chuyên mục Hàng Việt chinh phục Người Việt tháng 8
Danh mục
Người Việt hàng Việt
NỘI DUNG

Chuyên mục Hàng Việt chinh phục Người Việt 25.8.2021.

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đang theo dõi CM Hàng Việt chinh phục Người Việt của Đài PTTH Quảng Trị.

CM hôm nay sau phần điểm những thông tin thị trường là phóng sự giới thiệu về sản phẩm Cao dược liệu An Xoa được trồng và sản xuất tại huyện Cam Lộ. Những lợi thế địa phương cùng với quy trình chăm sóc của người dân sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu như thế nào? Sau đây là nội dung chi tiết của CT.

Nhạc  cắt.

Dẫn:  UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành các văn bản về việc sử dụng tên địa danh Cam Lộ để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Ổi Cam Lộ”.

Cùng với cây dược liệu, huyện Cam Lộ cũng ưu tiên phát triển các loại cây ăn quả như bơ, cam, quýt, ổi… Đến nay, trên địa bàn đã phát triển được 25 ha ổi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên ổi Cam Lộ có hương vị đặc trưng, ngọt, thơm, giòn. Để phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, UBND tỉnh cũng đồng ý cho Hội Nông dân huyện Cam Lộ được sử dụng địa danh Cam Lộ để tiến hành các thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Ổi Cam Lộ”. Đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Ổi Cam Lộ” cho Hội Nông dân huyện Cam Lộ.

Dẫn: Nhằm tăng giá trị sản phẩm gạo hữu cơ Quảng Trị, Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án: “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo sạch Quảng Trị” và xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm gạo hữu cơ của tỉnh Quảng Trị”.

Việc thực hiện đăng ký mã số vùng trồng, kiểm soát chất lượng và nguồn gốc sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận được tiến hành trong quá trình xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Quảng Trị”. Đồng thời xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ gạo hữu cơ, đặc biệt là chuỗi giá trị có ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu để phát triển nông nghiệp hiện đại. Tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ gia đình xây dựng và phát triển chuỗi giá trị liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ hình thành các liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với hợp tác xã và người dân. Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng thí điểm 5 mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gạo hữu cơ được bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận theo chuỗi giá trị tại các huyện vùng đồng bằng của tỉnh.

 

Các hoạt động quảng bá và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo sạch Quảng Trị” cho sản phẩm gạo hữu cơ của tỉnh cũng được tiến hành ngay sau khi được cấp nhãn hiệu chứng nhận nhằm giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đọc: KẾT NỐI HƠN 1.200 ĐẦU MỐI CUNG CẤP NÔNG SẢN TẠI MIỀN NAM

Tổ công tác đặc biệt của Bộ NN&PTNT tại miền Nam (Tổ công tác 970) cho biết, Tổ đã kết nối cung cầu để tiêu thụ nông sản với 1.201 đầu mối. Cùng với đó, nhiều loại nông sản thực phẩm giữ giá ổn định sau khi được các cơ quan phối hợp khơi thông thị trường.

Tổ công tác đang liên kết với các tỉnh triển khai kết nối từ 23/8. Rút kinh nghiệm từ việc kết nối mua nông sản để thực hiện chương trình tặng 15.000 phần quà cho công nhân lao động các tỉnh đang lưu trú tại TPHCM, Tổ công tác 970 đã thí điểm thành công "gói combo kết hợp trên 5 loại nông sản tổng trọng lượng 10 kg/túi đồng giá 100.000 đồng" (các nông sản có giá rẻ cần đầu ra cho nông dân, dễ vận chuyển, ít hư hỏng).

 

Nhạc cắt.

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Nói đến dược liệu An Xoa- nhiều người dân trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thể hình dung được đây là loại cây như thế nào. Tuy nhiên cùng với tiến bộ khoa học, loại cây này là một trong những cây dược liệu quý để điều chế thuốc. Cùng với sự kết nối của lãnh đạo huyện với chị Lê Thị Thúy Vân, Giám đốc Công ty Cổ phần AGRIDYNAMICS Việt Nam - một người con quê hương Cam Lộ đang sinh sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Người làm cầu nối đưa dược liệu Cam Lộ ra thế giới, mở ra hướng đi mới cho người dân trồng dược liệu ở Cam Lộ.

Đây là diện tích 1,7 ha được trồng thử nghiệm tại xã Cam Thành huyện Cam  Lộ và được giao cho 6 hộ dân triển khai thực hiện. Sau hơn 3 tháng trồng và chăm sóc theo quy trình được hướng dẫn thì bước đầu cho thấy cây dược liệu An Xoa phù hợp với vùng đất nơi đây và đang phát triển tốt. Sau thời gian từ 7-8 tháng sẽ cho thu hoạch, sau 4- 5 năm sẽ trồng mới. Xác định đây là loại cây trồng mới được áp dụng tại địa phương do đó người dân cũng chú trọng áp dụng theo quy trình đã được tập huấn, đảm bảo khi chế biến sản phẩm Cao An Xoa sẽ đảm bảo yêu cầu các tiêu chuẩn để đưa ra thị trường. Điều mà những người dân mong muốn chính là đầu ra khi cây dược liệu này đến thời điểm thu hoạch.

PV: Ông LÊ VĂN MÁY- Người dân xã Cam Thành – Cam Lộ.

Ông MAI THẾ PHƯƠNG- Phó chủ tịch UBND xã Cam Thành- Cam Lộ.

Loại cây An Xoa ở Cam Lộ là loại cây mọc tự nhiên trên các vùng đồi rừng khá nhiều. Nhiều gia đình ở địa phương đã cắt về để nấu cao bán cho người dân pha chế nước uống hàng ngày, nhất là những người bị bệnh về gan. Thông qua Công ty Cổ phần AGRIDYNAMICS Việt Nam, quá trình phân tích các thành phần trong cao dược liệu an xoa ở Mỹ được thực hiện hết sức nghiêm ngặt, khắt khe với 19 tiêu chuẩn về hàm lượng dược chất, nhất là sản phẩm phải có nguồn gốc từ thiên nhiên, không pha trộn tạp chất, các loại phụ gia... Khi có sự kết nối thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm Cao dược liệu An Xoa, lô hàng đầu tiên được doanh nghiệp cao dược liệu An Xuân và làng nghề Định Sơn chế biến đảm bảo chất lượng cao để xuất ra thị trường.

Pv: Chị TRẦN LÊ QUỲNH DIỄM- GĐ Công ty Dược liệu An Xuân.

Những ngày đầu tháng 4/2021, lần đầu tiên lô hàng gần 1 tấn cao dược liệu an xoa của huyện Cam Lộ được xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Có thể nói, đây là kết quả của quá trình nỗ lực tìm kiếm thị trường, liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp của lãnh đạo huyện Cam Lộ nhằm tạo cơ hội cho mặt hàng dược liệu địa phương vươn ra thế giới. Kể từ khi sản phẩm cao dược liệu an xoa được đối tác chấp nhận và xuất khẩu sang thị trường Mỹ, hiện nay lãnh đạo huyện đã xây dựng vùng nguyên liệu để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho người nấu cao ở địa phương. khảo sát điều kiện đất đai để triển khai trồng thử nghiệm 3,5 ha tại xã: Cam Thành, Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Hiếu. Theo biên bản ghi nhớ giữa huyện Cam Lộ với Công ty cổ phần AGRIDYNAMICS Việt Nam, trong 6 tháng đầu, mỗi tháng huyện Cam Lộ sẽ xuất gần 1 tấn cao, từ tháng thứ 7 trở đi, khi đảm bảo ổn định được nguồn nguyên liệu tại chỗ, mỗi tháng xuất từ 2 - 3 tấn. Vì vậy nguồn nguyên liệu đầu vào phải cần rất nhiều, diện tích trồng có thể phải mở rộng lên đến hàng chục héc ta mới đáp ứng được nhu cầu của đối tác tại thị trường Mỹ.

PV: Ông TRẦN HOÀI LINH- PCT UBND huyện Cam Lộ- Quảng Trị.

Phát huy lợi thế địa phương phù hợp với các loại cao dược liệu như chè vằng, cà gai leo, thì với cây cao dược liệu An Xoa là một trong những loại cây trồng mới hứa hẹn đưa lại hiệu quả kinh tế, chuyển đổi diện tích cây nông nghiệp kém hiệu quả đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ngoài việc đáp ứng sản lượng xuất khẩu,hiện nay, sản phẩm cũng đã được doanh nghiệp trên địa bàn huyện tiến hành xây dựng nhãn mác, công bố kiểm nghiệm chất lượng để đưa ra thị trường trong tỉnh,trong nước.




File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 23/08/2021 15:23 Lê Vĩnh Nhiên 24/08/2021 16:49
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà