Đất và Người Quảng Trị - Bài Về thăm làng Văn Phong
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

 

Đất và Người Quảng Trị

Như Hòa và …sẽ là người đồng hành với quý vị thính giả trong 15 của chuyên mục Phát thanh Đất và Người Quảng Trị. Trong 15p của chuyên mục phát thanh ngày hôm nay, mời quý vị thính giả cùng nghe các bài viết “Về thăm làng Văn Phong” của Phóng viên Mỹ Nhị. Tiếp theo là bài viết “Học tập Bác từ những việc nhỏ” của Phóng viên Mỹ Nhị. Cuối cùng, mời quý vị đến với bài viết “Khởi sắc nơi làng biển Thái Lai” của tác giả Ngân Hà. Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

Bài 1: MC: Nằm yên ả giữa vùng đồng bằng của xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, lâu nay, làng Văn Phong được biết đến là mảnh đất có bề dày lịch sử. Trải qua bao biến cố, thăng trầm, người dân nơi đây vẫn trân quý, gìn giữ trọn vẹn những giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp cho đời đời con cháu. Để rồi, những nỗ lực ấy đã giúp miền quê yên bình có một điểm nhấn riêng mà không nơi nào có được. Mời quý vị thính giả cùng đến thăm làng Văn Phong qua bài viết “Về thăm làng Văn Phong của Phóng viên Mỹ Nhị.

Chúng tôi đến làng Văn Phong vào một ngày lất phất mưa giăng. Dưới màn mưa dịu nhẹ, cảnh vật dường như bừng tỉnh. Trong từng ô ruộng, đám mạ non như vươn cao hơn, hứng lấy những giọt bình yên của bầu trời. Dọc con đường thẳng tắp dẫn lối vào làng, những cánh hoa dại trở nên tươi sắc hơn. Không gian ấy khiến lòng người nhẹ nhõm, bình yên đến lạ lùng.

Dưới màn mưa giăng, đình làng Văn Phong dường như uy nghi, trầm mặc hơn. Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của người dân đất Việt. Đây là nơi chứng kiến những sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống của làng quê Việt Nam. Có lẽ vì thế nên nói đến đình làng, người ta thường nhắc tới những vần câu thơ “Mái đình che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của tổ tiên”. Ở làng Văn Phong, đình làng không đơn thuần là nơi thờ thần hoàng mà còn là địa điểm hội họp của người dân địa phương. Trong những ngày lễ hội, người dân tìm đến đình làng để hòa cùng không khí trang nghiêm mà không kém phần vui tươi, rộn rã. 

Đình làng Văn Phong đơn sơ, mộc mạc và giản dị như chính tâm hồn người dân nơi đây. Không chạm trổ cầu kì như bao ngôi đình khác, đình làng Văn Phong có mái được lợp bằng ngói, bên trên đỉnh có hình ảnh 2 con rồng hướng đầu về nhau.

Ông Trần Thắng Phẩm – Người làng Văn Phong chia sẻ với chúng tôi: Đình làng chúng tôi đã có từ lâu, từ đời cha ông trước đây để lại…

Đình làng Văn Phong được giữ khá nguyên bản so với lúc đầu mới dựng. Đình làng có 3 gian. Gian giữa thờ Thần Hoàng, là người thành lập làng hay có công với làng, hai bên thờ các vị thần có chức sắc khác nhau. Đây cũng là gian mà mỗi khi có việc quan trọng, các vị chức trách lại quây quần ngồi lại với nhau, cùng trao đổi, bàn bạc. Trong đình, chiếc trống cái thường xuyên được sử dụng như một lời hiệu triệu. Khi tiếng trống vang lên, dù bận rộn việc gì, dân làng cũng nhanh chóng thu xếp để tề tựu đông đủ.

Trước đình làng Văn Phong, có một cây thị lớn, như chở che cho đình làng vượt qua mọi biến thiên, sóng gió của thời cuộc. Chẳng ai biết cây thị có từ bao giờ, được ai vun trồng, gửi gắm vọng ước gì... Nằm vững chãi giữa đất trời lúc, cây thị lúc như vị thần hộ vệ đứng hiên ngang trước phong ba, bão bùng; khi lại giống giống người mẹ hiền chở che đàn con… Có lẽ vì thế nên không chỉ bén rể trong lòng đất, cây thị xanh tươi còn bén rể trong lòng mỗi người.

Anh Trần Văn Tiên – Trưởng làng Văn Phong – xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng cho biết: Chúng tôi là thế hệ sau này ko ai biết cây Thị này có từ bao giờ, nhưng bà con chúng tôi rất quý cây và luôn xem cây Thị là …

“Quê hương là gì hở mẹ/ Mà cô giáo dạy phải yêu/ Quê hương là gì hở mẹ/ Ai đi xa cũng nhớ nhiều” – Đối với người dân làng Văn Phong, quê hương chính là mái đình, chiếc trống, cây thị… Là những thứ tưởng chừng nhỏ bé, đơn sơ, ít ai để ý… nhưng nó lại là cội nguồn của tình yêu.

Nhạc cắt

Bài 2: MC: Phần tiếp theo của chuyên mục, mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “Học tập Bác từ những việc nhỏ” của Phóng viên Mỹ Nhị.

Ngược chốn phồn hoa đô thị, chúng tôi vượt qua những cung đường ngoằn nghèo để đến với chốn núi rừng yên ả. ĐaKrông chào đón chúng tôi với tiết trời se se lạnh vào buổi sớm mai. Con đường dẫn vào bản KaLu không uốn lượn như bao con đường ở các bản làng xa xôi khác nên rất nhanh chóng, chúng tôi đã tìm ra nhà anh Hồ Văn Hoan, nhân vật mà chúng tối muốn gặp. Sau câu chào hỏi thân quen, được người nhà cho biết anh Hồ Văn Hoan đang cùng thanh niên bản KLu giúp thưng che căn nhà sàn rách nát của gia đình Pỉ Lý. Để đến được nhà Pỉ Lý thì phải đi thêm đoạn đường cũng khá dài. Nhưng cuối cùng, chúng tôi cũng đã gặp được người bấy lâu nay trong bản KaLu hay gọi “Anh Hoan của bản”.

Gắn bó với bản Klu (xã Đakrông, huyện Đakrông) từ tấm bé, anh Hồ Văn Hoan luôn đau đáu quyết tâm góp sức dựng xây quê hương. Anh tâm niệm, muốn làm được những việc to lớn, trước tiên ta nên học làm từ những việc nhỏ nhặt nhất như Bác Hồ từng dạy. Chính vì thế, anh sớm nêu ý thức trong việc rèn đức, luyện tài. Đã từng giữ cương vị Bí thư chi đoàn thôn KLu, anh Hoan đã tổ chức, vận động thanh niên bản tham gia nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa. Cách đây vài năm về trước, hưởng ứng CVĐ "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", anh Hồ Văn Hoan đã vận động thanh niên trong bản tổ chức những buổi chiếu phim về Chủ tịch Hồ Chí Minh để bà con hiểu hơn về Bác.

Băng: Anh tâm sự: “Mình muốn già trẻ trong bản biết thêm nhiều điều về Bác để mọi người hiểu rằng, họ có thể học tập tấm gương của Bác bắt đầu từ những công việc hàng ngày”.

Được sự hỗ trợ của Huyện đoàn Đakrông và Phòng Văn hoá – Thông tin huyện, anh Hoan đã cùng thanh niên trong chi đoàn tổ chức các buổi chiếu phim về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Phong trào “đưa Bác về bản làng qua thước phim” của đoàn viên thôn KLu nhanh chóng vang khắp bản làng xa gần. Bà con ở nhiều thôn bản xa xôi hay tin cũng cuốc bộ đến bản Klu để theo dõi những bộ phim về Bác Hồ.

7 năm đứng ở cương vị Bí thư chi đoàn thôn KLu, anh Hồ Văn Hoan đã làm nhiều công việc mà bản thân luôn tự cho là rất nhỏ. Thấy một số gia đình nghèo nhà cửa trống hơ, trống hoác, anh vận động đoàn viên đóng góp tiền của, công sức giúp thưng che hoặc dựng lại. Đến nay, khá nhiều gia đình đã được đoàn viên chi đoàn thôn KLu hỗ trợ sửa sang nhà như hộ Pả Đắc, Pả Khuyên, Vỗ Ngọc, Pỉ Dơi… Anh Hồ Văn Hoan còn chăm chỉ vận động đoàn viên, thanh niên làm ruộng, đào đất, phát rẫy… giúp các gia đình nghèo thiếu lao động. Bên cạnh đó, anh Hoan tiên phong trong việc kêu gọi mọi người tham gia trồng cây, bảo vệ rừng.

Đối với anh Hồ Văn Hoan, mỗi phong trào đoàn là một cơ hội để thanh niên bản thay đổi nếp nghĩ, có cơ hội tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ. Thế nên, anh thường xuyên phối hợp với các cơ quan, đoàn thể để tổ chức những buổi tuyên truyền về bảo vệ rừng, phòng chống HIV – AIDS, cổ vũ thanh niên học nghề, tham gia nghĩa vụ quân sự… Nhờ thế, ý thức của mỗi đoàn viên, thanh niên thôn Klu càng cao hơn. 2009.

Nỗ lực của anh Hồ Văn Hoan và đoàn viên Chi đoàn thôn KaLu sớm có kết quả. Giờ đây, phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của mỗi người dân.

Đó chính là cơ sở để Chủ tịch UBND huyện Đakrông trao tặng giấy khen Điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội cho Chi đoàn thôn KLu. Bản thân anh Hồ Văn Hoan sớm vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng và là tấm gương cho mọi người học hỏi, noi theo.

Nhạc cắt

Bài 3: Thưa quý vị thính giả. Thái Lai là một ngôi làng hiền hòa nằm ven biển thuộc xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Làng biển Thái Lai là miền quê giàu truyền thống cách mạng, từng ghi dấu trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Với đặc thù vùng biển bãi ngang, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nghề đánh bắt hải sản gần bờ. Không chỉ là công cuộc mưu sinh hằng ngày, mà nghề đi biển còn thể hiện ý chí, tình cảm bền chặt của ngư dân Thái Lai gắn liền với biển. Ngày nay, Thái Lai tự hào là một trong những điểm sáng trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương giàu đẹp. Mời quý vị thính giả cùng đến với làng biển Thái Lai qua bài viết “Khởi sắc nơi làng biển Thái Lai” của tác giả Ngân Hà.

Là một ngôi làng thanh bình nằm ven biển thuộc xã Vĩnh Thái, huyệnVĩnh Linh, Thái Lai được hình thành từkhoảng thế kỷ XV-XVI, không chỉ được biết đến với truyền thống đấu tranh cách mạng mà còn bởi nét đẹp đầy dung dị, mang đậm chất nguyên sơ, thuần khiết. Không ồn ào, tấp nập như những làng quê khác, Thái Lai khoác trên mình vẻ đẹp yên bình với nhịp sống chậm rãi.Sống trên vùng đất cát trắng, người dân chủ yếu làm nghề chài lưới quanh năm lênh đênh trên biển cả.Từ trong gian khó đã hun đúc nên con người nơi đây nét tính cách chịu thương, chịu khó và tấm lòng đôn hậu, bao dung. Những năm tháng kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quân dân Thái Lai đã chung sức chung lòng vì sự nghiệp Cách mạng.

Đến Thái Lai, một địa chỉ “đỏ” không thể bỏ qua là di tích lịch sửTrận địa DKZ. Kháng chiến chống Mỹ, đế quốc dùng máy bay, tàu chiến đánh phá hủy diệt Thái Lai. Song Đảng bộ và nhân dân quyết không sợ hãi, tinh thần của những người con quê hương làng biển không hề nao núng, lay chuyển.Đảng bám dân, dân bám đất, bám quê hương biển cả, nhân dân Thái Lai quyết tâm vừa chiến đấu, vừa sản xuất bảo vệ quê hương. Trong phương án tác chiến của huyện, tại đồi cát cao nhất, được gọi là cao điểm 22,1vì cao hơn mặt nước biển trên 22 mét này, là nơi để các đơn vị bộ đội bố trí lực lượng bảo vệ biển, giữ làng. Ban đêm, quân ta đứng tại cao điểm quan sát tàu biển, ban ngày trực bắn máy bay, trực thăng. Trong khoảng thời gian từ năm 1966-1967, khi kháng chiến diễn ra ác liệt nhất, đơn vị bộ đội DKZ kết hợp với dân quân địa phương một lòng bám biển, giữ làng.

Không chỉ bảo vệ quê hương làng xóm của mình, mặc dù còn nghèo khó nhưng nhân dân ở đây cònngày đêm vượt qua phong ba, sự phong toả của tàu địch để vận chuyển hàng hoá, lương thực, vũ khí đạn dược chi viện cho đảo Cồn Cỏ.

Những người như ông Nguyễn Quang Quyền, đại đội trưởng đại đội dân quân địa phương khi ấy, hay ông Nguyễn Quang Sóa, người trực tiếp chỉ huy trực bảo vệ đồi DKZ...tuy đã có tuổi nhưng khi kể về những hồi ức một thời hào hùng, bi tráng, họ vẫn luôn hồ hởi:

Ông Nguyễn Quang Sóa, thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh cho biết:

Di tích lịch sử trận địa DKZ, cùng với các di tích cách mạng khác đang được  đầu tư, nâng cấp trở thành điểm thăm quan giáo dục truyền thống cách mạng, là nơi để người dân nhớ về sự hy sinh của lớp lớp ông cha đi trước và thêm trân trọng giá trị của hòa bình hôm nay. Miếu bà hỏa được xây dựng năm 1775. Tương truyền bà hỏa là một nàng công chúa thời vua Nguyễn, năm xưa trẫm mình rồi trôi dạt vào vùng biển này và được người dân thờ cúng. Trong kháng chiến chống Pháp, tại đây nuôi giấu nhiều cán bộ trung ương, liên khu 4 tỉnh Quảng Trị, huyện Vĩnh Linh và xã Vĩnh Hoàng. Năm 2004, miếu bà được UBND tỉnh công nhận là di tích lịch sử cách mạng văn hóa cấp tỉnh. Tại đây vào dịp rằm tháng chạp hằng năm, người dân địa phươn tổ chức lễ cầu an, khấn cầu bà che chở cho những chuyến đi biển thuận buồm xuôi giócầu, cầu phúc cho gia đình.

Ông Lê Đức Sơn Hồng, trưởng làng Thái Lai, xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh chia sẻ:

Đi qua những năm tháng Chiến tranh gian khổ, làng biển Thái Lai vẫn trụ vững. Đất nước hòa bình đã thổi vào lòng nhân dân Thái Lai một luồng sinh khí mới, niềm tin và lòng tự hào dân tộc được nâng cao. Chúng tôi về làng biển Thái Lai vào một ngày cuối tháng giêng, dù chỉ mới đầu năm nhưng khác hẳn với không khí yên lặng vốn có của làng biển, tốp thợ ở cơ sở đóng thuyền composite của anh Nguyễn Văn Lưu với nhịp độ khẩn trương hoàn thành nhiều công đoạn để cho ra đời những chiếc thuyền composite kịp bàn giao cho bà con ngư dân ra biển đánh bắt thủy hải sản. Cơ sở của anh là một trong hai cơ sở đóng tàu compoxit đầu tiên của thôn. Năm 2013, nhận thấy nghề đóng thuyền nan truyền thống với thu nhập bấp bênh không mang lại cuộc sống ấm no cho gia đình, anh Lưu quyết định vào miền Nam học nghề. Thấy bà con sử dụng thuyền bằng vật liệu composite để đánh bắt gần bờ, anh dò hỏi rồi tìm đến cơ sở đóng thuyền composite  học nghề. Đến cuối năm 2014, anh trở về quê hương với hành trang mang theo là những kiến thức khá vững vàng về công nghệ đóng thuyền bằng vật liệu composite.

Anh Nguyễn Văn Lưu, chủ cơ sở đóng thuyền composite Huyền Lưu, thôn Thái Lai, Vĩnh Thái, Vĩnh Linh chia sẻ rằng:

Để hoàn thành một chiếc thuyền composite, trải qua các công đoạn như làm khuôn bằng nan tre, sau đó úp khuôn rồi dùng vật liệu composite để phủ lên khuôn. Khoảng 5 - 6 ngày thì vật liệu composite khô cứng lại là đến công đoạn lột vỏ composite ra khỏi khuôn, mài, dũa để tạo dáng cho sản phẩm. Công đoạn cuối cùng là sử dụng gỗ để làm “công-giang-đà” tăng độ vững chắc cho thuyền composite rồi sơn phết màu là có thể bàn giao sản phẩm cho ngư dân ra biển. Composite được tổng hợp từ nhiều vật liệu khác nhau là vải, sợi, keo, axit, có tính chất dẻo dai; bền màu, chống chịu tốt với chất ăn mòn, oxy hóa, lại nhẹ hơn thuyền nan truyền thống nên khi gắn động cơ thì thuyền sẽ có vận tốc cao gấp nhiều lần…Giá mỗi chiếc thuyền composite tương đương với thuyền nan truyền thống, khoảng 20 - 25 triệu đồng/chiếc, nhưng thời gian sử dụng gấp đôi, từ 10 - 15 năm nên ngư dân ngày càng ưa chuộng, khách hàng từ nhiều vùng miền bắt đầu tìm đến cơ sở sản xuất thuyền composite của anh để đặt hàng.

Làng biển  Thái Lai đã đi vào lịch sử bằng công lao của bao thế hệ người xưa đã xây dựng nên cơ nghiệp của một làng chài ven biển. Trải qua bao biến động, thăng trầm, dân làng vẫn gắn bó với nghề làm nước mắm. Tại đây, nghề nước mắm truyền thống phát triển khá mạnh bởi hơn 70% người dân sống bằng nghề đi biển. Nước mắm được làm theo phương pháp truyền thống nên thường có màu cánh gián, thơm ngon, khi nếm thấy vị mặn nơi đầu lưỡi và để lại vị ngọt thanh. Tâm huyết với thứ gia vị không thể thiếu của người Việt được tinh luyện từ cá, muối, cơ sở của chị Nguyễn Thị Thu hằng năm thu mua từ 30-40 tấn cá, sản xuất được 15 đến 20 ngàn lít nước mắm, xuyết bán cho các thị trường Hà Nội, thành phố HCM và các thành phố lớn . Theo chị Thu, nghề làm nước mắm cũng rất công phu, phải tính toán tỉ mỉ từng khâu. Nguyên liệu chính mà người dân thường dùng làm nước mắm là cá duội, cơm than…Trực tiếp quan sát quy trình làm nước mắm, mới thấu hiểu cái nghề, cái nghiệp, niềm đam mê, nhiệt huyết và cả những trăn trở của người làm ra giọt nước mắm đậm đà hương vị biển khơi.

Ông Lê Đức Dũng, trưởng thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái nói:

Làng biển ngày nay đang phát huy truyền thống quê hương cách mạng anh hùng để xây dưng cuộc sống mới khởi sắc, văn minh…Và như để bù đắp cho nỗi nhọc nhằn của con người, biển cả vẫn luôn ưu ái dành tặng món quà thiên nhiên là lộc biển cá tôm mang lại cuộc sống no ấm. Ở những làng chài như Thái Lai, ngày làm việc của họ bắt đầu từ nửa đêm, họ kéo thuyền ra khỏi bãi ngang chừng mấy dặm câu mực, tôm, cá. Thế rồi thời điểm vui nhất trong ngày chính là khi thuyền bè chở đầy tôm cá trở về sau chuyến ra khơi. Trên bờ, phụ nữ, trẻ em bao giờ cũng đứng đợi sẵn, hồi hộp đón chờ thành quả lao động vất vả sau một đêm dài của cánh đàn ông. Ngồi trên bờ biển nhìn ngắm những chiếc thuyền đang lách từng đợt sóng tiến vào bờ sau một ngày ra khơi, những chiếc thuyền đơn sơ nhưng dũng mãnh, đã và đang cùng ngư dân bầu bạn giữa trùng khơiấy do chính tay người dân làm ra bằng cả tâm huyết và tình yêu dành cho biển khơi.Cuộc sống mưu sinh trên biển chưa bao giờ thôi vất vả, nhọc nhằn, có khi là cả hiểm nguy, nhưng ngư dân không thể nằm bờ, họ ra khơi với đôi vai đang nặng gánh cơm áo nơi quê nhà. Con cá, con mực mang về từ biển khơi nghe mặn chát vị mồ hôicủa người đi biển.

Thái Lai nay đã thành làng du lịch sinh thái biển với cảnh sắc thiên nhiên đất trời, biển cả thơ mộng. Lòng người dân vùng quê biển mạnh mẽ, bao dung, cần cù và mến khách… Những người làng biển ấy, qua trầm tích thời gian, những gian nan khó nhọc, vẫn kiên cường bám biển giữ nghề.

Nhạc cắt

Chào cuối

 

 

 

 


File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 03/05/2018 05:25 Trần Thị Mỹ Nhị 03/05/2018 05:25
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà