Kịch bản Đại biểu dân cử 15 10 2021 – Đầu tư, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và những vấn đề đặt ra
Danh mục
Đại biểu dân cử với cử tri
NỘI DUNG
Lời dẫn : hưa quý vị và các bạn! Qua giám sát của Ban VHXH HĐND tỉnh, việc thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND tỉnh về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2013 – 2020 đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa vẫn còn không ít những vấn đề cần quan tâm. Đây là nội dung chính của CM Đại biểu dân cử với cử tri hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Kịch bản Đại biểu dân cử 15 10 2021 – Đầu tư, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và những vấn đề đặt ra

 

Thưa quý vị và các bạn! Qua giám sát của Ban VHXH HĐND tỉnh, việc thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND tỉnh về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2013 – 2020 đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa vẫn còn không ít những vấn đề cần quan tâm. Đây là nội dung chính của CM Đại biểu dân cử với cử tri hôm nay. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

 

Sau thời gian triển khai thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND, các cơ quan, đơn vị và địa phương đã chủ động ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nghị quyết theo thẩm quyền, lồng ghép các giải pháp, đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với công tác đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa. Đến nay, hệ thống di tích toàn tỉnh được thống kê theo 03 cấp gồm: di tích cấp Quốc gia đặc biệt, di tích cấp Quốc gia và di tích cấp tỉnh, với tổng số 500 di tích. Bên cạnh đó, về di tích cấp Quốc gia do các huyện, thị xã, thành phố quản lý, khai thác sử dụng và di tích cấp tỉnh được đầu tư phục dựng, tôn tạo có 56/489 di tích được đầu tư, chỉ có có 75/476 di tích cấp tỉnh được đặt bia, biển, xây dựng đài tưởng niệm, lưu niệm. Việc quy hoạch, đầu tư, tôn tạo các hạng mục di tích được quan tâm thực hiện và đảm bảo theo mục tiêu của nghị quyết và góp phần quan trọng trong bảo tồn, tôn tạo các di tích.

Ông LÊ VĂN KHÁNH

Phó Trưởng Phòng phụ trách Phòng VHTT thị xã Quảng Trị

Có thể thấy việc thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND tỉnh đã mang lại những hiệu quả nhất định và có tính lan tỏa trong việc trùng tu, bảo tồn và tôn tạo di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Ban Văn hóa xã hội – HĐND tỉnh Quảng Trị, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn có khó khăn nhất định. Công tác quy hoạch quỹ đất tổng thể cho hệ thống di tích trên địa bàn toàn tỉnh chưa được thực hiện; Việc hoàn thành hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý của các di tích còn chậm, nhiều di tích đã được công nhận nhưng chưa có hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý nên khó khăn trong công tác quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công tác tôn tạo, tu bổ các di tích. Có những di tích đã xuống cấp, chưa được quan tâm trùng tu, sửa chữa.

Ông LÊ HÀI

Chủ tịch UBND xã Triệu Ái – Triệu Phong – Quảng Trị

(khó khăn và đề xuất trong việc trùng tu, tôn tạo di tích...).

Theo báo cáo từ Trung tâm Quản lí di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị, việc thực hiện Nghị quyết 17 của HĐND tỉnh cũng như công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều vấn đề cần đặt ra. Trong đó, nhiều vân đề liên quan đến công tác lập hồ sơ khoa học bổ sung đối với các di tích cấp quốc gia, công tác phân cấp quản lí di tích, công tác trùng tu, tôn tạo và sửa chữa nhỏ di tích với nguồn kinh phí hạn chế, chưa chú trọng nhiều di tích lịch sử cách mạng, việc cắm mốc chỉ giới vẫn còn có những hạn chế nhất định.

Ông NGUYỄN QUANG CHỨC

Giám đốc Trung tâm Quản lí di tích và bảo tàng tỉnh Quảng Trị

Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND tỉnh đã kết thúc, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm để đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa. Công tác quy hoạch quỹ đất tổng thể cho hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh chưa được thực hiện; kinh phí cho công tác trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và chống xuống cấp di tích chưa đảm bảo theo lộ trình; chưa có sự phối hợp thường xuyên giữa cơ quan, đơn vị và địa phương trong công tác quản lí di tích. Theo báo cáo của Ban Văn hóa Xã hội HĐND tỉnh có rất nhiều nguyên nhân, trong đó là khó khăn thực hiện các quy trình hồ sơ, thủ tục còn nhiều vướng mắc, điều kiện ngân sách của tỉnh còn khó khăn, hệ thống di tích nhiều nơi xa trung tâm, không có hệ thống giao thông nên khó khăn trong trùng tu, tôn tạo... Nên chăng cần có chính sách mới phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay.

Bà ĐẶNG MAI NHI

Phó Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

Thực tế những khó khăn còn tồn tại đòi hỏi cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành để công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo, đầu tư, chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh tiếp tục được thực hiện. Từ đó không chỉ bảo tồn mà còn phát huy các giá trị văn hóa lịch sử tại các địa phương, trở thành điểm đến vừa tham quan, vừa trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước của nhiều du khách trong và ngoài tỉnh./.

Chào kết

GTPS - Qua giám sát của Ban VHXH HĐND tỉnh, việc thực hiện Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND tỉnh về đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2013 – 2020 đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa thì vẫn còn không ít những vấn đề cần quan tâm. Đây là nội dung chính của CM Đại biểu dân cử với cử tri kì này, CM được phát sóng vào lúc 21h05 ngày 15 10 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 11/10/2021 20:57 Lê Vĩnh Nhiên 12/10/2021 15:19
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà