Đất và Người Quảng Trị - Bài Đến với Vực Leng
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : a

 

 

Lời chào đầu chuyên mục:

Thưa quý thính giả nghe đài, bây giờ là thời lượng 15 phút của CM phát thanh Đất và Người Quảng Trị. Đối với mỗi chương trình, những người thực hiện luôn mong muốn đưa quý vị và các bạn đến thăm nhiều miền quê, để cùng tìm hiểu về mãnh đất, con người QT và những nét văn hóa độc đáo để thêm yêu quý và trân trọng. Mở đầu chương trình phát thanh Đất và Người Quảng Trị hôm nay, mời quý vị và quý thính giả cùng lắng nghe bài viết “Đến với thôn Vực Leng” và bài “Niềm vui của E Ro” của Phóng viên Mỹ Nhị. Phần cuối, mời quý vị thính giả cùng nghe bài “Học tập và làm theo tấm gương Đạo đức Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Bội Nhiên. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt:

Bài 1: MC: Một thời, người dân thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông mất đi cuộc sống yên ả vì khói lửa, chiến tranh. Không cam lòng, những người con của núi đã nhất tề đứng dậy, đi theo Đảng, cách mạng, giành lại tự do, độc lập. Hôm nay, dẫu cuộc sống còn bộn bề khó khăn, bà con vẫn chung lưng, đấu cật giữ gìn sự bình yên cho đất, cho rừng. Sự nỗ lực, đồng thuận ấy đã tạo nên một miền quê không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn đẹp về truyền thống cách mạng. Đây cũng chính là nội dung bài viết “Đến với thôn Vực Leng của Phóng viên Mỹ Nhị”.

Qua những vòng cua tay áo, chúng tôi đến thôn Vực Leng, thuộc xã Tà Rụt, huyện Đakrông vào một ngày nắng đẹp. Trái với cảnh ồn ào, tấp nập ở phố hội, thôn Vực Leng nằm yên ả giữa núi rừng, như một nốt lặng trong bức tranh vùng cao đầy thanh sắc. Thôn Vực Leng được chở che bởi dãy núi quanh năm sương mù bao phủ, như người cha dang rộng vòng tay bảo vệ con thơ. Dựa vào núi, những ngôi nhà sàn mọc lên, tạo điểm nhấn cho bức tranh thanh bình. Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều hướng ra dòng sông hiền hòa. Đây là nguồn sống của những cư dân của núi.

Theo lời kể của những bậc cao niên, xưa kia, người dân thôn Vực Leng sống giữa tít mít đại ngàn. Ngày ngày, bà con đối diện với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là thiếu nước sinh hoạt. Để đảm bảo cuộc sống, bà con phải băng rừng, vượt núi đưa từng can nước về nhà. Tuy nhiên, chỉ đôi ngày, nước được cất trữ lại cạn đáy. Thực trạng khiến già làng, trưởng bản, những người có uy tín ở thôn Vực Leng rất trăn trở. Sau nhiều đêm nhóm họp, họ quyết định huy động sức dân để đào một cái vực để dự trữ nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất. Đổ nhiều mồ hôi, công sức, thành quả lao động của người dân mới được đền đáp. Từ đây, nỗi lo về nguồn nước sinh hoạt, sản xuất mới vơi bớt trong lòng người dân thôn Vực Leng. Để không quên những ngày gian khó đến từng giọt nước và ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước vì luôn trăn trở vì bản làng, bà con nơi đây đặt tên thôn là Vực Leng.

Thôn Vực Leng là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trong chống giặc ngoại xâm, người dân thôn Vực Leng luôn một lòng trung thành với Đảng, mưu trí, dũng cảm. Cũng vì thế nên phần lớn người già trong thôn đều có công với cách mạng, được Đảng, Nhà nước trao tặng những phần thưởng quý giá. Trong đó, vợ chồng ông Hồ Văn Phương được bà con rất quý trọng vì đã hiến dâng tuổi trẻ cho thế hệ mai sau.  

Theo chân ông Kray Sức, cán bộ văn hóa xã Tà Rụt, chúng tôi đến nhà vợ chồng ông Hồ Văn Phương, bà Hồ Thị Hoa. Cuộc trò chuyện bắt đầu bởi thông tin khiến ai cũng nể phục là ông bà từng tham gia kháng chiến khi mới 13, 14, cái tuổi người ta thường gọi là “ăn chưa no, lo chưa tới”. Được khơi lại dòng ký ức nên ông Phương, bà Hoa kể về một thời hoa lửa một cách say sưa. Ông Phương, bà Hoa khẳng định, bước chân của mình đã rải khắp chốn núi rừng phía tây Quảng Trị, đặt trên đất bạn Lào. Trải bao bầm trầy vất vả, ông bà may mắn hơn nhiều đồng đội bởi được sống để thấy quê hương thoát khỏi khói lửa chiến tranh và từng ngày đổi mới. Sau ngày hòa bình lập lại, Nam – Bắc sum họp một nhà, hai con người cùng chung ý chí đã dựng xây tổ ấm, hứa với nhau tiếp tục cống hiến cho quê hương.

Ông Hồ Văn Phương – người lính già chia sẻ: Tôi từng là người lính tham gia kháng chiến…

Hồ Thị Hoa nhớ lại những tháng ngày chiến đấu anh hùng: Được bố của mình dạy về cuộc sống, chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương…

Đối với vợ chồng ông Hồ Văn Phương, những tấm bằng khen, huân chương, huy chương được Đảng, Nhà nước trao tặng chính là phần thưởng vô giá. Nó nhắc nhủ ông bà về những gian nan, vất vả đã qua; thêm trân quý hòa bình; nêu cao quyết tâm dựng xây quê hương, đất nước…

Nhạc cắt

Bài 2: Tiếp theo, mời quý vị thính giả cùng đến với bài viết “Niềm vui của E Ro” của Phóng viên Mỹ Nhị.

Sinh ra đúng mùa EURO năm 2000, bố đã chọn sự kiện này để đặt tên cho Nguyễn E Rô, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Hải Lăng. Lớn lên, bên cạnh sở thích chơi bóng đá, E Rô có niềm đam mê đặc biệt với tin học. Chính bộ môn này đã mở ra những cánh cửa mới, mang lại niềm vui, giúp cậu bé ở thôn Kim Long, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng gặt hái nhiều thành công.

Bố làm nông, mẹ mở cửa hàng tạp hoá nhỏ, lại nuôi bốn người con ăn học nên gia đình Nguyễn E Rô không dư dả gì. Thế nhưng, bố mẹ em luôn dồn sức cho sự học của con. Năm E Rô lên lớp 3, bố mẹ gắng gổ mua cho mấy anh em chiếc máy vi tính. Bấy giờ, chiếc máy trở thành một thế giới mới mẻ, đầy hấp dẫn đối với E Rô. Sau giờ học, cậu lại cắm cúi ngồi bên chiếc máy vi tính, thoả thuê khám phá. Thấy vậy, một số người bảo bà Nguyễn Thị Trang (46 tuổi), mẹ của E Rô phải “cách ly” cậu khỏi máy tính vì có thể sinh ra nghiện game, rồi học hành tụt dốc. Trái ngược với những gì lo lắng, E Rô đã xuất sắc vượt qua các kỳ thi tin học trong sự ngạc nhiên của người thân, thầy cô, bạn bè. Năm học lớp 5, cậu đã đạt giải nhì cuộc thi Tin học trẻ cấp tỉnh. Lên lớp 8, E Rô xuất sắc giành giải nhì kỳ thi học sinh giỏi văn hoá bộ môn tin học cấp tỉnh và giải nhất cuộc thi Tin học trẻ cấp tỉnh.

Nói về cậu con trai E Ro – ông Nguyễn Duy Điền chia sẻ thêm:

E Ro chia sẻ:

Với sự đam mê và những nỗ lực không ngừng, năm lớp 11, Nguyễn E Rô đã đạt giải nhì trong cuộc thi học sinh giỏi văn hoá môn tin học cấp tỉnh và giải ba quốc gia. Lên lớp 12, cũng trong cuộc thi học sinh giỏi văn hoá môn tin học, cậu đạt giải nhì tỉnh và giải nhì quốc gia. Đặc biệt, vừa qua, Nguyễn E Rô đã xuất sắc đứng thứ 6/37 thí sinh tham gia kỳ thi chọn đội tuyển dự thi Olympic môn tin học khu vực và quốc tế. Như thường lệ, độ tuyển tham dự Olymic khu vực và quốc tế ở bộ môn tin học là sự hội tụ của 15 gương mặt xuất sắc. Với vị trí thứ 6, E Rô đã chắc suất lên đường chinh phục những đỉnh cao hơn.

Thầy giáo Nguyễn Thanh Bình - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hải Lăng cho biết: “Chúng tôi luôn đặt lòng tin ở Nguyễn E Rô. Điều đáng mừng là trong các cuộc thi, E Rô đã không phụ sự kỳ vọng của thầy và trò nhà trường”.

Nói về dự định, Nguyễn E Rô vui vẻ cho biết sẽ nỗ lực đạt thành tích cao trong các kỳ thi tin học sắp đến. Được biết, với thành tích vừa gặt hái, Nguyễn E Rô đã đủ điều kiện được tuyển thẳng vào đại học. Cậu học trò quê quyết tâm trở thành sinh viên ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh như anh trai cũng chính là người truyền cảm hứng cho mình.

Nhạc cắt

Bài 3: Phần cuối của chuyên mục, mời quý vị thính giả cùng nghe bài viết “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của tác giả Bội Nhiên.

Cán bộ, nhân viên y tế Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

* NGUYỄN BỘI NHIÊN

 

Là lãnh tụ thiên tài của Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam, là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng và toàn dân những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách rất quý báu. Ngày nay, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành một phong trào sâu rộng trong đời sống xã hội, tạo nên không khí thi đua sôi nổi với những kết quả rất thiết thực ở tất cả các cơ quan, đơn vị. Ở Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã thể hiện tình thương và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế đối với người bệnh trong thực tiễn bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân.

 

Nắm rõ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ là “Trung với nước, Hiếu với dân” và ghi nhớ lời Người căn dặn người làm công tác y tế “phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu”, đội ngũ cán bộ của Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà luôn cảm thông sâu sắc với người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh, hiểu tâm tư nguyện vọng của người bệnh và kiên trì chữa trị những ca bệnh khó, bệnh nặng với sự chẩn đoán đúng, điều trị hiệu quả, chăm sóc tốt, giảm chi phí và thời gian của người bệnh. Bởi có tình thương với người bệnh nên các bác sỹ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, nhân viên hộ lý của Trung tâm luôn tự giác phục vụ, tự giác học tập từ thầy giáo, chuyên gia, tài liệu, đồng nghiệp và học trên từng ca bệnh đồng thời với nâng cao y đức, rèn luyện y thuật để phục vụ người bệnh đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Bên cạnh đó, cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm luôn tự răn mình, giúp nhau tiến bộ, không hạch sách hoặc vòi vĩnh người bệnh và người nhà của người bệnh, xây dựng khối đoàn kết để đơn vị ổn định và phát triển, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

 

- Phỏng vấn: Bác sỹ Lê Đan Tâm-Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà (0944 188 731)

 

- Phỏng vấn: Một người bệnh ở Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà và một cán bộ, nhân viên y tế của Trung tâm

 

Quá trình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của mỗi cán bộ, công chức, viên chức Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà trong thời gian qua có sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo đơn vị, từ tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa cao quý của nghề y, bồi dưỡng lòng yêu nghề, rèn luyện kiến thức, vun đắp đạo đức nghề nghiệp, xây dựng môi trường làm việc thật sự trong sạch gắn với việc đấu tranh chống tiêu cực. Từ đó, đội ngũ thầy thuốc của Trung tâm làm việc với tinh thần trách nhiệm và tình yêu thương với người bệnh, có sự thống nhất giữa ý thức và hành vi đạo đức của người cán bộ y tế. Riêng đối với người bệnh và người dân, Trung tâm tổ chức tuyên truyền những kiến thức về phòng và chữa bệnh, những chế độ và chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, quyền lợi và nghĩa vụ để người dân biết và hợp tác với cán bộ, nhân viên y tế trong quá trình bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và khi khám chữa bệnh.

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, tư tưởng và phong cách Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà cùng nhau đoàn kết xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, tích cực góp phần làm đẹp hơn hình ảnh người thầy thuốc như Mẹ hiền.

 

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 17/05/2018 05:56 Võ Nguyên Thủy 01/06/2018 21:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà