Tạp chí Văn nghệ chủ nhật
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 17.10.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn!

Rất vui khi được đồng hành cùng Quý vị và các bạn trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Trong chương trình hôm nay, mời Quý vị và các bạn cùng gặp gỡ và tìm hiểu một số sáng tác của nhạc sỹ trẻ Nguyễn Tri Phương- Phân Hội Âm nhạc Hội VNHT Quảng Trị. Tiếp đó chúng ta cùng đến với xã Ba Nang- huyện Đakrong để tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào qua nghề đan lát truyền thống. Còn trước tiên như  thường lệ là một vài TT văn hóa sau đây.

Nhạc cắt

1.Thưa Quý vị và các bạn! Từ ngày 23 – 26.11.2021, Ban tổ chức cuộc thi viết về câu chuyện du lịch “Quảng Trị trong tôi” sẽ chấm vòng sơ khảo, chọn 30 tác phẩm. Tổng hợp và lựa chọn 5 tác phẩm được yêu thích nhất trên mạng xã hội Fanpage Visit Quảng Trị theo hình thức tính điểm qua lượt bày tỏ cảm xúc (like, heart) và chia sẻ chế độ công khai (share) đối với mỗi tác phẩm dự thi. Từ 29 – 30.11sẽ chấm vòng chung khảo; dự kiến tổ chức công bố, trao giải cuộc thi vào tháng 12.

Cuộc thi viết về câu chuyện du lịch “Quảng Trị trong tôi” được UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch tổ chức từ tháng 9.2021 nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy truyền thống cách mạng, văn hóa và tiềm năng du lịch của vùng đất Quảng Trị.

Nội dung của các tác phẩm là những chia sẻ về Quảng Trị trong quá khứ hoặc ước mơ, kế hoạch đến Quảng Trị trong tương lai; cảm nhận về mảnh đất, con người, văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, tiềm năng du lịch… ở Quảng Trị.

2. Thờ cúng linh hồn của những người đã khuất là việc khá phổ biến trong đời sống tâm linh của nhiều dân tộc. Thế nhưng, đồng bào Vân Kiều ở một số huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Trị lại có một phong tục rất lạ lùng, đó là tục thờ hồn sống của… chính mình. Đây là nét văn hóa riêng biệt, chứa đựng nhiều điều kỳ thú, được dân bản lưu giữ từ đời xưa đến nay, để cầu mong mình luôn được bình an, gặp nhiều may mắn.

Đối với người Vân Kiều thờ hồn của chính mình, đó là việc tôn trọng chính bản thân mình. Đồng nghĩa với nó là phải ý thức đế sống tốt với bản làng, phấn đấu là một công dân tốt của đất nước. Tục thờ hồn người sống của đồng bào Vân Kiều có từ lâu đời. Đến nay, nó được xem là nét văn hóa đặc trưng riêng của đồng bào nơi đây  mà hầu như gia đình nào cũng thực hiện. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về tục “thờ hồn sống” của người Vân Kiều, nhưng nổi bật nhất vẫn là xuất phát từ nhu cầu giữ gìn và thắt chặt mối quan hệ gắn bó của các thành viên trong gia đình, dòng họ để khi đi đâu, làm gì cũng luôn nhớ về cội nguồn. Và một điều quan trọng không kém là họ mong muốn có sức khỏe tốt, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống khi đã được phần linh hồn bảo vệ, che chở.

3.Hằng năm, cứ vào dịp tháng Giêng, tháng hai, nhiều địa phương ven biển của tỉnh Quảng Trị lại tổ chức lễ cầu ngư. Lễ hội đã trở thành hoạt động sinh hoạt văn hóa, tâm linh không thể thiếu của người dân vùng biển trước những chuyến ra khơi đầu năm mới.

Đầu lễ hội, những cụ cao tuổi, người có chức sắc trong làng sẽ hội tụ tại bãi biển hoặc miếu làng để làm lễ hiệp tế khấn giang sơn, thần biển… cầu cho một năm đánh bắt được thuận lợi, thời tiết thuận hòa, sóng yên biển lặng. Vị trưởng làng sẽ đứng làm chính lễ khấn cầu, sau đó các chức sắc, các cụ cao tuổi sẽ lần lượt dâng hương lên các vị thần linh. Qua lễ hội này, ngư dân địa phương kỳ vọng một năm mới đánh bắt thuận lợi, thu được nhiều cá, tôm. Sau phần lễ chính, ngư dân trong làng sẽ tham gia hội vật để người dân vui chơi và rèn luyện sức khỏe trước khi bước vào vụ mùa mới. Tuy giải thưởng có giá trị không cao nhưng mang ý nghĩa tinh thần thượng võ rất lớn. Ngoài ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hoà ngày đầu năm, đây còn là sân chơi truyền thống bổ ích nhằm rèn luyện sức khoẻ dẻo dai, phục vụ cho nghề đi biển dài ngày của bà con ngư dân nơi đây.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Sinh ra trong một gia đình không có ai hoạt động trong lịnh vực nghệ thuật nhưng từ nhỏ, nhạc sỹ Nguyễn Tri Phương- Phân hội Âm nhạc Hội VHNT Quảng Trị đã rất đam mê âm nhạc. Hiện là một trong số những nhạc sỹ trẻ, Nguyễn Tri Phương chia sẽ cho biết được sống với niềm đam mê của những nốt nhạc, hòa âm là điều giúp anh có thêm những trải nghiệm và động lực trong cuộc sống. Nguyễn Tri Phương sáng tác khá nhiều ca khúc với những chủ đề khác nhau, song với anh Quê hương Quảng Trị luôn mang đến cho người nhạc sỹ ấy những cảm xúc đặc biệt.

Trích bài hát: Nhớ về Cam Lộ yêu thương

Quý vị và các bạn vừa đến với ca khúc: Nhớ về Cam Lộ yêu thương- một ST của Nhạc sỹ Nguyễn Tri Phương. Trong chương trình hôm nay BTV Ánh Tuyết có cuộc gặp gỡ với Nhạc sỹ Nguyễn Tri Phương để cùng tìm hiểu về những sáng tác của anh. Mời Quý vị và các bạn cùng nghe.

1.Cảm ơn anh đã tham gia cùng chương trình! Thưa anh! Được biết hiện anh là một trong những nhạc sỹ trẻ của Phân hội Âm nhạc Hội VHNT Quảng Trị. Vậy phong cách âm nhạc mà anh theo đuổi đó là gì ạ?

Anh Phương trả lời…

2. Thưa anh! Với mỗi nhạc sỹ đều luôn tâm huyết với những chủ đề khác nhau. Với bản thân anh thì trong sự nghiệp sáng tác của mình, chủ đề nào được anh dành nhiều tâm sức hơn cả?

Anh Phương trả lời…(Lấy ví dụ về một bài hát gắn với chủ đề mà anh vừa nói đến)

3. Vâng! Anh vừa nhắc đến bài hát: “Xin gửi anh”. Vậy ca khúc này được anh lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện nào ạ?

Anh Phương trả lời..

Trích bài hát: Xin gửi anh

PTV: Quý vị và các bạn vừa đến với bài hát: Xin gửi anh; ST: Nguyễn Tri Phương; TB: Phan Toàn. Chương trình xin được tiếp tục quay trở lại cuộc trò chuyện với nhạc sỹ Nguyễn Tri Phương.

4.Thưa anh! Sinh ra và lớn lên tại vùng đất Quảng Trị! Vậy mảnh đất này đã đi vào trong sáng tác của anh với những cảm xúc ntn ạ?

Anh Phương trả lời…

Trích bài hát: Nhớ về Cam Lộ yêu thương

5. Thưa nhạc sỹ Nguyễn Tri Phương! Được biết ngoài một số sáng tác về quê nhà Quảng Trị, gần đây anh vừa ra mắt bài hát “Con về với mẹ, mẹ ơi!”. Anh có thể chia sẽ về bài hát này ạ?

Anh Phương trả lời….

Trích bài hát: hát “Con về với mẹ, mẹ ơi!”.

PTV: Quý vị và các bạn vừa nghe bài hát: “Con về với mẹ, mẹ ơi!”.- ST: Nguyễn Tri Phương; Thơ: Phạm Xuân Dũng.  

6/ Thưa nhạc sỹ Nguyễn Tri Phương! Là một nhạc sỹ còn khá trẻ, trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sỹ nào khiến anh ấn tượng nhất ạ?

Anh Phương trả lời…(Nói về nhạc sỹ nào đó và phong cách âm nhạc của họ, bài hát của họ khiến anh yêu mến)

7/ Thưa anh! Hiện nay giới trẻ đang theo đuổi những dòng nhạc sôi động, trẻ trung. Vậy là một nhạc sỹ, theo anh nên làm gì để vừa thõa mãn nhu cầu của công chúng lại phù hợp với phong cách âm nhạc của người nhạc sỹ đã lựa chọn?

Anh Phương trả lời…

Xin cảm ơn anh!

Trích bài hát: Xin gửi anh

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị.  Thưa Quý vị và các bạn! Trước đây, cuộc sống của người Vân Kiều, pako còn hoang sơ, trong mỗi nếp nhà sàn, những vật dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tất thảy đều do chính tay họ tự làm lấy. Thế nên, những chàng trai Vân Kiều, Pako ngày ấy khi cái chân biết đi rừng, cái tay biết cầm rựa phát rẫy thì hầu như ai cũng đã biết đan lát.

PTV: Vốn sống trên các vùng núi cao của dãy Trường Sơn, nên đồng bào Pako, Vân Kiều có cuộc sống gần gũi với thiên nhiên. Những bản làng của đồng bào thường được bao bọc bởi màu xanh của núi rừng, nên tâm hồn của họ cũng phóng khoáng, mộc mạc, chất phác. Nét tính cách này cũng thể hiện rõ trong các sản phẩm đan lát thủ công của đồng bào.

Giữ gìn nét văn hóa của người Pako, Vân Kiều

Nhiều năm nay, ông Pả Bình ở thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrong, năm nay đã 78 tuổi tuổi vẫn luôn bắt đầu một ngày mới với việc tìm kiếm các nguyên vật liệu để phục vụ cho công việc đan lát của mình. Pả Bình cho biết, năm lên 10 tuổi, ông đã được cha chỉ dạy cho nghề đan lát, và đến năm 18 tuổi  sau khi lập gia đình ông mới bắt đầu làm ra những sản phẩm đầu tiên. Từ đó đến nay, cuộc sống của Pả Bình gắn bó với mây tre và công việc đan lát. Bất kể ngày mưa hay nắng, bà con dân bản Sa Trầm luôn thấy Pả Bình ngồi trên nhà sàn miệt mài với việc chẻ nan, đan lát với các sản phẩm ông làm ra không chỉ phục vụ nhu cầu bà con dân bản, các xã kế bên mà còn được nhiều người tìm đến đặt hàng thường xuyên để mang đi bán khắp nơi. Và với Pả Bình, mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn để truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng giữ nghề truyền thống mà ông cha để lại.

Ông Pả Bình - Thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrong

Ông Hồ Văn Mời- Thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrong

 Không chỉ ở các vùng nông thôn ngày trước mà đối với đồng bào Pako, Vân Kiều; ngày trước, các vật dụng trong gia đình đều được đan lát thủ công, từ cái rổ, cái rá cho đến cái nong, cái nia, cái gùi nên nhà nào cũng có người biết đan. Hết vụ lên nương rẫy, nhà nhà lại đi rừng tìm tre, nứa để đan lát. Người già chỉ dẫn cho người trẻ…cứ vậy thế hệ này nối tiếp thế hệ khác mà nghề đan lát được giữ gìn cho đến tận hôm nay.

 Để có được những chiếc gùi hay a chói thật đẹp thì phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo từ khâu tìm loại cây thích hợp. Những nguyên liệu để đan được lựa chọn bằng kinh nghiệm thực tế của người thợ.Theo kinh nghiệm của bà con nơi đây: Để đan được bất kỳ sản phẩm nào, thì việc chọn và khai thác nguyên liệu vô cùng quan trọng. Bà con phải mất cả tuần đi rừng kiếm tre nứa. “Phải chọn cây không quá già cũng không quá non mới có thể đan được. Bởi nếu tre nứa già quá, nan sẽ bị giòn, dễ gãy; còn nếu non quá thì nan sẽ bị teo lại”. 

Trong số các sản phẩm đan lát ở đây thì chiếc gùi được xem là sản phẩm đặc sắc nhất bởi công dụng của nó. Đây là một phương tiện vận chuyển quan trọng và không thể thiếu trong đời sống của đồng bào Pa kô, Vân Kiều  nói riêng và các dân tộc sinh sống ở vùng núi cao nói chung. Chiếc gùi không chỉ là  đồ dùng lên nương rẫy mà còn được trang trí, thể hiện bàn tay khéo léo của người đan. Thường thì đồng bào nơi đây  tranh thủ lúc nông nhàn hay mùa đông giá rét để làm ra những sản phẩm đan lát thủ công. Với đôi tay tỷ mẩn khéo léo, họ đã tạo nên những sản phẩm giản đơn, nhưng đầy tiện ích cho cuộc sống thường nhật.

Ông Pả Bình - Thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrong

Ông Hồ Văn Mời- Thôn Sa Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrong

 Những năm gần đây, với sự phát triển của cuộc sống, khiến cho nghề đan lát truyền thống đang dần bị mai một. Thế nhưng, trước sự phát triển mạnh mẽ ấy, vẫn còn những con người như Pả Bình bằng sự đam mê, tâm huyết với các sản phẩm đan lát đã và đang góp phần giữ gìn, bảo tồn nét tinh hoa truyền thống quê hương. Để rồi từ những sản phẩm được lấy nguyên liệu chính là  mây, tre quê nhà,  dưới bàn tay cần mẫn, khéo léo của những người thợ đan lát, sản phẩm làm ra luôn mang đậm dấu ấn của đồng bào nơi núi đá vùng cao này.

Trích bài hát:

PTV: chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 13/10/2021 11:05 Lê Vĩnh Nhiên 14/10/2021 09:05

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà