Khoa học và công nghệ: chế biến chè vằng
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

KỊCH BẢN CHUYÊN MỤC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Phần Tuyên truyền. Phát sóng ngày.../10/2017

PTV: Kính chào QV&CB! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ kỳ này, mời QV&CB cùng theo dõi Phóng sự Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong trồng, chế biến và thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm chè vằng. Phần cuối chương trình là mục Giới thiệu văn bản về  Quyết định số 23/QĐ-UBND: Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025 . Bây giờ mời QV&CB cùng đến với phần nội dung chi tiết.

(Nhạc cắt)

PTV: Thưa quý vị và các bạn! Nhằm nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt chất sinh học của chè vằng La Vang để định hướng tạo chuỗi sản phẩm thiên nhiên nâng cao giá trị thảo dược của cây chè vằng, Sở KH&CN Quảng Trị đã phối hợp với Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tiến hành thử nghiệm dược lý để tạo các sản phẩm phối trộn từ hoạt chất chè vằng với một số cây dược liệu khác để định hướng tạo chuỗi sản phẩm thiên nhiên nâng cao giá trị thảo dược . Ghi nhận về vấn đề này mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phóng sự sau:

Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong trồng, chế biến và thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm chè vằng

Chè vằng là một loài cây mọc khá phổ biến tại nước ta đặc biệt là các tỉnh miền Trung, được sử dụng rộng rãi trong dân gian cho các mục đích khàng khuẩn, chống viêm, thông kinh, thông huyết, chữa bệnh ngoài da, chữa viêm tuyến sữa, trị thiếu máu, điều kinh, bổ gan, thải độc, ổn định huyết áp, kích thích tiêu hóa, giảm co thắt, ngủ không ngon giấc, giải độc gan,.. Để nghiên cứu quy trình chiết suất tinh chất từ cây chè vằng, nâng cao hơn nữa giá trị dược liệu của loài cây bản địa này, năm 2016, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị chỉ đạo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nghiên cứu quy trình chiết suất tinh chất từ cây chè vằng với sự phối hợp của Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

 Phỏng vấn: PGS.TS Ngô Kim Chi – Trưởng phòng Khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên – Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên (Mục tiêu và nội dung nghiên cứu chính của đề tài)

Kết quả nghiên cứu cho thấy chè vằng chứa nhiều hoạt chất có tính chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do, kháng được 1-3 chủng vi sinh vật kiểm định, đặc biệt có nhiều hoạt tính sinh học phong phú kể cả hoạt tính kháng dòng tế bào gây ung thư gan Hep-G2 và ung thư phổi LU-1. Kết quả nghiên cứu đã được công bố tại Tạp chí Dược học số 492/tháng 4, năm 2017 do Bộ Y tế xuất bản. Việc Nghiên cứu phối trộn, sản xuất thử nghiệm thực phẩm chức năng Chè vằng  dạng hòa tan với một số cây dược liệu khác góp phần định hướng tạo chuỗi sản phẩm thiên nhiên nâng cao giá trị thảo dược, công bố các hoạt chất sinh học có trong cây Chè vằng Quảng Trị, xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho sản phẩm – đăng kí công bố chất lượng – in ấn bao bì đóng gói sản phẩm chế biến từ  Chè vằng Quảng Trị.

Phỏng vấn: PGS.TS Ngô Kim Chi  (Tác dụng của chè vằng hòa tan với sức khỏe và tỉnh Quảng Trị cần có những định hướng gì trong thời gian tới)

Từ những nghiên cứu và sản xuất thực nghiệm này góp phần nâng tầm giá trị của cây chè vằng nói chung và các sản phẩm từ chè vằng Quảng Trị nói riêng. Đồng thời để có vùng nguyên liệu bền vững, Sở KH&CN đã đầu tư triển khai dự án cơ sở “Sản xuất thử nghiệm cây chè vằng, tạo sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh” do Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Hải Lăng là đơn vị chủ trì. Theo đó đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm 3 ha tập trung bằng giống tạo được từ kết quả giâm hom, ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt  Israel, phủ bạt nilong ... bước đầu đạt được kết quả tốt.Từ đó, hoàn thiện quy trình trồng, sản xuất, nhân giống cây chè vằng để các hộ trên địa bàn có thể tham khảo, áp dụng, hướng tới phát triển sản xuất chè vằng tập trung theo yêu cầu về nguyên liệu đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Nguồn nguyên liệu ổn định kết hợp với hệ thống máy móc thiết bị tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và đã được các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận. Sản phẩm chè vằng hoà tan đã đủ các điều kiện lưu hành ra thị trường theo quy định của pháp luật.

PV Võ Văn Tiến-Phó GĐ Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN (Định hướng của Trung tâm trong vấn đề thương mại hóa sản phẩm đó là đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu )

Có thể khẳng định Sản phẩm chè vằng hòa tan Tralavang là một bước đột phá trong chế biến dược liệu tại Quảng Trị. Việc thương mại hoá sản phẩm chè vằng hoà tan TRALAVANG càng khẳng định sự liên kết giữa 4 nhà trong nông nghiệp được thể hiện rõ nét, tạo ra chuỗi sản phẩm từ khi trồng đến nghiên cứu sản xuất, thương mại sản phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế của cây chè vằng, góp phần mở ra một hướng đi mới cho nhân dân địa phương trong việc trồng các loại cây dược liệu đặc hữu. Đây cũng là một hướng mới trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao giá trị sản xuất ./.

II.Giới thiệu văn bản:  

PTV: Thưa quý vị và các bạn! Trong chuyên mục giới thiệu văn bản kỳ này chúng tôi giới thiệu đến quý vị và các bạn Quyết định số 23/QĐ-UBND về Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025

Ngày 7/9/2017 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 23/QĐ-UBND: Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025.

 Quyết định  này gồm có 03 Chương; 10 Điều, quy định chính sách hỗ trợ phát triển 06 cây trồng, 02 con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 -2020, định hướng đến năm 2025, bao gồm: cây cà phê, cao su; hồ tiêu, gỗ nguyên liệu; cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu; lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, con bò, con tôm.

Quyết định số 23/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 20/9/2017  thay thế Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh : Quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số giống cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản chủ lực và phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2015, định hướng đến năm 2020./.

PTV:  QV&CB thân mến! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ đến đây là kết thúc. Cảm ơn QV&CB đã quan tâm theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau.

Chuyên mục Khoa học và Công nghệ

Do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp

với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị thực hiện

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 29/09/2017 15:03 Lê Vĩnh Nhiên 02/10/2017 07:56
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà