Quảng Trị du kí
Danh mục
Quảng Trị Du ký
NỘI DUNG

Quảng Trị du kí

Nghĩa Trũng Đàn, nghĩa trang đầu tiên của người lính Việt

Rất vui được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Quảng Trị du kí của đài PTTH Quảng Trị. Trong những hành trình của Quảng Trị du kí tuần trước, chúng ta đã cùng nhau có những trãi nghiệm thú vị với hành trình khám phá những miền quê trên mãnh đất Quảng Trị thân thương, cùng với những trãi nghiệm về sự độc đáo của ẩm thực quê nhà. Trong chương trình hôm nay, hãy cùng chúng tôi đến với những vùng đất mới và tìm hiểu những điều thú vị nơi đây.

Thưa QV&CB! Tình hình dịch bệnh covid 19 đang có những diễn biến phức tạp, nên việc tuân thủ, thực hiện các chỉ thị của Thủ tướng về các biện pháp phòng chống dịch bệnh đang được người dân nghiêm túc áp dụng. Tạm gác lại những kế hoạch, hành trình du lịch đã vạch sẵn, quý vị và các bạn hãy bổ sung vào sổ tay du lịch của mình thêm những điểm đến và những món ăn hấp dẫn, để khi tình hình dịch bệnh ổn định, chúng ta có thể tìm đến những nơi mà Quảng Trị du kí đã giới thiệu, lúc đó các bạn chỉ cần xách ba lô và đi, làm dày thêm hành trình đã qua và khám phá những điều thú vị phái trước.

*****

Thưa QV&CB! Nhắc tới mảnh đất Quảng Trị, người ta thường nhớ đến một địa phương có tới 72 nghĩa trang, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia đó là NTLS QG Đường 9 và NTLS QG Trường Sơn, với hàng nghìn chiến sỹ đã hy sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc…thế nhưng ít người biết rằng, cũng chính tại mảnh đất máu lửa này còn có một nơi yên nghỉ của những người lính Tây Sơn áo vải, cờ đào một thời theo vua Quang Trung ra Bắc đánh đuổi giặc Thanh xâm lược. Và như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng nói: “Đây là nghĩa trang đầu tiên của người lính Việt” đó chính là Nghĩa Trũng Đàn ở thị xã Quảng Trị. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về di tích lịch sử này nhé.

Nằm phía bên kia con kênh Nam Thạch Hãn, Nghĩa Trũng Đàn nay thuộc khu phố 8, Phường 3, thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, được xây dựng trên khu đất có hơn 3.000m2, đây là nơi thờ cúng các vong linh và là nơi an nghĩ của hơn 600 hài cốt người lính Tây Sơn áo vải ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu 1789.

Nghĩa Trũng Đàn là tên gọi của một nghĩa trang được xây dựng vào năm 1872  do ông Hoàng Hữu Lợi cùng phu nhân trong một chuyến đi thị sát vô tình chứng kiến nhiều phần mộ của những lưu dân Nam tiến dọc sông Thạch Hãn bị sạt lở, lộ cả hài cốt ra ngoài. Cảm thương cho những số phận những người bất hạnh, ông và phu nhân đã bàn bạc mua một mảnh đất của cư dân làng Thạch Hãn, trong đó, ông bà đã giành riêng 3 sào để lập nghĩa trang và tiến hành cho di dời những mồ mã vô chủ ở bờ sông Thạch Hãn và nhiều nơi khác trong tỉnh về quy táng tại đây và cái tên Nghĩa Trũng Đàn ra đời từ đó.

Từ khi khai dựng đến nay, trải qua khói lửa chiến tranh và thời gian, các công trình kiến trúc của Nghĩa Trũng Đàn đã nhiều lần bị tàn phá. Qua nhiều lần sửa chữa, tôn tạo, đến năm 2019, cùng với sự đóng góp của con cháu họ Hoàng – Bích Khê, và các nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài, Nghĩa Trũng  Đàn được trùng tu, nâng cấp và mở rộng thêm 2ha. Đến nay, khu Nghĩa Trũng  Đàn bao gồm : Nhà thờ chính, khu lăng mộ, nhà bia và khuôn viên cảnh quan.

Hàng năm vào dịp 25 tháng Chạp và 15 tháng 7 âm lịch, Nghĩa Trũng  Đàn đều được hương khói chăm sóc chu đáo. Người dân trong vùng cũng thường xuyên lui tới thăm viếng, chăm lo nhang khói để ấm lòng những người đã khuất.

Ngày nay, Nghĩa Trũng Đàn trở thành một địa điểm du lịch tâm linh mới bên cạnh Thành Cổ Quảng Trị, bến thả hoa sông Thạch Hãn. Đây cũng là nơi ghé thăm của nhiều người dân trong vùng và du khách, bởi đến đây, họ không chỉ hiểu thêm về lịch sử của dân tộc mà quan trong hơn là hiểu và ý thức được những mất mát, hy sinh của cha ông mình trong lịch sử đấu tranh giữ nước, bảo vệ bờ cõi. Chi Khánh Huyền, một người đã trãi nghiệm Nghĩa trũng đàn cho biết: Đây là địa chỉ đỏ, là nơi các trường học thường cho học sinh đến tìm hiểu trong những giờ ngoại khóa, để biết và hiểu hơn về lịch sử đấu tranh dựng nước và các anh hùng áo vải cờ đào thuở xưa, đặc biệt đối với những người trẻ thì đây là địa điểm du lịch mới, có rất nhiều điều mới lạ cần khám phá.   

Trích tiếng

Để ghi nhận những giá trị lịch sử to lớn cũng như tạo thuận lợi cho công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy những giá trị vốn có của Nghĩa Trũng Đàn, năm 2010, Nghĩa Trũng Đàn được tỉnh Quảng Trị công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Không chỉ là di tích,đây còn là nơi để thế hệ sau tưởng nhớ và biết ơn sự hi sinh của những vị anh hùng áo vải cờ đào năm xưa.

*****

Thưa QV&CB! Hải Lăng là vùng đất được biết đến với rất nhiều món ăn ngon như canh ám làng Lam, bánh ướt Phương Lang, cháo bột cá lóc... mỗi món ăn ở đây là những nông sản từ quê được như chắt chiu từ sự yêu thương của những người mẹ, người chị dành cho con, em mình nên món ăn không chỉ có vị và còn đầy ắp ân tình. Ở thị trấn Diên Sanh, có một món ăn rất được người dân yếu thích, được dùng vào mỗi bữa sáng, đó là món lòng sả,  đó là một trong những món ngon mà QTDK muốn giới thiệu đến quý vị và các bạn trong chương trình hôm nay.

Lòng sả là một món ăn đặc trưng của người miền Trung, sử dụng nhiều loại gia vị có vị cay, nóng như gừng, sả, ớt, tiêu để ăn với bánh mỳ hoặc bún sợi. Với hương vị cay nóng đặc trưng, món lòng sả có tác dụng giúp giải cảm, bồi bổ sức khỏe trong những ngày thời tiết có sự thay đổi thất thường. Tại quảng Trị, lòng sả được bán ở hầu hết các địa phương nhưng có lẽ ngon và đông khách nhất vẫn là lòng xã ở xã Hải Thọ cũ, nay là thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng. Với hương vị thơm ngon và bổ dưỡng, món lòng sả Hải Lăng đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách gần xa, để mỗi khi đi ngang qua mảnh đất này, du khách lại bị níu chân bởi hương thơm đặc trưng của món ăn dân giã đậm đà tình quê.

Ở thị trấn Diên Sanh hiện có rất nhiều quán bán lòng sả, đây là món ăn sáng yêu thích của nhiều người, không chỉ bởi món ăn ngon và nó còn đầy đủ dinh dưỡng, vị cay nồng của sả và tiêu khiến cho món ăn thêm hấp dẫn, nhất là những lúc trời e lạnh. Theo anh Trần Thanh Vinh, để nấu lòng sả ngon thì khâu chuẩn bị nguyên liệu rất quan trọng, thực phẩm tươi giúp cho món ăn ngon hơn.

Trích tiếng

 Để có được món lòng sả ưng ý thì những thành phần chủ yếu để chế biến bao gồm, lòng heo, tim, gan, cật.. và sả. Sả là gia vị chính, là hương vị khó lẫn với bất kì món ăn nào khác. Cách làm món lòng sả cũng cũng khá đơn giản, lòng heo phải tươi, khi mua về phải sơ chế thật kỉ với muốn và giấm trắng để làm sạch mùi hôi. Sau khi rửa sạch, cắt nhỏ các loại cật, tim, gan, lòng và sả, ướp cho thấm đều gia vị. Sau khi đã sơ chế xong, chúng ta bắt đầu chế biến món ăn này. Phi ném cho thơm rồi cho các loại lòng đã ướp sẳn vào chảo, đảo đều cho đến khi lòng gần chín, chúng ta cho thêm tiết bẫm vào, đây là tiết lợn còn đọng lại, rất dai và có tác dụng làm ngọt nước, nêm nếm gia vị và nấu cho đến khi lòng chín thì tắt bếp và cho thêm rau hành vào. Anh Trần Thanh Vinh cho biết thêm, một nồi lòng sả ngon là cho ra bát chúng ta ngửi thấy mùi thơm của vị sả và béo, dòn của lòng lợn.

Trích tiếng

Có thể nói lòng sả ở Quảng Trị thường bỏ nhiều ớt, ăn cay tê đầu lưỡi, …  có 1 hương vị rất riêng, dù có làm du khách cay đến tê đầu lưỡi, nhưng khi đã thưởng thức rồi thì khi đến Quảng Trị lẫn nữa, du khách cũng muốn thưởng thức. Chị Trần Thị Hóa – chủ quán lòng sả ở thị trấn Diên Sanh, chia sẻ: “Tới Quảng Trị mà không ăn cay, ăn lòng sả mà không cắn thêm quả ớt thì không phải người Quảng Trị rồi, ăn phải đủ cay, đủ nóng, mới thưởng thức hết cái vị của lòng sả, ăn mới trọn vẹn, mới nhớ được hương vị đặc biệt của món ăn này.” 

Lòng sả ở Hải Lăng là một món ăn rất đơn giản nhưng độc đáo, có hương vị riêng không hề lẫn với bất cứ món ăn nào khác, cũng giống như mảnh đất Quảng Trị, đầy nắng gió và khắc nghiệt, thế nhưng ẩm thực, mảnh đất, con người, luôn đủ sức níu chân bất kỳ ai, khi đi ngang qua vùng đất này.

Chào kết

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Đỗ Hoài Đức 08/09/2021 08:31 Lê Vĩnh Nhiên 09/09/2021 10:54
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà