chuyên mục Hàng Việt chinh phục Người Việt
Danh mục
Người Việt hàng Việt
NỘI DUNG

Chuyên mục Hàng Việt 14.10.2021

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đang theo dõi CM Hàng Việt chinh phục Người Việt của Đài PTTH Quảng Trị!

Trong CM hôm nay sau Tiểu mục Thị trường Hàng Việt là phóng sự giới thiệu về sản phẩm dệt Thổ cẩm ở xã A Bung, những giải pháp nào được thực hiện để xây dựng thành sản phẩm Ocop trong thời gian tới ? Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt. Thị trường Hàng Việt

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Với tổng kinh phí 8,3 tỷ đồng thực hiện chương trình bình ổn giá, trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, các đơn vị được giao nhiệm vụ này đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định thị trường trong thời điểm TP Đông Hà và cả tỉnh chung tay chống dịch Covid 19.

Trong thời điểm này, tại Siêu thị Co.opmart Đông Hà, trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Công thương và đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn, siêu thị đã có kế hoạch cụ thể về đảm bảo nguồn cung hàng hóa trong mọi tình huống. Hàng hóa thiết yếu được bổ sung hằng ngày, đa dạng về chủng loại, giá cả ổn định, nhất là rau xanh, trái cây, các mặt hàng tươi sống, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô, thực phẩm chế biến sẵn. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh, Siêu thị Co.opmart Đông Hà thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp theo quy định, tăng cường thêm một số dịch vụ bán hàng online.

PV: Chị HỒ THỊ THANH DUYÊN

Phó Giám đốc Siêu thị Co.opmart Đông Hà

Một trong những đơn vị được giao thực hiện chương trình bình ổn giá thời điểm phòng chống dịch Covid 19. Siêu thị Sêpôn thuộc Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị luôn duy trì nguồn hàng phong phú, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm do công ty sản xuất, chế biến hoặc liên kết với các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân trên địa bàn tỉnh chế biến, phân phối.

PV: Chị TẠ THỊ THANH BÌNH- Giám đốc Siêu thị Sepon

Ổn định thị trường, tạo tâm lý yên tâm cho người dân đồng thời cũng tránh tình trạng tích trử hàng hóa, tăng giá các mặt hàng thiết yếu đó là mục tiêu mà ngành Công thương cũng đã và đang triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp. Hãy là những người tiêu dùng thông minh để lựa chọn những sản phẩm đảm bảo chất lượng, chủ động phòng dịch Covid 19 ở mọi tình huống.

 

Nhạc cắt: Sản phẩm Quảng Trị.

 

Dẫn: Thưa quí vị và các bạn! Từ lâu, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt của đồng bào thiểu số Pa Cô, Vân Kiều sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên để sản phẩm dệt Thổ cẩm đến với người  tiêu dùng rộng rãi thì cần nhiều yếu tố và quá trình xây dựng sản phẩm có chất lượng OCOP cũng sẽ là một bước đột phá trong thời gian tới.

 

Xã A Bung, huyện Đakrông được biết đến như "cái nôi" của ngành dệt truyền thống của đồng bào Pa Cô. Những năm trước, những khung cửi bị mạng nhện phủ đầy. Nhưng giờ đây, tất cả đã khác, khung cảnh ấy được thay thế bằng hình ảnh của các mẹ, các chị vừa trò chuyện, vừa thoăn thoắt dệt vải.

Huyện Đakrông hiện có 3 xã chuyên dệt nghề thổ cẩm, trong đó, hai xã chuyên dệt trang phục truyền thống của người Pa Cô và một xã chuyên dệt trang phục truyền thống của người Vân Kiều. Xã A Bung có nghề dệt thổ cẩm phát triển nhất huyện. Xã hiện có 4 tổ sản xuất chuyên dệt vải thổ cẩm của người Pa Cô với sự tham gia của 25 phụ nữ ở các thôn A Bung, Cu Tài 1, Cu Tài 2 và Ty Nê…

PV: Bà HỒ THỊ NGA- Tổ trưởng tổ dệt xã A Bung- Huyện Đakrong.

Những tấm vải thổ cẩm đầy màu sắc được dệt nên bằng sự cần mẫn, chăm chỉ của các mẹ, các chị, góp phần giữ gìn bản sắc riêng của người Pa Cô-Vân Kiều được truyền lại từ bao đời nay.

Màu sắc và họa tiết cũng không quá cầu kỳ, thường là 2 màu đen đỏ làm chủ đạo. Sản phẩm là những tấm vải để làm váy, áo.  Nhưng điều quan trọng ở đây chính là sự gắn bó của những người phụ nữ miền núi với nghề dệt hàng trăm năm qua. Từ khi có trang phục riêng của dân tộc mình, đó cũng là lúc mảnh đất này hình thành nên nghề dệt. Trải qua thời gian cùng những đổi thay của cuộc sống, nhiều vùng dân tộc đã sử dụng thêm trang phục của người Kinh , nhiều nơi nghề dệt thổ cẩm đã mai một, thì tại vùng đất A Bung này, dệt vẫn tồn tại và những tấm vải được dệt bằng tay vẫn ra đời để có những bộ trang phục mang nét đặc trưng mang đậm nét văn hóa của người dân nơi đây.

PV: Chị HỌA MY- Xã A Bung- Huyện Đakrong.

Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm đã được đề cập trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã A Bung nhiệm kỳ 2015-2020, với quyết tâm giữ gìn, phát huy nghề truyền thống. Từ năm 2018, toàn bộ công chức xã A Bung đã may đồng phục thổ cẩm để mặc vào mỗi ngày thứ 2 đầu tuần trong giờ hành chính và các dịp Lễ, Tết. Cách làm này đã góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy ngành dệt truyền thống phát triển…

Thực hiện mục tiêu về xây dựng nông thôn mới gắn với nội dung một xã một sản phẩm, xã A Bung cũng đã có kế hoạch chọn sản phẩm Dệt thổ cẩm để xây dựng thành sản phẩm Ocop của địa phương.

Pv: Chị HỌA MY – Nói  về những yếu tố để đưa sản phẩm này đến với thị trường rộng hơn.

PV: Anh HỒ A RON- Phó Chủ tịch UBND xã A Bung huyện Đakrong. ( kế hoạch xây dựng sản phẩm OCOP?)

A Bung là một xã biên giới nghèo thuộc huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị. Người Pa Kô sống ở đây quanh năm gắn với rừng núi. Từ thời cha ông họ, lên nương hay trong những công việc trọng đại, họ đều khoác lên mình bộ trang phục với những họa tiết mang đặc trưng để nhận ra người Pa Kô. Ngày nay, với nhiều người Pa Kô, giữ bộ trang phục truyền thống và tự hào với phục trang của dân tộc mình, họ cũng ý thức hơn trong việc giữ gìn những sắc màu như ngôn ngữ riêng của mình, cũng chính vì thế, trải qua nhiều thăng trầm, nghề dệt vẫn phát triển ở vùng đất này.

Để sản phẩm dệt thổ cẩm đa dạng hơn, phong phú hơn cần có sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương với nhiều chương trình đồng bộ và kết nối thị trường trong thời gian tới.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 11/10/2021 08:32 Lê Vĩnh Nhiên 11/10/2021 10:28
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà