyễn Thị Hồng Nhung- phụ huynh học sinh chia sẻ: Băng

Anh Nguyễn Anh Tuấn- một người thường xuyên đi qua đoạn đường này chia sẻ: Băng

Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông đã được nhiều chuyên gia xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Tuy nhiên để hình thành và duy trì nếp văn hóa giao thông rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan ban ngành, đặc biệt trước hết là người tham gia giao thông. Bởi vậy việc nâng cao nhận thức cho người tham gia giao thông xây dựng văn hóa giao thông là vô cùng quan trọng.

Nhạc

Vâng thưa trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, xin ông có thể cho biết nguyên nhân của tình trạng tắc nghẽn giao thông trước cổng trường trên địa bàn thành phố Đông Hà mà phóng sự trên đã đề cập?

Ông Hùng  trả lời:

Chúng ta đang nhắc đến cụm từ “văn hóa giao thông”, vậy ông có thể nói rõ hơn cho thính giả nghe đài được biết không?

Ông Hùng trả lời:

Với chức năng là cơ quan đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn thành phố vậy ông có thể cho biết những giải pháp nào đã được lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai thực hiện để góp phần xây dựng văn hóa giao thông, thưa ông?

Ông Hùng trả lời:

Vâng, cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình của chúng tôi ngày hôm nay.

 

Nhạc

Phần cuối chương trình mời quý vị và các bạn nghe bài viết: Hãy nhanh lên một cách chậm lại của tác giả Việt Hà.

 

Hãy nhanh lên một cách chậm lại

Do nhà ở xa cơ quan đến 15 cây số nên tôi là một người mà hàng ngày phải tham gia giao thông thường xuyên trên quốc lộ 1A. Cứ mỗi sáng lên xe cho đến lúc tới cơ quan là thần kinh cứ căng lên như dây đàn, gặp bao nhiêu chuyện dỡ khóc dỡ cười trên đường, nếu không dặn lòng mình phải quen đi thì rất dễ trút bực bội lên đồng nghiệp vô tội. Cũng biết rằng sáng đầu ngày ai cũng bận rộn, Bác vội vàng ra chợ, Chị đưa con đến trường, Anh đến công sở cho đúng giờ… nhưng với tư thế “ ai nhanh hơn ai”  trong các Gameshow Vận động ngay trên đường quốc lộ như thế thì thật là chào thua. Không biết phải do bản tính hay nhường nhịn hay không, chứ khi tham gia giao thông tôi luôn là người “thiệt thòi”, thường xuyên bị các phương tiện xe khác lấn đường, cắt mặt, kể cả xe lớn lẫn xe máy điện của các em học sinh, và còn nhận những ánh mắt lườm nguýt, những tiếng chửi thề một cách vô lý nữa chứ…

Mấy anh em ngồi hay tâm sự, đùa rằng: Ngày trước thường nói “ Ra đường thì sợ Công nông”, xe Công nông thì bữa nay không còn, nhưng giờ ra đường sợ nhất gặp các chị em; chị em phụ nữ khi tham gia giao thông cứ như nhà thơ “ tâm hồn treo ngược cành cây”, chạy xe mà cứ như đang suy nghĩ đâu đâu, cứ leo lên xe là rồ máy chạy, đường nhà ta- ta đi.

Mà đúng thật, tôi thường xuyên gặp các chị em chạy xe máy rất nguy hiểm trên đường, đặc biệt với các chị em chở theo các cháu nhỏ thì lại càng hấp ta hấp tấp, lấn đường, cắt mặt các phương tiện khác, vượt ẩu các đoạn đường giao nhau. Đành rằng đằng sau sự vội vàng đó của các chị em là một bữa cơm cho gia đình chưa nấu, là công việc cơ quan bộn bề, là một sự tất bật như vốn có của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên sự đãng trí hay chỉ một phút lơ đãng thôi trên đường thì sẽ luôn bị trả giá rất đắt, bên cạnh sinh mạng của chính bản thân mình là cả một gia đình lớn đang rất cần bàn tay của người phụ nữ.

Mỗi sáng thức dậy, mỗi chiều về nghe Tivi thông báo các vụ tai nạn thương tâm xảy ra trong ngày mà thấy buồn và lo sợ. Các cuộc chiến tranh dữ dội ở Trung Đông số người chết hàng ngày không bằng số người tử nạn vì giao thông ở Việt Nam, mỗi ngày có 24 người chết và hàng chục người khác bị thương tật vĩnh viễn, tính ra mỗi giờ có một người đi ra đường và không trở về với mái ấm gia đình thân yêu.

Anh em bạn bè đi công tác hay tham quan du lịch các nước, trong đó có các nước Đông Nam Á về kể rằng: Giao thông và văn hóa tham gia giao thông không đâu như Việt Nam, đường sá đã xấu mà người tham gia giao thông lại kém về ý thức lẫn  pháp luật, ra đường thì mạnh ai nấy chạy, còi xe inh ỏi, lỡ va chạm vào nhau là có những hành xử không đẹp mắt, những lời chối tai, thậm chí còn xảy ra án mạng. Ở nước họ, bên cạnh giao thông được xây dựng thuận tiện thì người dân chạy xe với tốc độ vừa phải, theo quy định cho phép, thân thiện, nhường nhịn. Chạy xe cả ngày không nghe một tiếng còi xe ô tô mà toàn thấy những nụ cười sáng lóa trên môi. Mọi người tham gia giao thông nhẹ nhàng, trân trọng như đang bước trong nhà Bảo tàng lịch sử. Nghe họ kể mà quá thèm muốn được đến ngay với đất nước họ.

Thì ở đâu xa, vào thành phố Đà Nẵng cách chúng ta chừng 200 km, thành phố được  mệnh danh là thành phố đáng sống. Khi đặt chân đến đây, món quà đầu tiên bạn có đó là những nụ cười thân thiện của người dân nơi đây. Đặc biệt khi tham gia giao thông, dù bạn đến từ đâu, làm nghề gì, bạn sẽ nhận được sự ân cần và giúp đỡ tận tình từ anh cảnh sát giao thông đến anh lái xe ôm. Qua một lần đầu tiên bỡ ngỡ du lịch cùng gia đình đến đây, thành phố này đã níu bước chân tôi nhiều lần quay trở lại.

Qua câu chuyện trên mới thấy ông cha ta ngày xưa nói quá đúng “ Dục tốc thì bất đạt”, tức là cái gì thực hiện quá nhanh, vội vàng thì không bao giờ đạt được điều gì. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã từng nói “ Hãy nhanh lên một cách chậm lại”, mới nghe tưởng chừng rất phi lý, tuy nhiên trong đó chứa đựng một ý niệm sâu xa, rằng con người phải biết “ Sống chậm”, sống chậm không có nghĩa là chỉ có ăn, uống mà còn là hành xử, đi lại. Khi tham gia giao thông bên cạnh việc chấp hành luật lệ thì văn hóa ứng xử trong mỗi cá nhân con người hết sức cần thiết. Sự nhường nhịn này không phải là sự ban ơn cho người khác mà là sự cho đi thánh thiện, chắc chắn sẽ làm cho chính chúng ta thăng hoa với những niềm vui khi được làm một điều tốt trong ngày.

 

Và đến đây, chương trình Cuộc sống muôn màu cũng xin được khép lai, cảm ơn sự quan tâm theo dõi của thính giả nghe đài.

                                                                                         

 

Chú thích duyệt

 

Chưa có bang sản phẩm

File đính kèm: 2911-vanhoagiaothong.docx
cuoc-song-muon-mau-28-11.wav No Image
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Thái Thị Thúy Diệu 27/11/2016 21:34 Lê Vĩnh Nhiên 28/11/2016 08:43
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà