AN TOÀN GIAO THÔNG
Danh mục
An toàn giao thông
NỘI DUNG

 

Kịch bản chương trình PTTT An toàn giao thông:

Phát thanh trực tiếp thứ 2 ngày 27-9

Giấy đi đường theo CT 16 – Những điều cần biết

MC: Kính chào Qv & các bạn!  Cảm ơn quý vị đã chọn nghe chương trình của Đài PTTH QT. Và tôi là Thái Hiền của An toàn giao thông sẽ đồng hành cùng quý vị trong 30 phút vào thứ 2 và thứu 6 hàng tuần. Chương trình đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trực tiếp trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp.

Thưa quý vị! Sau khi thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để chống dịch Covid-19 vào 12h ngày 16/9, các huyện giáp ranh với thành phố này đã lập hàng chục chốt chặn kiểm soát người đến, trở về từ thành phố Đông Hà. Tỉnh Quảng Trị cấp giấy đi đường cho người, phương tiện ra vào thành phố Đông Hà. Hiện, các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh giáp ranh với thành phố Đông Hà, đã lập hàng chục chốt kiểm soát dịch trên các tuyến giao thông liên huyện để kiểm soát người, phương tiện đi, đến, trở về thành phố Đông Hà. Hiện nay, tại tỉnh Quảng Trị, riêng thành phố Đông Hà thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương còn lại vẫn hoạt động bình thường. Hàng ngày, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh, người lao động từ các địa phương khác đến thành phố Đông Hà làm việc, học tập và ngược lại rất đông. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh hướng dẫn cấp giấy đi đường cán bộ, công chức, người lao động và người dân địa phương quản lý. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức là do Thủ tưởng cơ quan, đơn vị cấp giấy đi đường. Công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”. Đối với lao động không có đơn vị sử dụng lao động quản lý thì UBND xã, phường, thị trấn cấp giấy đi đường. Đây cũng là nội dung mà chúng tôi muốn làm rõ trong ATGT số này với khách mời là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT.

MC: Xin chào chị Hương

Chị: Chào quý thính giả của chương trình An toàn giao thông

MC: Cảm ơn …. đã đồng hành cùng ATGT của Đài PTTH QT. Thưa chị! Hiện nay, lực lượng CSGT Công an tỉnh đã phối hợp để thực hiện kiểm soát giấy đi đường của người dân tại các chốt như thế nào ạ?

Chị: Số chốt? Số lực lượng tham gia?.... lực lượng chủ yếu làm nhiệm vụ là công an, ngoài ra có 2 nhân viên y tế thực hiện việc khai báo...

MC: Vâng! Chúng ta sẽ còn gặp lại Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT trong phần sau của chương trình. Và quý vị đừng quên, số điện thoại 0233.3595399 luôn sẵn sàng đợi quý vị. Nếu có thắc mắc cần tư vấn quý vị hãy gọi ngay cho chúng tôi để được khách mời giải đáp chi tiết quý vị nhé! Còn bây giờ, chúng tôi xin dành ít phút để điểm lại một số tin tức an toàn giao thông đáng chú ý trong tuần qua.

                                                Nhạc cắt Tin tức giao thông 

Tin 1: Bộ GTVT vừa trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, Bộ GTVT đề xuất sửa đổi, bổ sung, tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm. Đáng chú ý, Nghị định 100 hiện nay chỉ quy định một mức xử phạt hành vi người điều khiển mô tô, xe máy không có GPLX hoặc GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tẩy xóa hoặc không hợp lệ hiện bị phạt 800.000 - 1,2 triệu đồng, dự kiến tăng lên 1 - 2 triệu đồng. Người đi xe máy trên 175cm3, xe mô tô ba bánh mà không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép không hợp lệ hiện bị phạt 3 - 4 triệu đồng, dự kiến tăng 4 - 5 triệu đồng. Người đi xe máy không biển số, biển không rõ chữ số; che biển, dán thêm làm thay đổi chữ hoặc màu sắc của chữ số sẽ bị phạt 1 - 2 triệu đồng, tăng gấp 10 lần hiện nay. Cùng đó, người điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiện nay bị phạt 200.000 - 300.000 đồng, dự thảo Nghị định sửa đổi đề xuất tăng lên 400.000 - 600.000 đồng.

Tin 2: Bộ GTVT vừa có văn bản gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố xin ý kiến dự thảo kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của các lĩnh vực vận tải trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Theo đó, hoạt động vận tải hành khách đường bộ, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa khi từng bước nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau: Tại các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 không tổ chức hoạt động vận tải. Tuy nhiên, các cảng hàng không, ga đường sắt trên địa bàn địa phương đang thực hiện Chỉ thị số 16 được hoạt động và tiếp nhận hành khách để đi, đến các địa phương khác không áp dụng Chỉ thị số 16. Đối với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 19 được tổ chức vận tải hành khách theo mức độ hạn chế tỷ lệ % phương tiện khách của từng phương thức vận tải. Với các địa phương hoặc địa bàn đang thực hiện mức độ bình thường mới, vận tải hành khách được phép hoạt động bình thường.

Tin 3: Mới đây, Bộ GTVT đang xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vận tải hành khách của các lĩnh vực vận tải trong thời gian các địa phương nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 và xin ý kiến các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố. Theo đó, ngành Đường sắt cũng xây dựng kế hoạch dự kiến chạy lại tàu khách từ tháng 10/2021 với chính sách giá vé. Cụ thể, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết, đơn vị quy định mức giá tối thiểu của 1 vé hành khách (đã bao gồm thuế VAT và bảo hiểm hành khách) là: 30.000 đồng/vé, áp dụng cho tất cả các loại chỗ, loại tàu. Riêng các đối tượng chính sách xã hội mua vé giảm giá vẫn được hưởng mức giảm theo quy định; Số tiền sau khi tính giảm là giá vé thực tế (không áp dụng giá vé tối thiểu). Giá vé ghế phụ bằng 80% giá vé loại chỗ thấp nhất quy định trong bảng giá vé tính sẵn tương ứng với mác tàu. Doanh nghiệp cũng áp dụng giá vé cao hơn đối với chỗ ngồi, chỗ nằm thuận lợi trên các toa xe. Theo đó, chỗ thuận lợi trên toa ghế ngồi, với cự ly từ 300km trở xuống tính thêm 10.000 đồng/vé, cự ly từ 301km trở lên tính thêm 20.000 đồng/vé.

Nhạc cắt Giao thông và cuộc sống

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Giấy đi đường theo CT 16 – Những điều cần biết với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT.

MC: Thưa chị! Trước tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay và TP Đông Hà phải áp dụng CT 16 thì PHòng CSGT Công an tỉnh có xây dựng phương án giao thông trong tình hình đặc biệt này không ạ?

Chị Hương trả lời:

MC: Thưa chị, TP Đông Hà áp dụng CT 16 nên hiện Quảng Trị có nhiều chốt Covid-19 để hạn chế người ở TP.Đông Hà ra các huyện, thị bên ngoài và ngược lại. Vậy những ai được qua chốt và khi đi qua cần có những giấy tờ gì?

Anh… trả lời: Thực hiện Quyết định số 2491/QĐ-UBND ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh về việc áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đông Hà; trên cơ sở ý kiến thống nhất của các ngành và UBND thành phố Đông Hà tại cuộc họp giao ban phòng, chống dịch ngày 20/9/2021; UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân trong thời gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố Đông Hà thực hiện một số biện pháp phòng, chống dịch cụ thể là: Yêu cầu cán bộ và nhân dân trên địa bàn toàn thành phố thực hiện nghiêm việc giãn cách xã hội theo nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, khu phố cách ly với khu phố, phường cách ly với phường; mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng. Tỉnh cũng quy định việc di chuyển ra, vào thành phố Đông Hà như sau:

- Chỉ cho phép những đối tượng sau được qua chốt kiểm tra y tế (yêu cầu có Giấy đi đường):

+ Các lực lượng đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch: Y tế, Công An, Quân đội, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng khác do Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp huy động, điều động (không yêu cầu giấy chứng nhận xét nghiệm SAR-COV-2).

+ Các đối tượng thực hiện công vụ: trực chiến đấu, trực phòng chống dịch, trực phòng chống lụt bão, trực cơ quan, xử lý tài liệu mật và nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu của Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan TW trên địa bàn và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

+ Người làm việc tại các nhà máy; cơ sở sản xuất; công trình giao thông, công trình trọng điểm cấp huyện trở lên (tạm dừng thi công các công trình xây dựng khác trên địa bàn thành phố Đông Hà)

+ Người kinh doanh các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, gồm: dịch vụ khám, chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, dược phẩm, vật tư y tế, xăng, dầu, điện, nước, nhiên liệu, ngân hàng, kho bạc, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển hàng hóa thiết yếu, thu gom rác thải, vật liệu xây dựng.

+ Xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở vật liệu xây dựng các công trình trọng điểm cấp huyện trở lên.

- Đối với người đi khám, chữa bệnh: xuất trình giấy hẹn/tái khám hoặc phiếu khám/chuyển tuyến của cơ quan y tế cấp tại chốt kiểm tra; trường hợp cấp cứu thì không yêu cầu chứng nhận kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2. Khi trở về địa phương người đi khám, chữa bệnh cung cấp giấy xuất viện hoặc phiếu khám bệnh tại chốt kiểm tra, thông báo với trạm y tế gần nhất và thực hiện tự cách ly tại nhà hoặc cơ sở y tế theo chỉ định của cơ quan y tế.

- Đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu ra, vào địa bàn thành phố Đông Hà (áp dụng với xe ô-tô, không áp dụng với xe máy, xe thô sơ): người điều khiển phương tiện, người trên xe phải có có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 còn hiệu lực trong vòng 72 giờ (không yêu cầu Giấy đi đường).

3. Trên cơ sở Kế hoạch phòng, chống dịch đã được phê duyệt, nếu có nhu cầu, người đứng đầu nhà máy, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoàn thiện phương án "3 tại chỗ" hoặc “một cung đường hai điểm đến” hoặc kết hợp cả 2 phương án để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo nguyên tắc "an toàn để sản xuất, kinh doanh; chưa sản xuất, kinh doanh nếu không đảm bảo các điều kiện an toàn phòng chống dịch Covid-19".

+ Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh gửi Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh thẩm định, trình Sở Y tế phê duyệt phương án của các doanh nghiệp thuộc Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh quản lý.

+ UBND huyện, thị xã, thành phố chủ trì phê duyệt phương án của các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc UBND huyện, thị xã, thành phố quản lý.

4. Phóng viên các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh do thủ trưởng cơ quan chủ quản cấp Giấy đi đường. Các phóng viên không có cơ quan chủ quản đóng trên địa bàn tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông cấp Giấy đi đường.

5. Khuyến khích người, phương tiện đi qua nhưng không dừng, đỗ trên địa bàn thành phố Đông Hà di chuyển theo những tuyến đường tránh thành phố Đông Hà.

UB tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và người dân nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Y tế - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

MC: Liên quan đến vấn đề giao thông theo CT 16 thì giấy đi đường là điều kiện bắt buộc đối với người muốn ra vào khu vực áp dụng CT 16. Vậy cụ thể việc cấp giấy đi đường như thế nào ạ?

Chị Hương trả lời: Theo quy định của UBND tỉnh QT. Để có giấy đi đường, đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, các tổ chức chính trị, đơn vị vũ trang do Thủ tưởng cơ quan, đơn vị cấp; người lao động thuộc các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ được phép hoạt động do chủ doanh nghiệp, người đứng đầu đơn vị sản xuất, kinh doanh cấp; đối với cán bộ, phóng viên, người lao động thuộc lĩnh vực báo chí, truyền thông do Sở Thông tin và Truyền thông cấp; đối với người lao động không có đơn vị sử dụng lao động quản lý do UBND xã, phường, thị trấn cấp.

Các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh, giáp với Đông Hà, đã thành lập 15 chốt cứng để kiểm soát người đi và về từ thành phố. Người từ các huyện vào TP Đông Hà được yêu cầu ở lại, không trở về địa phương. Ngoài cấp giấy đi đường, TP Đông Hà chuẩn bị thêm 1.200 chỗ để cách ly F1. Cũng đã huy động thêm 700 chỗ cách ly thông thường, 200 chỗ cách ly dịch vụ, và sẵn sàng thêm 300 chỗ khác. Hiện, các đơn vị đang dọn dẹp vệ sinh, bố trí cơ sở vật chất để đón người dân vào cách ly.

MC: Theo hướng dẫn của Sở Y tế, việc cấp giấy đi đường do lãnh đạo các cơ quan cấp, như vậy có thể dễ xảy ra tình trạng cấp giấy đi đường tràn lan. Chị nghĩ sao về điều này?

Anh… trả lời: Theo như thông tin Ban chỉ đạo phòng chống Covid 19 tỉnh thì việc giao thủ trưởng cơ quan đơn vị ký, cấp giấy đi đường là để giảm tải cho phường, xã. Nhưng các thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm cá nhân cho những người mà mình cấp giấy đi đường. Nếu có hiện tượng vi phạm, cấp tràn lan người ký giấy đi đường cho cấp dưới phải chịu trách nhiệm.

Cần phải hiểu rõ, nếu giấy đi đường mà ai cũng có thì còn gì mục đích của việc thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Mục tiêu của mình thực hiện chỉ thị 16 là để cho mọi người tĩnh lại, để tách F0 ra khỏi cộng đồng, nếu ai cũng di chuyển thì không thể tách F0, F1 ra khỏi cộng đồng được.

MC: Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Và để quý vị có thể hình dung rõ hơn về thực trạng này mời quý thính giả và khách mời hãy cùng nghe một phóng sự sau đây mà PV chúng tôi vừa thực hiện:

Phóng sự: Giấy đi đường theo CT 16 – những điều cần biết

Sau khi thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để chống dịch Covid-19 vào 12h ngày 16/9, các huyện giáp ranh với thành phố này đã lập hàng chục chốt chặn kiểm soát người đến, trở về từ thành phố Đông Hà. Tỉnh Quảng Trị cấp giấy đi đường cho người, phương tiện ra vào thành phố Đông Hà. Hiện, các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, Gio Linh giáp ranh với thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã lập hàng chục chốt kiểm soát dịch trên các tuyến giao thông liên huyện để kiểm soát người, phương tiện đi, đến, trở về thành phố Đông Hà. Do việc triển khai lập chốt kiểm soát rất gấp nên nhiều người bất ngờ. Một số chốt kiểm soát xảy ra hiện tượng ùn ứ người phương tiện, chờ làm thủ tục thông chốt. Từ chiều 16/9 đến sáng 17/9, nhiều người buộc phải quay xe khi đến chốt kiểm soát. Ví dụ một số người làm nghề thợ xây ở thành phố Đông Hà cho biết, hàng ngày, họ ra thành phố làm việc, sáng đi chiều về. Nhưng từ khi TP Đông Hà áp dụng CT 16 nhiều người buộc phải quay đầu trở về, vì không có giấy đi đường. Hiện nay, tại tỉnh Quảng Trị, riêng thành phố Đông Hà thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương còn lại vẫn hoạt động bình thường. Hàng ngày, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên, học sinh, người lao động từ các địa phương khác đến thành phố Đông Hà làm việc, học tập và ngược lại rất đông. Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Trị có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh hướng dẫn cấp giấy đi đường cán bộ, công chức, người lao động và người dân địa phương quản lý. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức là do Thủ tưởng cơ quan, đơn vị cấp giấy đi đường. Công nhân, người lao động tại các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”. Đối với lao động không có đơn vị sử dụng lao động quản lý thì UBND xã, phường, thị trấn cấp giấy đi đường. Trước tình hình này, nhiều huyện giáp ranh Đông Hà cho biết, do dịch diễn biến phức tạp, đối với cán bộ, công chức là người Đông Hà làm việc tại huyện, cho phép ở nhà làm việc trực tuyến, chỉ ưu tiên cấp giấy đi đường đối với những người có công việc đặc thù. Đối với trường học có giáo viên ở thành phố Đông Hà thì tổ chức dạy học trực tuyến. Với người dân, khuyến cáo không nên đi vào thành phố Đông Hà, trừ trường hợp đặc biệt như cấp cứu thì phải có giấy của UBND xã cấp, vận chuyển lương thực, hàng hóa theo qui định của UBND tỉnh. Nói chung vẫn tạo điều kiện để người dân được vào thành phố Đông Hà nhưng phải đảm bảo cao nhất công tác phòng chống dịch trên địa bàn huyện. Người dân không có việc cần thiết, lực lượng các chốt khuyến cáo họ nên ở nhà./.

MC: Vâng! Vừa rồi là một phóng sự ngắn về vấn đề giấy đi đường theo CT 16 được áp dụng cho người tham gia giao thông ra vào TP Đông Hà – nơi có dịch. Và sau đây là ý kiến của một số người dân về vấn đề này. Mời chị Hương và quý thính giả cùng nghe:  

VOXPOP: 3 ý kiến của người dân về giấy đi đường (Chung thực hiện)

1.     Tôi sống ở Gio Linh nhưng làm việc ở Đông Hà. Từ khi Đông Hà áp dụng chỉ thị 16 thì việc ra vào địa bàn này đối với tôi quả thật khó khăn. Ngoài giấy đi đường do cơ quan cấp tôi còn phải xét nghiệm kháng nguyên âm tính có hiệu lực trong vòng 72 giờ tức là tương đương trong vòng 3 ngày. Cơ quan lại ko có chổ nghỉ lại nên tôi phải đi về thường xuyên trong ngày. Như vậy hết 1 tuần làm việc tôi phải 2 lần xét nghiệm kháng nguyên. Điều này không chỉ tốn chi phí mà còn mất rất nhiều thời gian, mất thười gian đi xét nghiệm, mất thời gian tại các chốt kiểm tra rất lâu. .......

2.     TP Đông Hà là trung tâm giao thương, làm việc của rất nhiều địa phương vệ tinh xung quanh. Tôi thấy việc kiểm soát chặt chẽ người ra vào từ vùng dịch là rất cần thiết, tôi rất hoan nghênh. Điều này không chỉ bảo vệ cho bản thân cho những người ở TP Đông hà mà còn bảo vệ cho người dân ở các huyện thị giáp ranh nhằm khống chế dịch bệnh, chống lây lan trên diện rộng. Mọi người cũng không nên phàn nàn về những điều bất cập này bởi dịch bệnh là thế. Nếu chúng ta không chịu khó thì rất dễ dẫn đến tình trạng xấu. Cũng phải thông cảm cho lực lượng chức năng, họ làm việc cũng rất vất vả. ....

3.     Việc áp dụng giấy đi đường va phiếu xét nghiệm covid âm tính có hiệu lực trong vòng 72 h tôi thấy là thực sự cần thiết trong công tác kiểm soát dịch bệnh khi Đông hà áp dụng CT 16, tuy nhiên với những người thực sự cần thiết phải ra đường như cấp cứu, tái khám, công vụ.... thì cũng hơi phiền hà. Tôi nghĩ vẫn phải làm nghiêm tuy nhiên nên linh động và thích ứng với từng hoàn cảnh, điều kiện, đừng quá cứng nhắc sẽ gây nhiều nỗi niềm cho những bà con thực sự cần thiết mới ra đường. Còn lại nhìn chung tôi thấy ý thức của bà con rất tốt. Ai cũng lo sợ dịch bệnh và nếu không có việc gì cần thiết họ cũng không muốn đi đâu.

MC: Vâng! Chúng ta vừa nghe một vài ý kiến của người dân về vấn đề giấy đi đường. Ủng hộ có, tâm tư cũng có, tuy nhiên tựu trung lại thì đa số bà con , nhân dân đều rất có ý thức trong tình hình dịch bệnh căng thẳng.  Ý kiến của chị Hương thế nào ạ?

Anh … trả lời:

MC: Thưa chị! Chúng ta thường tập trung kiểm soát giấy đi đường nhằm hạn chế lây lan dịch trên đường bộ, vậy còn với đường thủy thì thế nào ạ? Tôi được biết là bằng đường thủy tại Đông Hà cũng có thể di chuyển đi các huyện giáp ranh? Vậy lực lượng CSGT tỉnh cũng như các huyện sẽ xử lý điều này như thế nào?

Chị Hương trả lời: Để tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng trong công tác phòng chống dịch, vẫn còn một số người dân di chuyển bằng phương tiện thủy nhỏ lẻ từ khu vực này sang khu vực khác. Điều này tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh rất cao. Chính vì vậy, việc tuần tra lưu động thường xuyên sẽ góp phần phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch, lợi dụng các tuyến sông để ra ngoài trái quy định. Đội Cảnh sát đường thủy thuộc phòng CSGT CA tỉnh hiện đã tăng cường kiểm tra các nội dung như: Công tác phòng chống dịch bệnh trên tàu, bao gồm giấy xét nghiệm âm tính Covid-19 và việc tuân thủ các quy định phòng dịch 5T của Bộ Y tế; công tác phòng cháy chữa cháy trên tàu; việc chấp hành luật giao thông thủy của các chủ phương tiện…Dù là giao thông đường bộ hay đường thủy thì ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông đều rất quan trọng. Cảnh sát đường thủy kết hợp tuyên truyền, nhắc nhở các thuyền trưởng, thuyền viên những quy định mới về thông điệp 5T của Bộ Y tế, đồng thời kiểm tra hồ sơ, các loại giấy tờ đảm bảo an toàn lưu thông trong mùa dịch bệnh của các phương tiện giao thông thủy. Trong quá trình làm nhiệm vụ, lực lượng tuần tra kiểm soát Đội Cảnh sát đường thủy sẽ tiến hành nhắc nhở, tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định công tác phòng, chống dịch trong tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Đồng thời, xử lý nghiêm người và phương tiện cố tình lợi dụng tuyến đường thủy này để ra ngoài và chở người vào khu dân cư trái phép.

MC: Thưa chị! Liên quan đến quy định phải có xét nghiệm Covid-19 âm tính trong 72 giờ, tôi được biết là có chốt vẫn cho qua, có chốt không cho qua, chị cho biết như thế nào là đúng, đây có phải quy định cứng?

Anh … trả lời: Tôi nghĩ đây chính xác là quy định cứng. Nguyên tắc từ vùng dịch đi ra các nơi khác thì bắt buộc phải có cái đó. Mọi người hình dung như trước nay những người từ những tỉnh thành có dịch về Quảng Trị thì phải có kết quả xét nghiệm Covid-19 còn hiệu lực trong vòng 72 giờ là âm tính. TP.Đông Hà giờ là vùng dịch, đi ra khỏi vùng dịch phải có giấy xét nghiệm. Còn có chốt cho qua, có chốt không tôi nghĩ là còn tùy vào mục đích ra đường của cá nhân người đó. Nếu lực lượng chức năng xét thấy trường hợp nào đó không thực sự cần thiết thì họ sẽ không cho qua......

MC: Triển khai thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn TP Đông Hà, vậy với hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trong vòng 14 ngày, kể từ khi thực hiện CT 16 thì như thế nào ạ?

Chị trả lời: Trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chở bệnh nhân đi cấp cứu mới được lưu thông. Đối với các phương tiện cá nhân, hạn chế tối đa việc đi lại, trừ trường hợp thật sự cần thiết. Theo chỉ đạo này, các bến đò đưa khách ngang sông cũng buộc phải dừng hoạt động để đáp ứng nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 (trừ trường hợp cấp thiết như chuyển bệnh nhân). Riêng vận tải hàng hóa được hoạt động nhưng phải đáp ứng đầy đủ các quy định về phòng chống dịch. Để thực hiện Chỉ thị đạt hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu Công an tỉnh hỗ trợ các địa phương kiểm tra, giám sát các trường hợp vi phạm quy định của công tác phòng, chống dịch. Đặc biệt là đảm bảo hoạt động của các chốt kiểm soát giao thông để kiểm soát người, phương tiện vào địa bàn. Sở GT-VT phải đảm bảo lực lượng trực, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm. Đồng thời đảm bảo công tác vận tải lưu thông hàng hóa, hỗ trợ vận chuyển các trang thiết bị cần thiết khi có yêu cầu.

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Phơi nông sản trên đường- Nguy cơ mất ATGT với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Và chúng tôi cũng vừa nhận được tín hiệu điện thoại của một thính giả theo dõi chương trình. Kỹ thuật viên thu âm Vĩnh Lộc nối máy giúp ạ?

MC: A lô chào thính giả ạ! Thính giả có thể tự giới thiệu về mình một chút không ạ?

Thính giả: Tôi tên là … ở ….

MC: Vâng! Vậy thính giả có điều gì muốn chia sẻ nhân chủ đề của CT hôm nay là: Giấy đi đường theo CT 16 – những điều cần biết?  

Thính giả trả lời: Vâng! Việc nhiều chốt kiểm tra giấy đi đường của người dân đã dẫn đến cảnh ùn ứ là "một trong những bất cập cần giải quyết ngay", tôi được biết trong ngày đầu tiên thực hiện giấy đi đường theo CT 16 tại chốt kiểm tra cầu Đại Lộc giữ địa phận Triệu Phong và Đông Hà đã xuất hiện tình trạng công nhân ùn ứ rất đông. Bản thân tôi cũng là 1 trong số những công nhân ấy. Số lượng công nhân đi làm cùng giờ với nhau lại rất đông, mà việc kiểm tra từng người thì mất thời gian. Vậy xin hỏi lực lượng CSGT sẽ xử lý việc này như thế nào để thuận tiện hơn cho chúng tôi khi đi lại ạ?  

MC: Vâng! Câu hỏi này của thính giả xin được chuyển cho Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Thính giả chờ máy để nghe ạ!

Chị trả lời: Vâng! Chia sẻ với anh ...

MC: Vâng! Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Cảm ơn thính giả đã quan tâm và tương tác cùng ATGT. Chúc thính giả tham gia giao thông an toàn và bảo vệ mình trước dịch Covid 19. Hẹn gặp thính giả ở một chủ đề khác của ATGT! Và đừng quên số ĐT: 02333595399 lúc nào cũng sắn sàng để kết nối cùng thính giả ạ!

MC: Quay trở lại với chủ đề của ATGT hôm nay là Giấy đi đường theo CT 16 – những điều cần biết. Thưa chị Hương! Theo quan sát thì trong những ngày hiện giãn cách xã hội, các tuyến giao thông trên địa bàn qua địa bàn vắng vẻ, hoạt động của xe buýt nội tỉnh, vận tải dừng hẳn. Chỉ còn phương tiện cá nhân lưu thông, song giảm đáng kể so với ngày thường. Hình ảnh các chợ “chạy”, chợ tự phát lấn chiếm hành lang an toàn giao thông (ATGT) cũng không còn. Hầu hết người tham gia giao thông có ý thức chấp hành tốt các chỉ thị nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Chị có thấy như thế không ạ?

Chị trả lời: Mặc dù người dân giảm thiểu đi lại, chỉ tham gia giao thông trong những trường hợp thật sự cần thiết, các hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng, xe hợp đồng, taxi, xe buýt tạm ngưng. Tuy nhiên, kinh nghiệm từ đợt cách ly xã hội năm 2020 cho thấy, do mật độ phương tiện thấp, các tuyến đường thông thoáng, lực lượng chức năng tập trung chống dịch bệnh, giảm tuần tra, xử phạt khiến cho một số người còn điều khiển phương tiện giao thông với tâm lý chủ quan, lơ là. Từ đó, vi phạm quy định về tốc độ, phần đường, làn đường, lái xe vượt đèn đỏ… gây ra những vụ va quẹt, tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, tình trạng thanh thiếu niên có tư tưởng bốc đồng, lợi dụng đường vắng rủ rê các đối tượng tụ tập rú ga, nẹt pô, chạy lạng lách đánh võng gây mất trật tự ATGT, trật tự công cộng.

MC: Vậy chúng ta cần làm gì nhằm bảo đảm trật tự ATGT, góp phần bảo đảm môi trường an ninh, an toàn cho cả hệ thống chính trị và toàn dân yên tâm dồn sức phòng chống dịch COVID-19?

Chị trả lời:  thiết nghĩ lực lượng chức năng cũng không buông lỏng, cần kết hợp nhiệm vụ kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 với tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Đặc biệt, lưu ý các trường hợp người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ có hành vi vi phạm quy định về tốc độ, phần đường, làn đường, đèn tín hiệu giao thông. Đồng thời, có kế hoạch tuần tra, phát hiện, xử lý thanh thiếu niên tụ tập chạy xe thành đoàn, lạng lách, đánh võng gây rối trật tự công cộng, cương quyết trấn áp các đối tượng manh động, chống người thi hành công vụ.

Đối với mỗi người dân, hãy nghiêm chỉnh chấp hành đúng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế thấp nhất việc ra đường, trừ trường hợp cần thiết và tuyệt đối tuân thủ các quy định pháp luật về trật tự ATGT. Bởi giữ cho việc tham gia giao thông an toàn trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội chính là một trong những việc làm hữu ích, góp phần cùng địa phương và cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19.

MC: Cuối cùng chị có điều gì chia sẻ với bà con nhân dân trong tình hình giao thông hiện tại ạ?

Chị trả lời:

MC: Vâng! Cảm ơn những thông tin từ Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT. Thưa quý vị! PCT UBND tỉnh Hoàng Nam – Trưởng ban chỉ đạo phòng chống Covid tỉnh đã phát biểu: quá trình thực hiện giấy đi đường hiện là tạm thời, có vấn đề gì thì tỉnh sẽ tiếp thu, điều chỉnh, tỉnh cũng đã tham khảo các tỉnh, đặc biệt là chuyện "giấy đi đường". Giờ tỉnh đang cố để giãn cách, sớm tìm ra F0 để điều trị và trở về trạng thái bình thường, nên mọi người cũng phải chịu khó ở giai đoạn này. Với người dân, khuyến cáo không nên đi vào thành phố Đông Hà, trừ trường hợp đặc biệt như cấp cứu thì phải có giấy của UBND xã cấp, vận chuyển lương thực, hàng hóa theo qui định của UBND tỉnh. Nói chung vẫn tạo điều kiện để người dân được vào thành phố Đông Hà nhưng phải đảm bảo cao nhất công tác phòng chống dịch trên địa bàn. Người dân không có việc cần thiết, lực lượng các chốt khuyến cáo nên ở nhà. Và cũng rất mong mọi người nghiêm túc thực hiện.  Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương – Phó đội trưởng đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông - Phòng CSGT Công an tỉnh QT đã giành thời gian đến trao đổi và làm rõ hơn về vấn đề giao thông thời điểm giãn cách ở TP Đông Hà. Cảm ơn quý thính giả đã quan tâm lắng nghe và tương tác! Chúc mọi người an toàn trên mọi nẻo đường và bình yên trước dịch bệnh. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong khung giờ này tuần sau!

         

 

 

 

         

         

           

         

         

 

Chú thích duyệt

Đặt tên Giấy đi đường theo CT 16 là không đúng, mà căn cứ theo CT 16 và tình hình thực tế các địa phương có quy định về cấp giấy đi đường 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 27/09/2021 08:12 Lê Vĩnh Nhiên 27/09/2021 14:20

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà