Khoa học đời sống ( phát thanh): ứng dụng khoa học trong nông nghiệp
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống

MC1: Thưa quý vị thính giả! Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là một vấn đề rất quan trọng nhằm đưa lại năng suất và hiệu quả cao.

MC2: Tỉnh Quảng Trị trong những năm qua cũng đã đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Vậy việc ứng dụng này đã được thực hiện như thế nào, chúng tôi sẽ bàn cụ thể hơn trong chuyên mục tuần này, mời quý vị thính giả cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị thính giả! Trong những năm qua, ngành nông nghiệp và PTNT tỉnh tập trung mục tiêu cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp. Theo đó, ngành nông nghiệp tỉnh được chuyển dịch theo hướng lấy hiệu quả làm trọng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng các biện pháp canh tác nông nghiệp sạch. Một trong những giải pháp then chốt nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững là ứng dụng khoa học và công nghệ.

MC2: Các hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng tiến bộ KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được quan tâm triển khai làm cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất phù hợp với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái thuận lợi và hiệu quả hơn; năng suất, sản lượng của các loại cây trồng, vật nuôi tăng cao hơn.

MC1: Việc áp dụng các quy trình công nghệ mới sẽ giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận, góp phần vào việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn.

MC2: Ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp thể hiện ở một số khâu như công tác giống, biện pháp canh tác; quản lý, chuyển giao KHCN vào sản xuất... Hàng năm, có từ 10- 15% diện tích sản xuất được chuyển giao sử dụng giống mới. Nhiều giống mới được khảo nghiệm thành công và mở rộng sản xuất như: Giống lúa RVT, Trân Châu Hương, TL6, AC5…; giống ngô lai NK54, HN88...; giống sắn KM140, giống cao su RRIC100,giống tiêu và các loại rau màu khác... góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Ông Nguyễn Văn Hà – thôn An Mô, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong nói:

Băng: Nói về những hiệu quả trong quá trình ứng dụng khoa học và công nghệ vào trồng rau màu.

MC1: Bên cạnh đó, nông dân ứng dụng có hiệu quả nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất như: “1 phải, 5 giảm”, IPM, ICM, chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, công nghệ khí sinh học, đệm lót sinh học trong xử lý môi trường nuôi; ứng dụng các biện pháp an ninh sinh học trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, rút ngắn chu kỳ nuôi trồng, giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Ứng dụng thành công KHKT vào khai thác và bảo quản sản phẩm như: Máy dò cá Sona, máy kéo lưới vây rút, máy liên lạc bộ đàm tầm xa, cải tiến hầm bảo quản cá bằng công nghệ hỗn hợp poliurethan…

MC2: Việc ứng dụng hiệu quả đập cao su; cửa cống composit; điều tiết van đóng xả nước bằng điện; kết hợp nông lâm nghiệp và thủy lợi để cải tạo vùng cát; xây dựng bản đồ các vùng ngập lụt… đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh, phát triển nông nghiệp bền vững, giảm nhẹ thiên tai.

MC1: Ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp còn thể hiện ở việc đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu: sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

MC2: Sản xuất nông nghiệp sạch là xu hướng của sản xuất nông nghiệp hiện đại. Nhiều đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tập trung nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHKT để phát triển về giống cây con mới, phân bón, quy trình chăm sóc…

MC1: Các mô hình phát triển nông nghiệp phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng, ứng dụng quy trình chăm sóc mới tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi sau khi thí điểm thành công được nhân rộng.

MC2: Thành công của mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn đang từng bước giúp thay đổi nhận thức của người nông dân, dần hướng sang phương thức canh tác nông nghiệp sạch, theo hướng hàng hóa.

MC1: Việc ứng dụng KH&CN đã đóng góp quan trọng trong thành công của phương pháp canh tác nông nghiệp sạch và bền vững, từ đó nâng cao giá trị nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp, từng bước thay đổi đời sống nông dân và diện mạo nông thôn, góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới.

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị thính giả! Nhằm phát triển nền nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững, huyện Vĩnh Linh đã triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách trong phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thâm canh cây công nghiệp xuất khẩu; hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu thị trường; tăng lợi nhuận thu được trên đơn vị diện tích...; đặc biệt là thực hiện nội dung của Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ huyện về “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa”.

MC1: Để nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, huyện Vĩnh Linh đã phối hợp với Sở khoa học và công nghệ tổ chức nhiều lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt nhất là trồng nấm cho người nông dân để giúp họ biết được những phương pháp mới trong sản xuất nông nghiệp.

MC2: Có thể nói, từ những lớp tập huấn đó đã làm cho bà con nông dân rất phấp khởi vì bản thân họ đã được nâng cao kiến thức về chăn nuôi trồng trọt từ đó họ có thêm kinh nghiệm để thực hiện tốt những mô hình chăn nuôi trồng trọt theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào.

MC1: Trong quá trình thực hiện, huyện tập trung phát triển vùng trọng điểm lúa chất lượng cao. Bình quân hàng năm, toàn huyện gieo trồng lúa 2 vụ, với khoảng 7.000 ha, trong đó diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 65%; năng suất đạt trên 50 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 35.500 tấn/ năm.

MC2: Trong sản xuất, huyện chủ động xây dựng phương án chuyển đổi cây trồng ứng phó với tình hình khô hạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn; mở rộng diện tích trồng các giống màu, cây gia vị truyền thống trên các diện tích ruộng thiếu nước.

MC1: Hiện nay, diện tích ngô 548 ha đạt, sản lượng 2.740 tấn, tăng 526 tấn so với năm 2016; diện tích trồng cây lấy bột 3.181 ha; diện tích rau, đậu thực phẩm các loại 1.077 ha; diện tích gieo trồng lạc 1.443 ha… Diện tích cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

MC2: Tổng diện tích cây hồ tiêu 1.310 ha, trong đó đưa vào kinh doanh 1.022 ha, sản lượng 1.380 tấn; diện tích cao su 6.582 ha, trong đó đưa vào kinh doanh 4.969 ha, sản lượng ước đạt 7.454 tấn.

MC1: Trên nhiều vùng đất khác nhau đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung, chuyên canh một số loại cây trồng, từng bước hình thành nên thương hiệu nông sản địa phương, như vùng trọng điểm lúa chất lượng cao, các vùng trồng môn, tía, khoai; liên kết trong sản xuất nông nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều và có sự gắn bó chặt chẽ hơn, trên địa bàn huyện có các cơ sở thu mua, các nhà máy chế biến nông sản khá lớn.

MC2: Trong sản xuất nông nghiệp, Vĩnh Linh chú trọng thực hiện tốt công tác ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, với những công việc cụ thể như triển khai các đề tài, dự án ưu tiên cho các hoạt động phục vụ tái cơ cấu ngành như: Nghiên cứu ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; ứng dụng công nghệ sinh học, phòng chống dịch bệnh; xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp hiệu quả. Ông Dương Văn Sự-thôn Đông, xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh nói:

 

Băng: Nói về việc ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.

 

MC1: Trong  thời gian qua đã thực hiện 13 mô hình với 345 ha sản xuất lúa hàng hóa tập trung và trợ giá cho hơn 55 tấn giống lúa các loại; vụ hè thu thực hiện 20 mô hình với 210 ha sản xuất lúa hàng hóa tập trung đã góp phần đưa diện tích gieo trồng lúa của huyện sử dụng giống có phẩm cấp lên 85% diện tích, đây là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất và chất lượng của cây lúa.

MC2: Với mục tiêu nâng cao hiệu quả các sản phẩm nông sản, giúp người dân từng bước thay đổi cuộc sống, huyện Vĩnh Linh đã triển khai thực hiện đăng ký nhãn hiệu, từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông sản chủ lực trên địa bàn.

MC1: Bên cạnh đó, huyện còn chủ động, tiên phong trong triển khai xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Đây là hướng đi phù hợp với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện, đặc biệt là với ngành nông nghiệp và người nông dân trong giai đoạn hiện nay.

MC2: Trong năm qua,  huyện Vĩnh Linh đã triển khai 3 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trồng rau, củ, quả sạch theo phương pháp thổ canh với tổng diện tích 4.500 m2 tại 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Tú với tổng kinh phí đầu tư trên 2,7 tỷ đồng.

MC1: Canh tác theo phương pháp nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao hướng người nông dân khi trồng trọt phải áp dụng theo một quy trình chuẩn khép kín, đặc biệt không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trong sản xuất mà chỉ sử dụng các chế phẩm hữu cơ vi sinh.

MC2: Bên cạnh đó, người sản xuất luôn lấy phương châm ưu tiên sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu là hướng đi mới mang tính nhân văn đáp ứng xu thế, tâm lý và thị hiếu mua hàng của người dân hiện nay. Để sản phẩm nông sản đạt tiêu chí sạch, các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp phải đạt chứng nhận về điều kiện đất, hệ thống nước tưới, các điều kiện nhân lực, giống và kĩ thuật chăm sóc đảm bảo... 

MC1: Thành công bước đầu trong thực hiện tốt các mô hình nông nghiệp công nghệ cao là cơ sở để huyện Vĩnh Linh nhân rộng ra trong toàn huyện nhằm khai thác tốt hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của nền nông nghiệp địa phương; đồng thời tiếp tục nghiên cứu thêm các cây trồng, vật nuôi phù hợp; lựa chọn các hợp tác xã, tổ hợp tác có năng lực, tâm huyết tham gia thực hiện các mô hình nông nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu nhu cầu thị trường trong, ngoài nước để áp dụng các mô hình công nghệ cao phù hợp, hiệu quả cao nhằm phát triển đa dạng nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp và cuộc sống người dân.

 

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị thính giả! Ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả và năng suất trong chăn nuôi cũng như trong trồng trọt.

MC1: Từ đó, người nông dân có điều kiện để đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, thay cho phương pháp canh tác truyền thống mà từ lâu người nông dân vẫn áp dụng.

MC2: Chính vì vậy, trong thời gian qua ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh. Qua thời gian triển khai cũng đã cho thấy hiệu quả bước đầu mang lại khá tốt. Xung quanh những vấn đề này, PV chuyên mục đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Thanh Hiền-Phó giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, mời quý vị thính giả cùng theo dõi.

1.     Thưa ông trong thời gian ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị đã triển khai việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như thế nào?

2.     Vậy ông đánh giá như thế nào về hiệu quả đạt được?

3.     Để nâng cao chất lượng và năng suất trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp thì giải pháp đưa ra trong thời gian đến đó là gì, thưa ông?

Xin cám ơn ông.

 

Nhạc cắt

 

MC1: Thưa quý vị thính giả! Việc ứng dụng khoa học và công nghệ vào trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên có những mô hình mới triển khai kết quả đạt được có thể chưa cao.


MC2: Chính vì vậy ngoài việc áp dụng theo một quy trình trong sản xuất nông nghiệp theo từng mô hình thì người nông dân cần được tập huấn về phương pháp triển khai thực hiện có như thế những mô hình trồng trọt cũng như chăn nuôi sẽ có kết quả tốt hơn.


MC1: Và từ hỗ trợ của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn hy vọng sẽ giúp cho người nông dân-người trực tiếp tạo ra sản phẩm có thêm kinh nghiệm, phương pháp trong quá trình ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.


MC2: 15 phút của chuyên mục khoa học và đời sống tuần này đến đây xin được kết thúc, những người thực hiện chương trình Ngọc Diệp….xin kính chào quý vị thính giả, hẹn gặp lại quý vị thính giả trong chương trình tuần sau.  

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 27/08/2018 08:09 Lê Vĩnh Nhiên 27/08/2018 16:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà