Đất và Người Quảng Trị - Bài Dòng sông ĐaKrông chảy mãi
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

 

Đất và Người Quảng Trị

Xin kính chào quý vị thính giả đang nghe Đài. Bây giờ là thời lượng 15p của chuyên mục phát thanh Đất và Người Quảng Trị. Chương trình đang được phát trên tần số 92,5mkz. Thưa quý vị thính giả, mở đầu trong chuyên mục ngày hôm nay, mở đầu mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “Dòng sông ĐaKrông chảy mãi” của phóng viên Mỹ Nhị. Phần tiếp theo của chương trình, mời quý vị thính giả cùng nghe cuộc trò chuyện của PV Mỹ Nhị với ông Lương Ngọc Ninh – Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Linh về cuộc đời, sự nghiệp của ông Trần Công Ái – một người con của quê hương Vĩnh Linh. Phần cuối chương trình, mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “Làng biển Thâm Khê” của tác giả Ngân Hà. Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

 

 Nhạc cắt

 

Bài 1: MC: Thưa quý vị thính giả, mở đầu, mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “DÒNG SÔNG ĐAKRÔNG CHẢY MÃI” của Phóng viên Mỹ Nhị.

ĐaKrông là dòng sông lớn nhất ở phía đông Trường Sơn, miền núi Quảng Trị cũ. Bao nhiêu khe suối vùng này đều chảy về Đa Krông. Vì vậy cuộc sống của đồng bào, từ nước ăn nước uống, nơi tắm giặt, từ con cá, con cua, đến chiếc bè chiếc độc mộc đi lại, tất cả đều dính chặt với con nước. Từ đó, trong lòng mỗi con người, dòng Đa Krông trở thành một nguồn nuôi dưỡng, một sức mạnh bảo vệ hạnh phúc, một niềm yêu thương, một niềm ước vọng đẹp đẽ.

 

Đakrông, tên của một xã, cũng là tên của một huyện và con sông huyền thoại giữa đại ngàn Trường Sơn. Đarkông nằm cách thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị 50 cây số theo Quốc lộ 9 và là điểm đầu tiên của Quốc lộ 14A xuôi về phía nam Trường Sơn.

 

Sông Đakrông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Nam và Đông Nam huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, có chiều dài 85 km. Trong hệ thống sông Đakrông có nhiều con suối tương đối lớn đổ ra như Paây, Scam, Ra Ngao, Ta Sam Ba Le, Rơlay...Trên đường về đồng bằng, sông len lỏi, uốn mình giữa các sườn núi cao, nhận thêm nước nhiều khe suối đổ đến và khi tới dưới chân đèo Khe Sanh, gặp sông Rào Quán thì mở rộng dòng, thành một con sông khá lớn. Theo các bản đồ, từ đây trở xuống sông mới chính thức mang tên Thạch Hãn, còn từ đây trở lên, đồng bào miền núi Vân Kiều cũng như Tà Ôi, Pa Hy gọi là Đakrông. Sông Đakrông ngày nay nằm dọc theo Quốc lộ 9 nối Đông Hà – Lao Bảo. Những năm chiến tranh, dòng Đakrông này gắn với chiến dịch Đường 9 huyền thoại cùng những lần vượt sông vào Nam đánh giặc của bộ đội ta.

 

Anh Hồ Phương – Phó trưởng phòng văn hóa thông tin huyện ĐKR nói: Trong trái tim của mình thì sông có ý nghĩa như thế nào và sự bắt nguồn của con sông, đoạn truyền thuyết anh hi)

 

Đi dọc con sông gắn với thăng trầm của lịch sử này, chúng sẽ bắt gặp những mái nhà sàn đơn sơ của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Được ngắm cầu Đakrông, trò chuyện với những người dân đôn hậu và khám phá cuộc sống thường ngày, những nét văn hóa độc đáo của đồng bào Vân Kiều nơi đây. Dòng Đakrông huyền thoại với gập ghềnh cuội đá, những dòng chảy mạnh mẽ cùng cỏ cây hoa lá hai bờ tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.

 

Ai đã ngược dòng Thạch Hãn (Đa Krông) cũng đều nhận ra rằng thượng lưu sông có rất nhiều đá, đá giữa dòng, đá hai bên bờ, đá dưới đáy. Có lẽ vì vậy mà dọc bờ sông, nhiều tên đất tên làng mang chữ đá, như Đá Nổi, Trinh Thạch (Đá Vững), Thạch Xá (Nhà đá), Đá Đứng, Đá Hàn, Lập Thạch… Nước sông Thạch Hãn chảy qua đá nên rất trong. Nhà thơ Nguyễn Khuyến cho là “trong thấu đáy”. Chính là vì dòng sông có lắm đá và nước trong vắt như vậy, nên trong khi đồng bào Kinh có câu ca dao lấy độ trong của Thạch Hãn làm một chuẩn mực cho sự rèn luyện tâm hồn và phẩm chất của mình.

 

“Không thơm cũng thể hương đàn

Không trong cũng thể nước nguồn Hàn chảy ra”.

 

Men theo dòng chảy của sông Đakông là bản làng của đồng bào Chăm Vân Kiều và Pa Kô. Trước đây, cuộc sống của cư dân bản địa gặp rất nhiều khó khăn. Chính dòng sông Đakrông là nguồn sống đối với những người con mang họ Hồ. Hiện nay, tuy đời sống đã bước sang trang mới no ấm, hạnh phúc hơn nhưng người dân ở các bản làng vẫn gắn bó máu thịt với dòng sông chở nặng ân tình.

 

Ông Hồ Thông – Người lái đò nhiều năm ở đây chia sẻ: Đọc dịch: Bố lái đò ở đây lâu lắm rồi con ạ, con sông ĐaKrong này gắn liền với cuộc sống của bố. Nhờ nó mà quê hương ta thêm phần tươi đẹp hơn và cũng chính là nguồn cung ứng kinh tế cho gia đình bố. Bố rất vui. Và có lẽ con sông này là con sông lịch sử trong lòng bố.

Từ đó, trong lòng mỗi con người, Đa Krông trở thành một nguồn nuôi dưỡng, một sức mạnh bảo vệ hạnh phúc, một niềm yêu thương, một niềm ước vọng đẹp đẽ. Hiện thực của cuộc sống trong xã hội cũ, hình thái lắm đá lắm thác của sông và độ trong của nước, kết hợp với tấm lòng đồng bào đối với Đa Krông, là những nhân tố chủ yếu để câu chuyện truyền thuyết hình thành.

 

Sau 20 năm xây dựng và trưởng thành, Đakrông đã nhanh chóng vượt qua khó khăn, thử thách và thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Phát huy truyền thống quý báu đó, thế hệ hôm nay đang tiếp tục ra sức để thực hiện xây dựng quên hương ngày một đổi mới. Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng bằng niềm tin và sức mạnh của khối đại đoàn kết của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực của toàn dân, tin tưởng rằng Đakrông sẽ thực hiện thắng lợi công cuộc XĐGN, xây dựng bản làng ngay một tươi sáng hơn.

 

Nhạc cắt

Bài 2: Thưa quý vị thính giả, bây giờ mời quý vị thính giả cùng PV Mỹ Nhị trò chuyện với ông Lương Ngọc Ninh – Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Linh về cuộc đời, sự nghiệp của ông Trần Công Ái – một người con của quê hương Vĩnh Linh.

PV Mỹ Nhị dẫn

Vâng, trước tiên xin cảm ơn ông đã nhận lời tham gia chương trình của chúng tôi.

1/ Thưa ông. Nhắc đến ông Trần Công Ái, một người con của quê hương Quảng Trị thì điều đầu tiên mà ông nghĩ đến là gì ạ?

TL

2/ Vâng. Vậy xin ông cho biết đôi điều về cuộc đời cũng như sự nghiệp của ông Trần Công Ái để quý vị thính giả hiểu rõ hơn?

TL

3/ Thưa ông. Để tưởng nhớ công lao của ông Trần Công Ái thì thời gian qua, huyện Vĩnh Linh đã có những hoạt động, phong trào gì để tưởng nhớ người con của quê hương Vĩnh Linh anh hùng?

Xin cảm ơn ông.

Nhạc cắt

Bài 3: MC: Thưa quý vị thính giả. Có biết bao nhiêu làng biển dọc theo chiều dài đất nước, nơi những đầu sóng gối bờ nối đất liền với đại dương, nghìn đời nay thăng trầm bên biển.Từ những ngôi làng nhỏ bé ấy, những con người ngày đêm vượt sóng ra khơi, vừa đắp đổi mưu sinh nghìn đời, vừa ghi dấu chủ quyền Tổ quốc. Những người làng biển ấy, qua trầm tích thời gian, gian nan khó nhọc, vẫn kiên cường bám biển giữ nghề. Đây cũng chính là nội dung bài viết “Làng biển Thâm Khê” của tác giả Ngân Hà.

 

Thâm Khê cũng như bất kì làng xã nông thôn khác ở Việt Nam, có miếu thờ Thành Hoàng, thờ vị tiền khai khẩn, hay đình làng đều là chỗ dựa tinhthần cho cộng đồng từ bao đời, mang đậm dấu ấn tâm linh và thể hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt. Ở nơi mà cuộc sống làm ăn hoàn toàn gắn liền với biển như nơi đây, ngư dân hằng năm đều tổ chức lễ cầu ngư vào rằm tháng giêng, cầu mong cho trời yên biển lặng cùng những chuyến ra khơi đầy ắp tôm cá. Đây là một tín ngưỡng cổ truyền kết hợp với sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, trò chơi dân gian quyện chặt lại với nhau, tạo nên nét đẹp độc đáo mang sắc thái riêng biệt của bản sắc địa phương vùng biển, góp phần làm đậm đà và phong phú thêm truyền thống văn hóa dân tộc.

  

Ông Trần Lúc, trưởng làng Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng cho biết:

Về thăm làng biển Thâm Khê vào những ngày đầu năm này, mới thấy được sự hồi sinh của những ngôi làng biển. Sự hồi sinh ấy chúng tôi bắt gặp trong nụ cười rạng rỡ trên những khuôn mặt sạm đen vì nắng gió của ngư dân trở về từ biển; trong mớ cá, mực, tôm,… đánh bắt được đã đem lại nguồn thu nhập đáng kể để ngư dân tiếp tục yên tâm bám biển, làm ăn, dựng xây cuộc sống.Ở ngôi làng biển vùng bãi ngang, nước cạn và nhiều sóng này, những chiếc thuyền tre đơn sơ nhưng dũng mãnh, đã và đang cùng ngư dân bầu bạn giữa trùng khơi.

 

Ông Trần Đăng Thánh,thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng chia sẻ:

Sống trên vùng đất cát trắng, người dân Thâm Khê chủ yếu làm nghề chài lưới quanh năm lênh đênh trên biển cả.Từ trong gian khó đã hun đúc nên con người nơi đây nét tính cách chịu thương, chịu khó, luôn vững chắc tay chèo bám biển, bám làng để bảo vệ vùng biển của Tổ quốc, xây dựng đời sống ngày càng ấm no.

Nghề xăm lưới truyền thống ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, được hình thành cách đây hàng trăm năm, gắn chặt với nghề đi biển. Tuy vài năm trở lại đây, nghề xăm lưới không còn thu hút hàng trăm lao động như trước, nhưng đến thời điểm nàynhưng người dân vẫn cố gắng duy trì để vun bồi đời sống quê nhà bằng chính nghề của cha ông truyền lại, cũng như gìngiữ để nghề truyền thống của quê hương không bị mai một.

 

Nhịp điệu cuộc sống của ngôi làng Thâm Khê được tính bằng những chuyến đi biển đánh bắt hải sản của các ngư dân và những buổi dệt xăm, lưới rộn ràng. Tới đây, chúng tôi được ngắm nhìn khung cảnh người này luôn tay quay gấc mỏng vào ống nhựa làm suốt, thành thoi, vào guồng, người kia lên khung, căng khổ lưới lên băng dệt bằng tre, đặt co dệt, treo sợi gấc, phân mắt lưới rồi đứng máy dệt xăm, lưới hàng giờ trong hiên nhà. Có thể thấy niềm vui của con người quấn quýt trong những vòng quay gấp nhịp nhàng, nghe vang lên trong tiếng chuyển rộn ràng của khung máy dệt xăm, lưới. Đã bao đời nay, người Thâm Khê tự dệt lưới cho mình đi biển. Cùng với thời gian, nghề dệt xăm, lưới ở làng biển Thâm Khê tạo nên nhiều tình nghĩa và hình ảnh đẹp trong đời sống. Đó là những tình cảm có từ hiện thực cả ba thế hệ của một gia đình cùng nhau dệt xăm, lưới, những người phụ nữ ở nhà chăm sóc con trẻ và dệt xăm, lưới thật tốt, thật bền cho những người đàn ông đi biển trong sự cầu mong sóng lặng cá nhiều. Gia đình anh Trần Văn Tạo có 3 đời nối tiếp làm nghề xăm lưới. Ngay từ khi 11,12 tuổi, anh đã biết phụ giúp ông bà, bố mẹ công việc này.

 

Anh Trần Văn Tạo, thôn Thâm Khê, xã Hải Khê nói:

 

Thuỷ chung với nghề thủ công được tổ tiên để lại, mỗi hộ gia đình ở Thâm Khê có thể dệt 150m xăm, lưới trong một ngày lao động, cho thu nhập từ 5-6 nghìn đồn một mét.Lưới dùng đánh bắt cá to, xăm bắt cá nhỏ và ruốc biển. Xăm, lưới do người Thâm Khê dệt được ngư dân từ Cửa Việt, Cửa Tùng ra Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hoá vào Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phan Rang, Phan Thiết... ưa chuộng ngày càng nhiều. Ngoài ra, người Thâm Khê đầu tư dệt lưới cao ba lường, lưới ghe với chất lượng tốt, giá thành dễ tiêu thụ và giao tay lưới đúng hẹn. Sự chuyên tâm của con người, nỗ lực cải tiến khung dệt để nâng cao chất lượng xăm, lưới và thu hút nhiều lao động cũng như khách hàng đã đưa xăm, lưới Thâm Khê vào Nam ra Bắc. Theo tiếng thoi đưa là tấm lưới dệt thêm bền và xăm, lưới Thâm Khê bây giờ là một nỗi tự hào được dệt bằng sự chuyên cần, chăm chỉ và khéo léo của những người biết gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của làng.

 

Chào cuối

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 13/03/2018 14:49 Võ Nguyên Thủy 20/03/2018 09:12
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà