Hạnh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình hạnh phúc quanh ta số 29        

Nhạc hiệu quảng bá chương trình:

MC1: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Hạnh phúc quanh ta đang được phát sóng trên kênh phát thanh tần số 92,5Mgz và trên kênh facebook Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Chương trình được phát sóng vào 16h30 phút thứ 3 hàng tuần. Hãy cùng hòa mình vào không gian âm nhạc và sẽ chia về những điều bình dị làm nên hạnh phúc quanh ta.

MC1: Hạnh phúc quanh ta, kết nối và chia sẻ.

Số 29: Giá trị của hòa bình

Nhạc bài hát IMAGINE

Thái Hiền đọc dịch trên nền nhạc bài hát:

Thử tưởng tượng xem không có thiên đường
Nếu cố gắng thì cũng dễ dàng thôi
Bên dưới không có địa ngục
Trên kia chỉ có bầu trời cao xanh
Tưởng tượng xem tất cả mọi người
Chỉ sống cho ngày hôm nay (sống cho hiện tại)

Tưởng tượng xem không phân ra các quốc gia
Không khó thực hiện đâu
Không có gì để giết hay chết chóc
Không còn tôn giáo nữa
Tưởng tượng xem tất cả mọi người
Sống trong hoà bình

Thái Hiền: Vâng, thưa QV & các bạn, xin được mở đầu chương trình ngày hôm nay bằng những giai điệu bất hủ và ca từ đầy ý nghĩa của ca khúc Imagine của John Lennon được đánh giá là một trong những bài hát bất hủ của thế kỉ thể hiện cho khát vọng của hòa bình. Chương trình hôm nay của chúng tôi sẽ có chủ đề Giá trị của hòa bình nhân ngày quốc tế hòa bình 21/9. s

Quý vị và các bạn thân mến! Ngày Quốc tế hòa bình được Liên hợp quốc khởi xướng vào năm 1981 và lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 9/1982. Từ năm 2002, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức lấy ngày 21/9 hàng năm để kỷ niệm Ngày Quốc tế hòa bình nhằm kêu gọi các bên tham chiến trên toàn thế giới cùng từ bỏ vũ khí, bước vào thương lượng, đàm phán trong hòa bình; kêu gọi người dân trên toàn thế giới chung tay xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Tuy vậy, không phải chỉ đến ngày 21/9 hằng năm – Ngày Quốc tế hòa bình (hay còn gọi là Ngày hòa bình thế giới), người ta mới nói đến hòa bình. “Hòa bình” luôn là mong ước, là khát vọng thường trực và hiện hữu của nhân loại, là đích đến trong mọi hành trình và là sợi dây để kết nối toàn cầu. Và đặc biệt đối với Việt Nam, đối với tỉnh Quảng Trị, nơi hiện thân của lòng yêu nước, tinh thần vì độc lập, tự do thì mỗi con người nơi đây đều hiểu và trân quý hơn giá trị của tự do, giá trị của hòa bình.

Hôm nay, nhân ngày Quốc tế hòa bình 21/9, chương trình hạnh phúc quanh ta sẽ cùng lắng nghe những cảm nhận, những chia sẻ của  ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch Hội CCB tỉnh Quảng Trị.

Xin cảm ơn ông đã tham gia chương trình.

Khách mời chào Thái Hiền, chào thính giả nghe đài

Nhạc cắt Câu chuyện Cuộc sống

 Là vùng đất hứng chịu quá nhiều sự hy sinh, mất mát trong chiến tranh, Quảng Trị đã trở thành “vùng đất thiêng”, một biểu tượng về sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam anh hùng, của tình đồng chí sâu nặng, của nghĩa đồng bào trên khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế. Đất nước hòa bình, Quảng Trị trở thành nơi gặp gỡ của sự hòa hiếu, khoan dung, nồng ấm tình nhân loại và yêu chuộng hòa bình. Trong bài tiếp theo của loạt phóng sự “Từ khói lửa chiến tranh cùng vun đắp hòa bình”, Chúng tôi sẽ kể với quý vị và các bạn câu chuyện về những cuộc gặp gỡ thú vị với nhan đề “Khép lại quá khứ, mở hướng tương lai”. Mời Qv & các bạn cùng nghe.

 Phóng sự:

Vào một buổi chiều của tháng 7 sau gần nữa thế kỷ chấm dứt chiến tranh, vào tháng 7 năm 2018 sông Thạch Hãn chứng kiến cuộc gặp gỡ bất ngờ của 2 CCB Việt Nam và Mỹ đó là ông Lê Bá Dương, CCB trung đoàn Triệu Hải và ông Michael Clatterbuck Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến Mỹ. Cả hai đều tham chiến ở chiến trường Quảng Trị. Từng đối mặt với nhau ở chiến trường Quảng Trị và giờ gặp lại trong hòa bình. Ông Lê Bá Dương và ông Michael Clatterbuck, 2 người lính củ ở hai bên trận tuyến đã có những chia sẻ rất thật về cuộc chiến tranh này.

Băng ghi âm CCB Lê Bá Dương ( bây giờ chúng ta lại được gặp nhau trong một tâm thế hoàn toàn khác, chúng ta đang là công dân của 2 quốc gia đến với nhau trong một không gian yên bình của quê hương tôi. Tôi muốn hỏi ông rằng khi gặp tôi với 1 người lính ngày xưa là đối phương, bây giờ chúng ta gặp nhau trong tư thế người bạn thì ông có cảm xúc như thế nào?

Ông Michael Clatterbuck: Tôi rất đồng ý với chuyện đó bây giờ chúng ta không còn là kẻ thù mà là những người bạn.

CCB Lê Bá Dương: Tôi biết là ngày xưa ông có tác chiến ở khu vực này và ít nhiều cũng đã có tiếp xúc với những người chiến sỹ như tôi. Hôm nay tôi đang mặc đúng bộ đồ quân giải phóng tôi mặc trong thời kỳ chiến tranh đấy. Vậy ông có cảm nhận như thế nào?

Ông Michael Clatterbuck: Tôi không có cảm giác nào xấu cả, tôi đã ở đây từ năm 1968 và đến giờ là 50 năm. .. Đồng đội của tôi nằm lại trên sông Thạch Hãn này rất nhiều và lễ hội hoa đăng có ý nghĩa rất đặc biệt với tôi.

CCB Lê Bá Dương: Ông và tôi có một điều rất giống nhau là chúng ta đều đến mãnh đất Quảng Trị này từ năm 1968. Tôi cũng rời quê hương tôi ở miền Bắc để vào đây cầm súng. Bây giờ chúng ta gặp nhau ở đây, tôi nghĩ rằng những cuộc gặp gỡ như thế này sẽ nhắc chúng ta nhớ cái cần nhớ để không lặp lại cái không đáng nhớ đó.

Ông Michael Clatterbuck: Tôi rất đồng ý với ông về điều đó là ông để lịch sử lặp lại những đau thương của chiến tranh.

CCB Lê Bá Dương: Tôi muốn biết rằng với một người lính như ông nếu bây giờ cần nói một điều gì đó cho những công dân Mỹ, các thế hệ mới của người Mỹ thì ông sẽ nói điều gì?

Ông Michael Clatterbuck: Đừng bao giờ khai mào chiến tranh

( Nhạc )

Vâng, thưa QV & các bạn! Như CCB Lê Bá Dương và CCB Mỹ Michael Clatterbuck đã chia sẽ thì hòa bình là điều vô cùng thiêng liêng và có ý nghĩa với tất cả mọi người, và đừng bao giờ khai mào chiến tranh. Và với những người lính đã từng đi qua các trận chiến thì hai tiếng hòa bình lại có ý nghĩa hơn bao giờ hết đúng không thưa ông?

Khách mời trả lời

Thưa ông, sau chiến tranh, chắc hẵn ông và các đồng đội của mình cũng có dịp được gặp gỡ với những CCB Mỹ và chắc hẵn trong những lần gặp gỡ đó ông cũng có được những cuộc trò chuyện ý nghĩa như câu chuyện của CCB Lê Bá Dương và CCB Mỹ. Ông có thể chia sẻ 1 lần gặp CCB Mỹ đã để lại trong ông nhiều suy ngẫm nhất?

Khách mời trả lời

Chúng ta cũng đã biết rằng trong chiến tranh có rất nhiều câu chuyện cảm động về tinh thần dân tộc, khát vọng hòa bình của quân và dân ta. Vậy với cá nhân ông, là một người lính từng tham gia chiến đấu vì hòa bình cho quê hương, có câu chuyện nào khiến ông xúc động và để lại trong ông nhiều dấu ấn khó phai?

Khách mời trả lời

Như vậy là trong chiến tranh khốc liệt thì khát vọng về hòa bình, về tự do càng mãnh liệt đúng không ạ?

Khách mời trả lời

Và hẵn rằng những người lính sẽ có những cảm nhận rất riêng về giá trị của hòa bình, ông có thể chia sẻ một chút về cảm xúc của ông cũng như những người lính khi chứng kiến quê hương được giải phóng, hòa bình được lặp lại? Và với những người lính cũng như nhân dân thời điểm ấy thì giá trị to lớn nhất của hòa bình là gì?

Khách mời trả lời

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ vừa rồi.

Nhạc cắt Tiểu mục Kết nối

Thưa Qv & các bạn! Sau chiến tranh, đã có rất nhiều CCB Mỹ quay trở lại Việt Nam, trở lại chiến trường Quảng Trị với mong muốn hòa giải và hàn gắn vết thương chiến tranh. Cách đây hơn 2 năm, vào ngày 28/7/2019 chính quyền và nhân dân Quảng Trị đã đón tiếp 1 vị khách đặc biệt đó là lần đầu tiên một chính khách mỹ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ngài Daniel Kritenbrink đã đến viếng, thắp hương cho các liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn. Chỉ trong khoảng 30 phút Đại sứ Mỹ có mặt ở đây đã gửi thông điệp Khép lại quá khứ cùng hướng tới tương lai hợp tác và phát triển. Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink khẳng định đây là chuyến thăm xúc động nhất, có ý nghĩa nhất mà ông từng có.

Nội dung ghi âm Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink :  Thông điệp chính của chuyến thăm này là hai nước Việt Nam và Mỹ đã hàn gắn vết thương chiến tranh, đặc biệt là sự hợp tác chung trong việc khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Chuyến thăm đến nghĩa trang trường Sơn là để bày tỏ sự kính trọng đối với những người đã hi sinh vì lòng yêu nước.

Và nhân chuyến thăm này PV Nguyễn Loan đã có cuộc PV với ông Hoàng Nam, PCT UBND tỉnh về chuyến thăm này và những thông điệp hòa hòa bình. Sau đây mời QV & các bạn cùng lắng nghe nội dung cuộc phỏng vấn được thực hiện ngay sau chuyến thăm của Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink vào ngày 28/7/2019.

Câu 1: Vâng, thưa ông Hoàng Nam, đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink  đã chia sẻ về thông điệp của chuyến thăm đặc biệt này, còn đối với Quảng Trị nói riêng  và Việt Nam nói chung, chuyến thăm này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Nội dung trả lời : Quảng Trị là một địa danh đặc biệt trong lịch sử cuộc chiến tranh và ngay cả sau khi cuộc chiến tranh đã kết thúc đối với các bên tham gia cuộc chiến tranh cũng như trong quan hệ hai nước, của nhân dân hai nước cho đến bây giờ. Do vậy, việc đại sứ Mỹ lần đầu tiên đến thắp hương tại nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn  là một hành động rất có ý nghĩa, là một biểu tượng của việc tôn trọng quá khứ,tôn trọng sự thật. Đây là hành động vô cùng ý nghĩa để hai bên cùng khép lại quá khứ, hướng tới tương lai hợp tác giữa Chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam- Hoa Kỳ.

Câu 2:  Trước khi rời Quảng Trị, đại sứ Daniel Kritenbrink đã đi bộ trên cầu Hiền Lương, ông đã cùng trò chuyện với  đại sứ. Chắc hẳn trong câu chuyện đã có rất nhiều thông điệp quan trọng, ông có thể chia sẻ với thính giả nghe đài ạ?

Nội dung trả lời: Chúng tôi đã đi từ phía Bắc của cây cầu, dừng lại ngay trên chỉ vạch phân cách hai miền trước đây và tiếp tục đi vào phía Nam cho hết đến hết chiều dài của cây cầu. Chúng tôi đã cùng nhau nói nhưng câu chuyện về các hoạt động hòa giải, hợp tác, hữu nghị giữa hai bên diễn ra tại Quảng Trị. Trong câu chuyện, chúng tôi có một điểm chung là cùng mong muốn tiếp tục giữ gìn và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp hiện nay giữa hai bên bằng những hoạt động cụ thể không chỉ ở cấp trunng ương mà còn ở địa phương theo chủ trương của lãnh đạo hai nước và Quảng Trị sẽ tiếp tục là một trọng tâm để triển khai chủ trương đó trong thời gian sắp đến dựa trên những chương trình hợp tác thành công trong thời gian qua.Trong thời gian tới, và nhất là khi chúng ta đang kỷ niệm 25 ngày bình thường hóa mối quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hoa Kỳ. Trong chặng đường mà hai dân tộc đang đi, không hề có chuyện bỏ qua hay lãng quên quá khứ, mà lịch sử luôn được tôn trọng. Trong quá trình bước tới tương lai, lịch sử luôn nhắc nhở chúng ta không bao giờ lặp lại những đau thương trong quá khứ.

MC: Cảm ơn ông Hoàng Nam và chúng ta sẽ tiếp tục cuộc phỏng vấn sau ghi nghe đoạn băng ghi âm  đại sứ Daniel Kritenbrink trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tỉnh Quảng Trị có ý tưởng xây dựng một Lễ hội Hòa bình.

Nội dung ghi âm Đại sứ Daniel Kritenbrink:  Đây là một ý tưởng rất tuyệt vời.Với cương vị là một đại sứ thì tôi rất ủng hộ ý tưởng này. Nếu sự kiện đó diễn ra, tôi sẽ vào để tham dự.

Câu 3: Thưa ông Hoàng Nam, ông nhìn nhận như thế nào về sự ủng hộ của Đại sứ Mỹ đối với ý tưởng xây dựng một Lễ hội Hòa bình tại Quảng Trị?

Nội dung trả lời: Quảng Trị là nơi chia cắt đất nước trong hàng thập kỷ chiến tranh, là mảnh đất chịu nhiều đau thương, mất mát của dân tộc và của các bên tham gia cuộc chiến đã được cả nhân loại biết đến. Do vậy Quảng Trị là địa điểm phù hợp nhất để thể hiện khát vọng hòa bình, tôn vinh các giá trị của hòa bình, chống chiến tranh của nhân dân Việt Nam nói riêng và của cả nhân loại. Festival vì hòa bình là một sáng kiến  của tỉnh Quảng Trị đang được các tầng lớp nhân dân ủng hộ. Đặc biệt, sáng kiến này đã nhận được sự ủng hộ, đồng tình của các học giả trong nước và quốc tế. Tôi nghĩ rằng, phát biểu của Ngài Đaniel Kritenbrink về sự sẵn sàng tham gia của ông vào sự kiện này có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đó là sự ủng hộ cho sáng kiến festival vì hòa bình được tổ chức ở Quảng Trị. Và đây không chỉ là sự ủng hộ của cá nhân, đại diện cho nhiều người Mỹ, mà trên cương vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam, mong muốn các bên vượt qua những thăng trầm, bằng những sáng kiến và hoạt động cụ thể để cùng nhau hướng tới một nền hòa bình cho toàn nhân loại.

Câu cuối: Cảm ơn ông Hoàng Nam- PCTUBND tỉnh Quảng Trị !

Vâng, thưa Qv& các bạn, thưa ông Hoàng Văn Thanh, Chủ tịch Hội CCB Quảng Trị, qua cuộc Phỏng vấn của PV Nguyễn Loan với Ông Hoàng Nam, PCT UBND tỉnh Quảng Trị thì chúng ta thấy rằng cả chính quyền và nhân dân Mỹ và chính quyền và nhân dân Việt Nam, nhân dân Quảng Trị đều mong muốn và hướng tới một nền hòa bình cho nhân loại. Thưa ông, qua nghe những chia sẻ vừa rồi ông có suy nghĩ như thế nào?

Khách mời trả lời

Và được biết rằng các CCB Quảng Trị cũng đã tham gia nhiều vào các hoạt động ý nghĩa để hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng hòa bình. Ông có thể chia sẻ 1 chút về những hoạt động ý nghĩa này của các CCB Quảng Trị?

Khách mời trả lời

Chúng tôi cũng được biết rằng hiện nay CCB Quảng Trị cũng đã phối hợp với CCB mỹ tham gia vào các hoạt động như trồng cây hòa bình tại các di tích lịch sử như Hiền Lương, Khe Sanh … Ông có thể chia sẻ thêm về hoạt động này và theo ông hoạt động này có ý nghĩa như thế nào?

Khách mời trả lời

Vâng có thể nói hoạt động trồng cây này là biểu tượng của sự hòa giải, hòa bình, hữu nghị và sẽ đóng góp nhiều hơn vào việc nâng cao tinh thần hợp tác giữa hai nước và củng cố mối quan hệ giữa hai bên. Qua đó cũng sẽ giúp cho người dân Việt Nam và Mỹ hiểu hơn về giá trị của hòa bình đúng không thưa ông?

Khách mời trả lời

Thưa ông, hiện nay Quảng Trị đang hướng đến xây dựng Quảng Trị là điểm đến của hòa bình, dự kiến cũng sẽ tổ chức festival vì hòa bình tại Quảng Trị. Ông có suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của việc Quảng Trị sẽ trở thành điểm đến vì hòa bình?

Khách mời trả lời

Theo ông, để xây dựng Quảng Trị trở thành nơi hội tụ, là biểu tượng và là điểm đến vì hòa bình thì chúng ta cần làm gì?

Khách mời trả lời

Cuối cùng ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến thế hệ trẻ để họ hiểu rõ hơn và trân quý hơn về giá trị của hòa bình mà họ đang được sống hôm nay?

Khách mời trả lời

Xin cảm ơn ông với những chia sẻ vừa rồi.

Thưa Quý vị và các bạn!  “Quảng Trị” không còn là địa danh của một địa phương mà đã trở thành biểu tượng chung của cả nước, niềm tự hào chung về một thời hào hùng và khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam anh hùng. Xây dựng Quảng Trị trở thành một không gian văn hoá vì hoà bình là niềm mong mỏi rất lớn của nhân dân Quảng Trị và nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới. PGS.TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Trung ương đã từng phát biểu rằng: “Không nơi nào trên thế giới lại có nhiều đau thương như Quảng Trị. Nơi này đang sở hữu 1 tài sản vô cùng quý giá, đó là hệ thống rất nhiều điểm di tích lịch sử có giá trị. Do vậy, đất nước Việt Nam cần phải đền ơn Quảng Trị bằng việc xây dựng thương hiệu du lịch vì hòa bình của loài người”. Những năm vừa qua, rất nhiều cựu chiến binh và người dân Mỹ đã đến với Quảng Trị để thăm lại một vùng đất từng bị bom cày, đạn xới; để góp phần hàn gắn nỗi đau chiến tranh, củng cố và bồi đắp mối quan hệ hợp tác giữa hai nước…Với họ, bài học từ Việt Nam, từ Quảng Trị sẽ đúng cho toàn thế giới, đó là khi chúng ta gần gũi nhau hơn thì tình yêu thương, tình hữu nghị sẽ nở hoa…

Chương trình của chúng tôi cũng xin được khép lại tại đây, cảm ơn QV & các bạn đã quan tâm lắng nghe, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 16/09/2021 14:53 Lê Vĩnh Nhiên 16/09/2021 17:04

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà