AN TOÀN GIAO THÔNG
Danh mục
An toàn giao thông
NỘI DUNG

 

Kịch bản chương trình PTTT An toàn giao thông:

Phát thanh trực tiếp thứ 2 ngày 13-9

Sau mua bão bà con phơi nông sản trên đường- Nguy cơ mất ATGT

MC: Kính chào Qv & các bạn!  Cảm ơn quý vị đã chọn nghe chương trình của Đài PTTH QT. Và tôi là Thái Hiền của An toàn giao thông sẽ đồng hành cùng quý vị trong 30 phút vào thứ 2 và thứu 6 hàng tuần. Chương trình đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trực tiếp trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp.

Thưa quý vị! Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh ta đang bước vào vụ thu hoạch lúa hè thu, làm đất gieo cấy lúa vụ mùa, tuy nhiên do ảnh hưởng của cơn bão số 5 nên công việc nhà nông tạm thời bị đình trệ. Thường thì sau mưa bão tận dụng thời tiết nắng ráo bà con sẽ tranh thủ thu hoạch, phơi phóng lúa, đốt rơm rạ tại ruộng tạo nên hiện tượng mù khói, hạn chế tầm nhìn; việc chiếm dụng lòng, lề đường để phơi rơm rạ, thóc lúa, để máy tuốt ven đường gây cản trở giao thông diễn đang diễn ra rất phổ biến trên các tuyến đường liên thôn liên xã của các huyện tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATGT. Đây cũng là nội dung mà chúng tôi muốn làm rõ trong ATGT số này với khách mời là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT.

MC: Xin chào chị Hương

Chị: Chào quý thính giả của chương trình An toàn giao thông

MC: Cảm ơn …. đã đồng hành cùng ATGT của Đài PTTH QT. Thưa chị! Qua nhiệm vụ tuần tra kiểm soát giao thông hàng ngày chị có thấy thực trạng như tôi vừa nêu ở phần đầu chương trình không ạ?  

Chị: Vâng! Hoàn toàn chính xác. Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta đang vào thời gian cao điểm thu hoạch lúa hè thu năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn bão số 5 nên dự báo là sau bão, khi trời nắng lên bà con sẽ tăng cường thu hoạch lúa và phơi nông sản.  Những năm trước tại nhiều tuyến đường giao thông ở các huyện như Vĩnh Linh, Hải Lăng đang xuất hiện tình trạng bà con lấn chiếm long đường để phơi thóc. Thực trạng này rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông và thực tế là đã  có rất nhiều vụ tai nạn giao thông thương tâm liên quan đến phơi thóc lúa trên đường.....

MC: Vâng! Chúng ta sẽ còn gặp lại Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT trong phần sau của chương trình. Và quý vị đừng quên, số điện thoại 0233.3595399 luôn sẵn sàng đợi quý vị. Nếu có thắc mắc cần tư vấn quý vị hãy gọi ngay cho chúng tôi để được khách mời giải đáp chi tiết quý vị nhé! Còn bây giờ, chúng tôi xin dành ít phút để điểm lại một số tin tức an toàn giao thông đáng chú ý trong tuần qua.

                                                Nhạc cắt Tin tức giao thông 

Tin 1: Để đồng bộ với Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 với nhiều nội dung mới, Bộ GTVT vừa trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi, bổ sung, tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm. Cụ thể: Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với người điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (xe không gắn thẻ đầu cuối hoặc gắn thẻ đầu cuối mà số tiền trong tài khoản thu phí không đủ để chi trả khi qua làn thu phí điện tử không dừng) đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí. Bộ GTVT cho biết, việc sửa đổi, bổ sung các vi phạm liên quan đến thu phí theo hình thức tự động không dừng để mô tả lại các hành vi vi phạm cho rõ ràng, đảm bảo tính thống nhất, minh bạch trong quá trình áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.

Tin 2: Cảng HKQT Phú Quốc cho biết đã nỗ lực triển khai các biện pháp phòng chống dịch, chuẩn bị sẵn sàng công tác phục vụ đón khách du lịch quốc tế, đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn phòng chống dịch Covid-19. Đến nay, 98,7% nhân viên sân bay Phú Quốc đã được tiêm vaccine phòng Covid-19, trong đó có 92,6% cán bộ, nhân viên được tiêm 2 mũi; 6,1 % CBNV đã được tiêm mũi 1, chỉ còn 1,3% cán bộ nhân viên chưa tiêm do có yếu tố bệnh nền, thai sản… sẽ tiếp tục được tiêm vaccine trong thời gian tới. Cụ thể, sân bay Phú Quốc đã có kịch bản riêng từ vị trí đỗ tàu bay, khu vực tập kết hành khách, luồng tuyến di chuyển xe y tế; Cách thức điều phối khai thác; Khu vực tập kết hành khách… cho từng trường hợp.

Tin 3: Cục Đăng kiểm VN cho biết, từ 1/10/2021, việc quản lý hoạt động và thực hiện dịch vụ kiểm định xe cơ giới đường bộ tại các trung tâm đăng kiểm được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 16/2021 của Bộ GTVT (thay thế Thông tư số 70/2015). Điểm mới đáng chú ý là có thêm một số trường hợp xe thuộc diện phải đưa vào mục cảnh báo trên hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến về kiểm định xe cơ giới được dùng cho Cục Đăng kiểm VN và các đơn vị đăng kiểm, gồm: xe có khiếm khuyết kỹ thuật, xe vi phạm giao thông, xe thanh lý hồ sơ không phù hợp, xe tạm nhập tái xuất…Cụ thể, Cục Đăng kiểm VN sẽ thực hiện cảnh báo đối với xe cơ giới không phù hợp với thông tin hành chính, thông số kỹ thuật; các trường hợp xe được cơ quan chức năng thông báo vi phạm giao thông nhưng quá hạn không chấp hành giải quyết vi phạm theo quy định tại Nghị định số 100/2019 của Chính phủ.

 

Nhạc cắt Giao thông và cuộc sống

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Sau mua bão bà con phơi nông sản trên đường- Nguy cơ mất ATGT với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT.

MC: Thưa chị, việc phơi thóc lúa trên lòng lề đường có phải là việc người dân được phép không ạ?

Anh… trả lời: Tôi xin khẳng định: việc người dân tận dụng đường giao thông làm nơi phơi thóc, phơi rơm là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào mức độ nguy hiểm và hậu quả xảy ra, có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi nhà, người dân cần nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, không chiếm dụng lòng, lề đường phơi, đốt rơm rạ, phơi thóc lúa, để máy tuốt gây cản trở giao thông, góp phần bảo đảm an toàn giao thông, trật tự đô thị, bảo vệ an toàn cho chính mình và những người xung quanh....

MC: Vậy nếu là hành vi vi phạm pháp luật thì nó được quy định ở khoản nào thưa chị?

Anh… trả lời: Chúng ta đều biết việc tập kết nông sản, tuốt lúa, phơi rơm rạ trên lòng, lề đường trong mùa vụ, nhất là việc đốt rơm rạ ngay trên lề đường, mái taluy và chân cọc tiêu, biển báo hiệu đường bộ…không chỉ vi phạm các quy định về lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà còn gây hư hại hạ tầng giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến ATGT, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT. Và được quy định tại mục 1 điều 12, Nghị định số 100 NĐ/CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

MC: Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Và để quý vị có thể hình dung rõ hơn về thực trạng này mời quý thính giả và khách mời hãy cùng nghe một phóng sự sau đây mà PV chúng tôi vừa thực hiện:

Phóng sự: Sau mua bão bà con phơi nông sản trên đường- Nguy cơ mất ATGT

Hiện các huyện trên địa bàn tỉnh ta  đang vào vụ thu hoạch lúa hè thu, làm đất gieo cấy lúa vụ mùa, tình trạng người dân đốt rơm rạ tại ruộng tạo hiện tượng mù khói, hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông lại tái diễn. Việc chiếm dụng lòng, lề đường để phơi rơm rạ, thóc lúa và vận hành máy tuốt lúa ven đường diễn ra phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông .Ghi nhận thực tế của PV ATGT trên các tuyến đường giao thông, đặc biệt là đường liên huyện, liên xã, liên thôn thuộc địa bàn Hải Lăng, Vĩnh Linh và Triệu Phong … thường xuyên xuất hiện tình trạng các hộ gia đình sau khi thu hoạch lúa, tận dụng luôn một phần lòng đường để phơi thóc. Có hộ còn phơi cả trên cầu, gây nhiều bất tiện cho người tham gia giao thông. Ba xã Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thuỷ là vựa lúa của huyện Vĩnh Linh với hàng ngàn hecta diện tích đất trồng lúa. Những ngày tranh thủ thời tiết nắng ráo, người dân đang tích cực xuống đồng thu hoạch vụ mùa. Với việc sử dụng máy gặt đập liên hợp nên mỗi ngày, khối lượng lúa thành phẩm thu được rất lớn. Bởi vậy, người dân đã tận dụng các tuyến đường liên thôn, liên xã để làm chỗ phơi và sử dụng gạch, đá, cành cây để ngăn các phương tiện đi vào phần lòng đường đã bị lấn chiếm. Không riêng ở huyện Vĩnh Linh mà ở các địa bàn các huyện Gio Linh, Hải Lăng, Triệu Phong… tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để phơi lúa, rơm rạ cũng diễn ra phổ biến. Việc 1/2 con đường bị người dân lấn chiếm đã gây nhiều khó khăn cho các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô khi qua các đoạn đường dốc, đường quanh co hạn chế tầm nhìn. Nhiều người dân đều biết rõ mối nguy hiểm khi phơi lúa, rơm rạ trên đường, tuy nhiên không có phương án nào tối ưu hơn nên họ đành “mượn tạm” đường làm chỗ phơi. Và tình trạng này cứ lặp đi lặp lại từ mùa gặt này sang mùa gặt khác. Lý do thì có nhiều, song phổ biến nhất của việc chiếm dụng lòng đường làm “sân phơi” là do không có chỗ phơi, tranh thủ vài ba ngày...“mượn” lòng đường để phơi lúa, phơi rơm rạ thường được các hộ dân đưa ra để biện minh cho hành vi vi phạm của mình. Không chỉ tự ý chiếm dụng lòng đường, lề đường để phơi thóc, một số hộ dân còn dùng gạch, đá, gỗ…để chắn ngang “sân thóc di động” trên đường giao thông. Mặc dù đơn vị quản lý đường bộ và lực lượng CSGT đã trực tiếp tuyên truyền, nhắc nhở yêu cầu các hộ không tuốt lúa phơi nông sản trên các tuyến đường bộ...nhưng nhiều hộ dân vẫn cố tình phớt lờ. Việc làm này đã cản trở các phương tiện tham gia giao thông, gây mất ATGT nghiêm trọng. Nhất là lúc các xe khách, xe tải, xe container, hoặc giờ cao điểm lượng người, phương tiên tham gia giao thông đông, tránh vượt nhau thì nguy cơ xảy ra TNGT là rất lớn. Nhiều tài xế cho biết, việc lưu thông trên đường vào thời vụ gặp không ít khó khăn khi trên các tuyến đường đều có nhiều vật cản do người dân cố ý vi phạm, nhất là vào đoạn đường hẹp, lại vào vòng cua nếu không tập trung và xử lý kịp thời rất dễ gây tai nạn. Có những trường hợp xe ô tô lưu thông trên đường bị rơm, rạ cuốn vào gầm gây cháy nổ

MC: Vâng! Vừa rồi là một phóng sự ngắn về thực trạng phơi nông sản trên đường của bà con khi vào mùa thu hoạch. Và sau đây là ý kiến của một số tài xế khi tham gia giao thông gặp phải tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để phơi lúa của bà con:

VOXPOP: 3 ý kiến của tài xế về việc bà con phơi lúa trên đường gây cản trở giao thông (Chung thực hiện)

1.     Tôi thường xuyên chở hàng vào huyện Hải Lăng nhưng đến mùa gặt thì bà con đốt rạ hai bên đường rất nhiều, khói mù mịt nên gây khó khăn cho cánh tài xế chúng tôi khi bị hạn chế tầm nhìn, đây cũng là một trong những nguy cơ gây tai nạn giao thông nếu như tài xế không cẩn thận. ...

2.     Tôi thấy vào mùa gặt nhiều huyện trên địa bàn tỉnh ta bà con phơi lúa tràn ra cả lòng đường. Hai xe đi ngược chiều nhau không còn khoảng cách để tránh, tôi thấy rất nguy hiểm. Không chỉ có lúa, bà con còn cặm cụi phơi, đảo lúa mà không hề để ý đến các phương tiện giao thông xung quanh, tôi thấy như thế cũng vô cùng nguy hiểm cho tính mạng của bà con. ....

3.     Bản thân tôi thì cũng rất thông cảm với bà con nông dân khi mùa về vì phải kịp tiến độ tranh thủ nắng nên bà con tận dụng mọi nơi để phơi lúa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người thì bà con nên phơi gọn vào một phía, đừng phơi cả 2 bên lòng đường mà chiếm hết phần đường của các loại phương tiện. Như thế sẽ tiện cho cả đôi bên. Bà con cũng được việc bà con mà chúng tôi khi tham gia giao thông cũng đỡ ức chế....

MC: Vâng! Chúng ta vừa nghe một vài ý kiến của người dân về việc bà con nông dân phơi thóc lúa trên đường gây mất ATGT. Tôi thực sự rất thích ý kiến cuối cùng. Bởi chúng ta nói đi thì cũng phải nói lại đúng không ạ. Bà con nông dân cũng cực khổ một nắng hai sương. Mùa gặt đến thì phải tranh thủ hết sức có thể để nhanh gọn việc đồng áng. Tuy nhiên, việc chiếm dụng lòng đường để phơi nông sản như vậy cũng là không đúng vì nó sẽ gây nên nhiều nguy cơ tai nạn GT. Ý kiến của chị Hương thế nào ạ?

Anh … trả lời:

MC: Thưa chị! Vậy việc chiếm dụng lòng lề đường để phơi thóc lúa theo quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ?  

Anh … trả lời: quy định tại mục 1 điều 12, Nghị định số 100 NĐ/CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

c) Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5; điểm d, điểm e khoản 6 Điều này;

d) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 5; điểm d, điểm i khoản 6 Điều này.

MC: Vậy thực tế tại tỉnh ta đã ghi nhận những trường hợp nào bị phạt vì việc làm này chưa ạ?

Chị trả lời:

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Sau mua bão bà con phơi nông sản trên đường- Nguy cơ mất ATGT với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Và chúng tôi cũng vừa nhận được tín hiệu điện thoại của một thính giả theo dõi chương trình. Kỹ thuật viên thu âm Vĩnh Lộc nối máy giúp ạ?

MC: A lô chào thính giả ạ! Thính giả có thể tự giới thiệu về mình một chút không ạ?

Thính giả: Tôi tên là … ở ….

MC: Vâng! Vậy thính giả có điều gì muốn chia sẻ nhân chủ đề của CT hôm nay là: Phơi nông sản trên đường – nguy cơ mất ATGT?

Thính giả trả lời: Vâng! Tôi là một tài xế chở hàng trong tỉnh. Đi nhiều nên tôi thấy có thực trạng bà con chiếm dụng lòng lề đường để phơi thóc lúa. Việc làm này đã cản trở các phương tiện tham gia giao thông, gây mất ATGT nghiêm trọng. Nhất là lúc các xe khách, xe tải, xe container, hoặc giờ cao điểm lượng người, phương tiên tham gia giao thông đông, tránh vượt nhau thì nguy cơ xảy ra TNGT là rất lớn. Việc lưu thông trên đường vào thời vụ tôi cũng gặp không ít khó khăn khi trên các tuyến đường đều có nhiều vật cản do người dân cố ý vi phạm, nhất là vào đoạn đường hẹp, lại vào vòng cua nếu không tập trung và xử lý kịp thời rất dễ gây tai nạn. Tôi muốn biết là lực lượng CSGT sẽ xử lý việc này như thế nào?

MC: Vâng! Câu hỏi này của thính giả xin được chuyển cho Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Thính giả chờ máy để nghe ạ!

Chị trả lời: Vâng! Chia sẻ với anh ... là một tài xế tham gia giao thông khó khăn khi gặp mùa vụ của bà con. Chúng tôi đã thường xuyên tuần tra kiểm soát + tuyên truyền giúp bà con nâng cao ý thức.....

MC: Vâng! Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Cảm ơn thính giả đã quan tâm và tương tác cùng ATGT. Chúc thính giả tham gia giao thông an toàn và bảo vệ mình trước dịch Covid 19. Hẹn gặp thính giả ở một chủ đề khác của ATGT! Và đừng quên số ĐT: 02333595399 lúc nào cũng sắn sàng để kết nối cùng thính giả ạ!

MC: Quay trở lại với chủ đề của ATGT hôm nay là Sau mua bão bà con phơi nông sản trên đường- Nguy cơ mất ATGT. Thưa chị Hương! Trong quá trình công tác của mình chị đã ghi nhận những trường hợp tai nạn giao thông nào liên quan đến việc phơi thóc lúa của bà con trên lòng lề đường chưa ạ?

Chị trả lời: (Chị đưa bài chị chia sẻ hôm 25-8) Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông làm chết người mà nguyên nhân là do người dân lấn chiếm lòng, lề đường để phơi lúa, rơm rạ. ....

MC:

Chị trả lời:  

MC: Theo quy định của pháp luật, hành vi phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường bộ bị nghiêm cấm, tùy vào mức độ nguy hiểm và hậu quả xảy ra, người vi phạm có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi này mỗi khi đến mùa gặt lại tái diễn vẫn nhắc nhở, xử phạt tuy nhiên chúng ta vẫn chưa xử lý triệt để? Vậy theo chị Hương? Thời gian tới cần phải làm thế nào để tình trạng này không còn nữa?  

Chị trả lời: Theo tôi, để ngăn chặn tình trạng này hiệu quả, ngoài tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở, chính quyền địa phương cũng cần xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, tình trạng này không được giải quyết triệt để, bởi vì người dân cho rằng chỉ có mấy ngày mùa, họ tranh thủ mang nông sản ra phơi nên rất khó cho việc quản lý, xử phạt. Muốn làm triệt để phải có giải pháp căn cơ hơn: như có nhà máy sấy cho bà con với giá thành hợp lý, hoặc từng địa phương có những sân phơi đủ lớn để bà con phơi......

MC: Vâng! Cảm ơn những thông tin từ Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Thưa quý vị! Chúng ta đều biết sau mưa bão việc tập kết nông sản, tuốt lúa, phơi rơm rạ trên lòng, lề đường trong mùa vụ, nhất là việc đốt rơm rạ ngay trên lề đường, mái taluy và chân cọc tiêu, biển báo hiệu đường bộ…không chỉ vi phạm các quy định về lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông mà còn gây hư hại hạ tầng giao thông đường bộ, ảnh hưởng đến ATGT, gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT. Mong bà con nghiêm túc thực hiện và thu xếp thuận tiện việc đồng áng của mình sau mưa bão.  Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT đã giành thời gian đến trao đổi và làm rõ hơn về thực trạng này. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe và tương tác! Chúc mọi người an toàn trên mọi nẻo đường và bình yên trước dịch bệnh. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong khung giờ này tuần sau!

         

 

 

 

         

         

           

         

         

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 13/09/2021 08:57 Lê Vĩnh Nhiên 13/09/2021 09:44

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà