Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 21.11.2021       

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này, mời Quý vị và các bạn cùng gặp gỡ với tác giả trẻ Trần Thị Tuyết Thanh- hiện là giáo viên trường TH&THCS Triệu Độ, Triệu Phong. Tiếp đó chúng tôi xin giới thiệu cùng Quý vị nghệ thuật ẩm thực độc đáo của làng Đại An Khê- xã Hải Thượng, Huyện HL qua món bánh đúc thịt vịt. Còn mở đầu chương trình là một vài TT trên lĩnh vực VHVN đáng chú ý sau đây.

Nhạc cắt

1.Thưa Quý vị và các bạn! Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2857/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Liên hoan phim tài liệu Việt Nam - Châu Âu lần thứ 12.

Cụ thể, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương phối hợp với các Đại sứ quán và Trung tâm văn hóa một số quốc gia châu Âu tại Việt Nam (EUNIC) bao gồm: Phái đoàn Wallonie-Bruxelles, Viện Goethe, Viện Pháp, Hội đồng Anh, các Đại sứ quán Áo, Tây Ban Nha, Italia, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc và Israel tổ chức sự kiện trên từ ngày 18 đến ngày 27/12/2021 tại Công ty TNHH MTV Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đặt ra các yêu cầu đối với phim dự liên hoan, đó là phim chỉ được trình chiếu tại Liên hoan phim sau khi có giấy phép phổ biến phim của Cục Điện ảnh. Liên hoan phim tài liệu Việt Nam - Châu Âu là hoạt động giao lưu văn hóa đặc sắc, giúp cho khán giả trong và ngoài nước có điều kiện tiếp cận với các bộ phim tài liệu của Việt Nam, đồng thời cũng là cơ hội để những người làm nghề giao lưu với tác giả phim tài liệu nước ngoài để tìm hiểu những xu hướng làm phim đương đại để hội nhập quốc tế.

Quyết định cũng nêu rõ: Việc tổ chức Liên hoan phim phải tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

2. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa tổ chức Lễ phát động sáng tác mỹ thuật đề tài: “Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng” giai đoạn (2021-2025). Đây chính là hoạt động góp phần tuyên truyền, quảng bá giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đưa nghệ thuật đến gần hơn với đồng bào, chiến sĩ cả nước.

Theo đó, đối tượng gửi tác phẩm tham gia gồm tác giả, nhóm tác giả là công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên; tác phẩm được sáng tác tại Việt Nam; các thành viên Hội đồng nghệ thuật được gửi tác phẩm tham gia nhưng không được dự giải thưởng; mỗi tác giả được nhiều nhất 2 tác phẩm.

Nội dung đề tài gồm đề tài lịch sử và giá trị văn hóa truyền thống dân tộc; đề tài cách mạng; đề tài biển, hải đảo và biên giới; đề tài ca ngợi tinh thần yêu nước; những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Quân đội; đề tài phản ánh các hoạt động: huấn luyện, chiến đấu, công tác cứu hộ cứu nạn, lao động sản xuất, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...

Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 1-15.8.2024. Cơ cấu giải thưởng gồm 22 giải thưởng, trong đó có 2 giải Nhất; 4 giải Nhì; 6 giải Ba; 10 giải Khuyến khích. Thông tin về Cuộc vận động sáng tác được cập nhật tại website https://baotanglichsuquansu.vn.

3.Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa tổng kết và trao giải cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021” toàn quốc. Quảng Trị có 7 học sinh đoạt giải cá nhân.

Theo đó, ở khối tiểu học có 1 giải Nhì; khối THCS có 1 giải Ba và 2 giải Khuyến khích; khối THPT có 1 giải Nhì, 1 giải Khuyến khích và 1 giải chuyên đề. Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức được phát động từ tháng 2 năm 2021. Đây là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong thế hệ trẻ, góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng, một yếu tố quan trọng để xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.

Ban tổ chức cuộc thi cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng của COVID-19 nhưng có hơn 870.000 học sinh, sinh viên với gần 6.900 trường tiểu học, THCS, THPT, đại học và học viện tham gia. Tại lễ tổng kết, về các nhân, ban tổ chức đã trao 3 giải Đại sứ; 8 giải Nhất, 16 giải Nhì, 52 giải Ba, 180 giải Khuyến khích, 26 giải chuyên đề và 1 giải bài dự thi của người khiếm thị xuất sắc nhất. Về tập thể có 15 giải được trao.

Được biết, trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị đã chọn 20 bài dự thi có chất lượng của học sinh đạt giải tại vòng sơ khảo của tỉnh gửi tham gia cuộc thi này và có 7 em đoạt giải.

4.Vừa qua, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức tổng kết Cuộc vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi năm 2021 với chủ đề “Quảng Trị quê hương em”.

Cuộc vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi Quảng Trị được phát động ngày 12/3/2021 với mục tiêu tạo ra một môi trường âm nhạc bổ ích, vui tươi, lành mạnh nhằm khuyến khích, lan tỏa tinh thần sáng tác các tác phẩm âm nhạc về đề tài thiếu nhi, đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em, tìm kiếm những ca khúc có giá trị nghệ thuật cao, mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền cho thiếu nhi tỉnh nhà. Kết thúc cuộc vận động, Ban tổ chức đã nhận được 47 tác phẩm của 27 nhạc sĩ chuyên và không chuyên trong toàn quốc gửi về tham dự.

Tại buổi tổng kết, Ban tổ chức trao giải A cho tác phẩm “Yêu lắm Quảng Trị quê em” của nhạc sĩ Lê Đình Trí; giải B cho tác phẩm “Quảng Trị em yêu” của nhạc sĩ Võ Thế Hùng; trao 3 giải C và 5 giải Khuyến khích cho các nhạc sĩ có tác phẩm xuất sắc; đồng thời chọn ra 27 tác phẩm xuất sắc để xuất bản ấn phẩm giới thiệu các ca khúc tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị 16/11 (1993 - 2023).

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn!

Đến với văn chương từ khá sớm, cô giáo Trần Thị Tuyết Thanh- hiện là giáo viên trường TH&THCS Triệu Độ, huyện Triệu Phong sáng tác được nhiều thể loại văn học khác nhau như truyện ngắn, thơ và bút ký. Song với chị, có lẽ thế mạnh hơn cả chính là thơ. Đọc thơ của Tuyết Thanh, người đọc dễ dàng nhận thấy phong cách sáng tác của chị thoát khỏi những niêm luật để tứ thơ được bung toát lên và chiêm nghiệm lẽ sống tự nhiên hơn.

PTV: Sau những giây phút thăng hoa cùng chữ nghĩa và cảm xúc, cô giáo Tuyết Thanh lại trở về với công việc đứng trên bục giảng. Ngôi trường TH&THCS Triệu Độ, Triệu Phong- nơi chị đang gắn bó cùng các em học sinh thân yêu mỗi ngày và dành nhiều tâm huyết cho công việc giảng dạy. Tận tâm với học trò, bằng tình yêu văn học, thông qua những bài giảng của mình cô giáo Tuyết Thanh đã khơi nguồn, truyền cảm hứng đam mê văn chương cho các thế hệ học trò với mong muốn giúp các em học sinh hiểu và yêu vẻ đẹp của văn chương.

PTV: Chương trình Tạp chí Văn nghệ chủ nhật tuần này, chúng ta hãy cùng gặp gỡ với cô giáo Trần Thị Tuyết Thanh để hiểu hơn về tình yêu văn chương của chịcũng như nỗ lực truyền ngọn lửa ấy cho các em học sinh thân yêu của mình.

Trích chị Thanh đọc thơ.

1.Xin cảm ơn cô giáo Trần Thị Tuyết Thanh đa tham gia cùng chương trình. Thưa chị! Những người yêu thơ đã rất quen thuộc với cái tên Tuyết Thanh bởi chị đã có hàng chục bài thơ, bút ký và truyện ngắn in trên báo và Tạp chí. Vậy tình yêu văn chương của chị được bắt đầu từ đâu ạ?

Chị Thanh trả lời…

2. Vậy trong sáng tác của mình, thường những chủ đề nào được chị tập trung thể hiện ạ?

3. Vâng! Được biết chị sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau, chị có thể chia sẽ một chút về điều này ạ?

4. Như vậy, trong các thể loại dường như thơ ca là thế mạnh của chị phải ko ạ? Vậy so với truyện ngắn và bút ký, làm thơ có khó hơn hay ko ạ?

P/s chèn: Khi nhìn vào đội ngũ những người làm thơ và viết văn của tỉnh nhà, chúng ta vẫn luôn nhân ra có sự kế tục và tiếp nối. Bên cạnh các cây bút thành danh, lớn tuổi, hằng năm lại có thêm những cây bút trẻ được kết nạp vào hội VHNT Quảng Trị. Họ tiếp nhận các trào lưu nghệ thuật đương đại mà vẫn giữ được hồn văn truyền thống, sử dụng các kỹ thuật viết mới để hòa nhập được vào dòng chảy văn học chung. Nhờ đó, mỗi người đều có những nét riêng, một phong cách khác nhau nhưng đều tự tin khẳng định vị trí nghệ thuật của mình.

Trần Thị Tuyết Thanh là một cái tên quen thuộc đối với những người yêu tvăn chương Quảng Trị khi chị thường xuyên có nhiều tác phẩm được đăng tải trên báo Quảng Trị và đặc biệt là Tạp chí Cửa Việt- Diễn đàn của Hội VHNT Quảng Trị từ truyện ngắn, thơ, bút ký…Đặc biệt, thế mạnh của Tuyết Thanh là sáng tác thơ với nhiều câu chuyện, nhiều đề tài gần gũi mang hơi thở cuộc sống. Đọc thơ của Tuyết Thanh, người đọc dễ dàng nhận thấy phong cách sáng tác của chị thoát khỏi những niêm luật để tứ thơ được bung toát lên và chiêm nghiệm lẽ sống tự nhiên hơn. Với các tác phẩm dịu dàng, sâu lắng, nhưng không kém phần mạnh mẽ, Tuyết Thanh đã từng bước ghi dấu ấn trên lĩnh vực VHVN của tỉnh nhà, trở thành một trong những tác giả trẻ được yêu mến.

5. Chương trình xin được tiếp tục cuộc trò chuyện với cô giáo Trần Thị Tuyết Thanh. Thưa chị! Tên tuổi của chị gắn với rất nhiều bài thơ  với những chủ đề khác nhau. Vậy chị có chịu ảnh hưởng bởi phong cách sáng tác của nhà thơ nào hay ko ạ?

Chị Thanh trả lời…

6. Vâng! Ngoài niềm đam mê với văn chương thì công việc chính hiện tại của chị là giáo viên trường TH&THCS Triệu Độ, huyện Triệu Phong. Vậy nhữn năm qua chị đã truyền ngọn lửa đam mê văn chương tới các em học trò của mình ntn ạ?

7. Thưa chị! Trên lĩnh vực HVNT hiện nay của tỉnh nhà, chị là một trong những gương mặt sáng tác cần mẫn và là cái tên quen thuộc của Báo Quảng Trị, Tạp chí Cửa Việt…Vậy chị nghĩ ntn về sứ mệnh của mình và các tác giả trẻ Quảng Trị- những người sẽ tiếp tục kế tục sự nghiệp VHNT của Tỉnh nhà?

Vâng! Xin cảm ơn chị với cuộc trò chuyện ngày hôm nay.

Nhạc cắt

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của đài PTTH Quảng Trị. Kính thưa Quý vị và các bạn! Từ xa xưa, người dân Việt đã quen với nền văn hóa Sông Hồng và nổi bật là nền văn minh lúa nước. Ấn tượng sâu sắc nhất trong mỗi con người Việt Nam khi nhắc về làng quê Việt có lẽ là những cánh đồng lúa xanh bất tận, tít tắp tận chân trời. Từ những hạt gạo trắng thơm của quê nhà, bằng tất cả tấm lòng của những người dân quê chân chất, bình dị - đã thổi hồn vàohạt gạo, đưa hương vị quê nhà vào những món ăn mang đủ phong vị và màu sắc của đồng đất quê hương.

PTV: Làng Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng-cuộc sống của người dân quê gắn bó sớm hôm với những cánh đồng trù phú, trĩu hạt. Từ hương lúa thơm tho của đồng đất quê nhà, vùng đất này vốn nổi tiếng với những chiếc bánh tét mặt trăng. Thế nhưng sẽ thiếu sót nếu như ta chưa nhắc đến mộtmón ăn dân dã khác được chế biến từ sự kết hợp của các nguyên liệu có sẵn trongvườn nhà, của đồng đất và tình người nơi đây đã thấm đượm vào chiếc bánh đúc mát lành khó quên.

Bánh đúc quê nhà

“Quê hương ta bánh đa bánh đúc, nơi thảo thơm đồng xanh trái ngọt.

Nơi tuổi thơ ta đã trải qua. Đẹp như giấc mơ…”

Có lẽ câu hát này đã rất quen thuộc với chúng ta bởi bánh đúc, một trong những món ăn dân dã, quen thuộc và mang đậm hồn quê Việt đã có mặt phổ biến trong đời sống văn hóa ẩm thực người Việt Nam. Nhắc đến bánh đúc thịt vịt có lẽ là một hoài niệm khó quên đối với người dân làng Đại An Khê, xã Hải Thượng. Theo các cụ cao niên trong làng, món bánh đúc thịt vịt hay còn được gọi là cháo đặc, có từ rất lâu đời. Khác với món bánh đúc bình dân mà vùng quê nào cũng có, món bánh đúc thịt vịt của làng Đại An Khê có cách nấu và kỹ thuật nấu khá cầu kỳ và hầu như các chị, các mẹ trong làng ai cũng biết nấu bánh đúc bởi con gái trong làng lớn lên đều được mẹ truyền lại công thức nấu món ăn truyền thống này. Bánh đúc là món ăn không còn xa lạ với người dân ngày trước. Với mỗilàng quê việt thì đều có những cách làm bánh đúc khác nhau. Khác với món bánh đúc bình dân mà vùng quê nào cũng có, món bánh đúc thịt vịt của làng Đại An Khê có cách nấu và kỹ thuật nấu khá cầu kỳ.

P/v: Ông Đào Bá Vây- Thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng chia sẽ:

Bánh đúc là món quà quê chân chất đã đi vào đời sống của người dân quê mỗi khi mùa gặt đến. Thủa hàn vi khốn khó, lũ con trẻ chỉ được ăn bánh đúc no nê vào ngày mùa bội thu, khi thóc gạo đầy bồ. Còn những năm hạn hán mất mùa, vụ giáp hạt thì bánh đúc là thứ xa xỉ, là niềm ước ao của con trẻ. Trong thời kỳ thu hoạch lúa, để chuẩn bị nấu món bánh đúc, các bà, các mẹ lại kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu là gạo tẻ, đặc biệt phải là loại gạo cũ, để khi bánh thành phẩm lúc nóng thì dẻo, lúc nguội thì cứng lại. Rồi cả cách vo gạo làm bánh thật kỹ từ nước giếng để làm ra những mẻ bánh thơm ngon và mát lành. Rồi cách chọnhạt lạc vỏ tươi, mẩy đều, hay thứ vịt đồng béo ngậy được băm nhuyễn....để trộn vào bánh. Tất cả những điều ấy đã tạo nên món bánh đúc thịt vịt làng Đại An Khê thật khác lạ và độc đáo so với các làng quê khác.

P/v: Bà  Lê Thị Lý-Thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng cho biết:

Nấu bánh đúc không khó nhưng đòi hỏi người nấu phải khéo léo từ khâu chọn nguyên liệu, rồi chêm nước, kỹ thuật đánh bánh và cả đến lúc đổ bánh ra sàng cũng phải nhanh tay để bánh không bị đông cứng. Thông thường, bánh sau khi nấu xong được đổ ra một chiếc sàng bằng tre có lót lá chuối tươi, dàn mỏng, rồi rắc thêm gia vị để bánh thêm hấp dẫn và bắt mắt rồi để bánh nơi thoáng gió chờ nguội. Đến lúc thưởng thức, chỉ cần dùng dao cắt từng lát hình thoi hay hình vuông bày ra dĩa cho thật đều và đẹp mắt và ăn kèm cùng với bát nước lèo được làm từ mè và đậu phụng rang béo ngậy.

P/v: Ông Đào Bá Vây- Thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng nói thêm:

Nếu như trước đây bánh đúc là thứ quà quê xa xỉ thì giờ đây bánh đúc không còn là miếng đói miếng no và may mắn vẫn không bị rơi vào quên lãng, là món ăn không thể thiếu trong các dịp giỗ chạp, lễ tết hay cưới hỏi của người dân làng Đại An Khê. Món bánh dân dã này đã là một phần của ký ức tuổi thơ, là món quà bình dị níu chân những đứa con xa quê trở về bằng hương vị khó phai của đồng đất quê nhà.

Trích bài hát

PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 15/11/2021 21:42 Lê Vĩnh Nhiên 16/11/2021 07:32

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà