Gặp gỡ đối thoại (Tết): Ngày xuân nói chuyện thư pháp
Danh mục
Phóng sự Tết
NỘI DUNG

Kịch bản chương trình Gặp gỡ đối thoại

Phát sóng thứ 2 ngày 30/1/2017 (Mồng 2 tết)

NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN THƯ PHÁP

 

Xin kính chào quý vị và các bạn!

Mùa xuân đến, đất trời và con người đang hòa chung trong không khí náo nức, hồ hởi, đón chào những gì mới mẻ và tốt đẹp nhất đến với mình, những người thân yêu nhất và cho tất cả mọi người.

Cùng với sắc xuân của trời đất thì những dòng chữ “như phượng múa rồng bay” mà thi nhân đã gửi lời, gửi ý, gửi những hoài vọng trong câu đối, câu chúc tết để đón chào năm mới, cũng là một trong những món quà tinh thần được vật chất hóa để biểu thị cho những ước vọng ngày xuân. Vì vậy, nghệ thuật thư pháp từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hoá không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền của dân tộc: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”.

Đó cũng là lý do để chúng tôi thực hiện  chương trình này, với chủ đề ngày xuân nói chuyện thư pháp. Đồng hành cùng chúng ta trong chương trình là nhà văn Nguyễn Trung Hữu.

Xin chào nhà văn. Chúc ông một năm mới an lành và nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Ông Hữu trả lời:

Thưa nhà văn, nhà đã nói, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau nói về thư pháp, hay đúng hơn là thói quen xin chữ, treo chữ trong gia đình vào những ngày xuân.

Trước hết, tôi muốn được biết trong những năm tháng tuổi thơ của mình, ông đã được tiếp xúc với thư pháp như thế nào?

Ông Hữu trả lời: nói về tuổi nhỏ đã được nhìn thấy bố, thầy dạy học viết thư pháp, treo thư pháp ở những nơi trang trọng trong gia đình, đặc biệt là những bức thư pháp trong ngày tết.

Và những hình ảnh trong ký ức tuổi thơ đó đã để lại trong ông những ấn tượng đặc biệt gì?

Ông Hữu trả lời:

 

Vâng thưa quý vị và các bạn!

Tôi nghĩ rằng không chỉ với tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Trung Hữu mà với rất nhiều người thuộc thế hệ của nhà văn, hình ảnh những ông đồ râu tóc bạc phơ bên trang giấy đỏ, những nét chữ bay bổng diệu kỳ, những bức thư pháp được treo ở vị trí trang trọng nhất trong gia đình mỗi khi xuân đến là những ký ức thật đẹp.

Đó cũng chính là nét đẹp văn hóa của thư pháp, đặc biệt là những bức thư pháp mùa xuân.

Phóng sự

(Thư pháp có nghĩa ban đầu là phương pháp viết chữ cho sao chuẩn xác, cho đẹp. Theo dòng thời gian, thư pháp đã vượt ra khỏi ý nghĩa ban đầu và trở thành nghệ thuật viết chữ cách điệu, trở thành những hình tượng nghệ thuật thể hiện những ý tử trực giác hoặc sâu xa của tác giả.

Đối với các bậc nho học xưa, học văn chương bao giờ cũng bắt đầu bằng việc học viết chữ. Văn bao giờ cũng đi liền với chữ viết, bởi thế mới có câu “văn hay chữ tốt”. Hai nguyên tắc cơ bản trong viết thư pháp là hình và thần. Qua mỗi tác phẩm thư pháp, thể hiện được tài năng viết chữ đẹp, quan trọng hơn, qua nét chữ hiểu được tâm thức của người viết chữ. Nghệ thuật thư pháp Việt Nam gắn liền với tên tuổi của các bậc hiền nhân như: Cao Bá Quát, Trương Hán Siêu, Nguyễn Khuyến… Nghệ thuật viết chữ Hán của người Việt luôn trọng chừng mực, mềm mại mà không yếu đuối, nét bút bay bướm, tài hoa nhưng mô phạm, sâu lắng. Điều đó thể hiện nền văn hóa Việt Nam khiêm tốn, mộc mạc nhưng không hề thiếu cá tính, không quá chú trọng cái phi thường mà ưu cái bình dị, gần gũi. Nhắc tới thư pháp Việt, người ta có thể liên tưởng tới hình ảnh ông đồ đang ngồi thảo những nét “như phượng múa rồng bay” rất gần gũi. Nhiều tác phẩm thư pháp đi vào lòng người từ những rung cảm, cảm hứng có thật, không hề có cái gọi là quý tộc, siêu phàm mà thay vào đó là sự mộc mạc, chân chất, giản dị.)

Thưa nhà văn Nguyễn Trung Hữu, vừa rồi là những thông tin rất cơ bản, về nghệ thuật thư pháp.

Cá nhân ông, khi yêu thích và tìm hiểu về nét văn hóa này, có thông tin nào khác mà ông muốn chia sẻ cùng mọi người?

Ông Hữu trả lời: cung cấp thêm một vài thông tin về nghệ thuật viết thư pháp

Nhà văn Phan Ngọc đã từng viết rằng “…Khi bước vào một căn nhà Việt Nam cái đập vào mắt ta là câu đối, trướng, hoành phi nhắc chúng ta nhớ đến văn hoá tổ tiên. Tại sao cái tiêu biểu cho văn hoá Việt Nam không phải là những kiến trúc nguy nga của vua chúa, mà là chữ? Chữ ghi lại trong các câu đối, hoành phi, trong các gia phả, trong trí nhớ mọi người,…”. Nhận xét này của nhà văn Phan Ngọc gợi nên trong ông những suy nghĩ gì?

Ông Hữu trả lời: nói về truyền thống trân trọng chữ và kính chữ của người Việt, là một trong những chuẩn mực làm nên nhân cách con người.

Vâng, nét chữ nét người. Các nhà nghiên cứu về thư pháp đã từng nhận định rằng: Thư pháp Việt đã phản ánh đậm nét những đặc trưng tiêu biểu của người Việt như tính linh hoạt, tính biểu cảm, tính tổng hợp….những đặc tính vốn có của các loại hình nghệ thuật văn hóa Việt Nam nói riêng và văn hóa nông nghiệp nói chung.

Quay trở lại với chủ đề thư pháp mùa xuân. Nội dung của những bức thư pháp viết vào mùa xuân sẽ có gì khác biệt so với nét chữ được viết trong các dịp đặc biệt khác thưa nhà văn?

Ông Hữu trả lời:

Vâng, mùa xuân thường mang theo hy vọng. Vì thế những bức thư pháp của người Việt cũng ẩn chứa trong nó nhiều ý nghĩa về niềm tin, về mơ ước và kỳ vọng cho một năm mới.

Vào ngày xuân, gia đình ông thường treo những bức thư pháp có nội dung gì?

Ông Hữu trả lời:

Có ý kiến cho rằng Ngày Tết là ngày mọi người được nghỉ ngơi sau một năm làm việc, ngày đoàn tụ gia đình, ông bà, cha mẹ, con cháu cùng sum vầy, có được bức tranh thư pháp treo trong nhà sẽ tạo không khí ấm cúng và nội dung của những con chữ thư pháp là lời răn dạy của các bậc hiền nhân về đạo lý làm người, qua hồn chữ Việt, lời dạy ấy sẽ thấm sâu hơn vào tâm thức của cháu con. Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Hữu trả lời:

Thưa quý vị và các bạn! Cùng với những điều mà nhà văn Nguyễn Trung Hữu vừa chia sẻ, chúng tôi cũng đã ghi nhận được một số ý kiến khác, về những bức thư pháp trong ngày xuân.

Phóng sự

(Phỏng vấn một số người dân về thói quen treo thư pháp trong ngày tết, những mong muốn đối với từng bức thư pháp mình lựa chọn…)

 

Quý vị và các bạn đang theo dõi chương trình Gặp gỡ và đối thoại: Ngày xuân nói chuyện thư pháp.

Thưa quý vị! Khi nói về nghệ thuật thư pháp, chúng ta thường nghĩ đến bài thơ Ông đồ của nhà văn Vũ Đình Liên. Ở đó vừa có sự tôn vinh một nét văn hóa quý báu của dân tộc, vừa có tâm trạng bâng khuâng tiếc nuối trước sự mai một của chính nét văn hóa này.

Trước khi tiếp tục cuộc trò chuyện của cùng nhà văn Nguyễn Trung Hữu, mời quý vị cùng đến với bài thơ này, với đoạn băng sau đây của chúng tôi.

Phóng sự

(Ngâm thơ bài thơ Ông đồ- Vũ Đình Liên)

Thưa nhà văn Nguyễn Trung Hữu. Chúng ta vừa thưởng thức bài thơ Ông đồ- một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất khi nói về thư pháp.

Cá nhân ông có suy nghĩ gì, khi nét văn hóa này đã có những sự mai một theo thời gian?

Ông Hữu trả lời:

Thưa nhà văn, trong bối cảnh đất nuớc đang hội nhập đi lên, với một nhịp sống vô cùng sôi động, hối hả, tuổi trẻ cũng có những phút lắng lòng tìm về với những truyền thống, nét đẹp văn hóa tinh thần của dân tộc. Giờ đây, những “Ông đồ” thế hệ 8X đã xuất hiện. Họ là những người trẻ trung năng động nhưng cũng rất tinh tế trong sự cảm nhận về nghệ thuật truyền thống. Họ cũng sắm sửa “văn phòng tứ bảo” tập tành viết thư pháp và cũng có dịp trổ tài viết thư pháp tặng bạn bè và bày gian hàng thư pháp ra cả lề đường để viết cho mọi người.

Đó cũng là những tín hiệu vui đúng không thưa nhà văn?

Ông Hữu trả lời:

Và để kết thúc cuộc trò chuyện này, có điều gì ông muốn chia sẻ, cùng những bạn trẻ với niềm đam mê thư pháp không?

Ông Hữu trả lời:

Xin cám ơn ông!

Thưa quý vị và các bạn!

Dẫu không còn phổ biến rộng rãi song rõ ràng rằng nghệ thuật thư pháp sẽ luôn song hành cùng nhịp sống của con người. Nó góp phần làm cho chúng ta bớt đi những bận bịu lo toan thường nhật. Ngày Xuân, tản mạn cùng thư pháp để được thanh thản tâm hồn, mở rộng lòng mình đón lấy ánh nắng ban mai dịu nhẹ và tận hưởng dư vị mùa xuân lan toả khắp đất trời…“Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận/ Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” Mãn Giác Thiền sư thì còn gì thi vị bằng!(Chớ tưởng xuân tàn, hoa rụng hết/ Đêm qua, sân trước một nhành mai). Ngày Xuân, nếu ai đó có nhã ý viết thư pháp tặng ta hai câu thơ của Mãn Giác Thiền sư thì còn gì thi vị bằng.

Cám ơn nhà văn Nguyễn Trung Hữu với những chia sẻ về chủ đề thư pháp ngày xuân.

Cám ơn quý vị đã dành thời gian theo dõi!

Chúc quý vị một năm mới với nhiều thành công trong cuộc sống!

Xin chào tạm biệt!

Đề tài thư pháp và mùa xuân nên ngoài trao đổi đói thoại, vai trò quay phim có những thước phim đẹp làm nổi rõ tinh hoa, nét đẹp của thư pháp là rất cần thiết. Quay phim viên tạo bối cảnh quay làm cho các phóng sự minh họa phải đẹp, sang trọng.

 

Chú thích duyệt

Chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Hoàng Thị Kim Hồng 13/01/2017 18:05 Trần Đức Hữu 15/01/2017 10:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà