Phụ nữ và cuộc sống
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG

Chương trình phụ nữ và cuộc sống 20-11

          MC1: Kính chào chị em và các bạn! Rất vui được đồng hành cùng chị em và các bạn trong chương trình phụ nữ và cuộc sống vào thứ 7 hàng tuần.

MC2: Chị em và các bạn thân mến! Tình trạng bạo lực gia đình hiện nay vẫn đang diễn ra tại nhiều gia đình và chưa có chiều hướng suy giảm gây ra những hậu quả hết sức nặng nề: xâm phạm thân thể, danh dự, nhân quyền của con người trong đó nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em phải chịu nhiều tổn thương nhất. Chung tay vì một xã hội không bạo lực gia đình, vì sự tiến bộ chung của xã hội là trách nhiệm chung của toàn thể xã hội. Đây sẽ là những nội dung chính được chúng tôi chuyển tải trong chương trình phụ nữ và cuộc sống hôm nay.

Nhạc cắt

Thực hiện bình đẳng giới để phòng chống bạo lực gia đình

MC1: Thưa QV & CB, Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, nó làm hạn chế sự tham gia của họ vào đời sống cộng đồng, không chỉ gây hậu quả về thể chất, tâm lý cho bản thân phụ nữ mà còn với cả trẻ em, gia đình, toàn xã hội và vi phạm nghiêm trọng các quyền con người. Vì thế, việc thay đổi nhận thức, hành vi trong ứng xử về gia đình, từ đó dần xóa bỏ bạo lực gia đình, đề cao truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam chính là giải pháp căn cơ để thực hiện thành công bình đẳng giới.

MC2: Những năm gần đây bạo lực đối với phụ nữ là hiện tượng khá phổ biến. Và bạo lực thường được biết đến như là bạo lực về thể chất và tinh thần, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thân thể, nhân phẩm người phụ nữ, gây trở ngại lớn cho bình đẳng giới và vi phạm quyền con người. .Tại Quảng Trị, vấn đề bạo lực gia đình đã và đang được các cấp, ngành, địa phương chú trọng thực hiện. Nhiều địa phương, đơn vị, ngành chức năng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong công tác chuyên môn của mình để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Đặc biệt, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình và các văn bản liên quan như: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới; Kế hoạch hành động về thực hiện bình đẳng giới của tỉnh và của đơn vị đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong ngành, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chung tay hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ. Chị Nguyễn Thị Thoa, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh cho biết.

                             ( Ghi âm)   

MC1: Có thể nói, bạo lực gia đình sẽ gây nhiều hậu quả xấu, dẫn đến nhiều hậu quả như: Tổn thương về thể xác, về sức khoẻ, về tâm lý và hành vi; về kinh tế, tác động xấu đến trẻ em...Việc đấu tranh ngăn chặn tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạo lực trên cơ sở Giới đối với phụ nữ đã trở thành mối quan tâm của các Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có vấn đề bạo lực gia đình.

Là một tổ chức đại diện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em, thời gian qua Hội LHPN tỉnh đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức: Bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ, trẻ em là vi phạm pháp luật, vi phạm quyền con người, làm tổn hại đến hạnh phúc gia đình và trái với đạo lý truyền thống văn hóa của dân tộc. Với chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho phụ nữ và trẻ em, Hội LHPN Việt Nam tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong tham mưu, chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Các cấp hội phụ nữ trong tỉnh cũng đã và đang tích cực triển khai, thực hiện và xem đây là một nhiệm vụ trọng tâm.  Từ đó, chính nam giới, nhất là một bộ phận lớn đã, đang  có hành vi bạo lực trong gia đình cũng nhận thức cao về vấn đề này.

MC2: Gia đình là tế bào của xã hội nên việc gắn bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ vào công tác gia đình sẽ xóa bỏ được phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội giống nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất, thiết lập quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Đặc biệt, việc xây dựng các thiết chế gia đình bền vững được xem là giải pháp nội lực để phòng tránh bạo lực gia đình. Vì vậy đòi hỏi các tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận đoàn thể cần xây dựng được quy chế, quy ước nhằm hạn chế mâu thuẫn có thể bùng nổ thành xung đột, tạo dựng hình ảnh gia đình chuẩn mực: no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.

Nhạc cắt

Vai trò mô hình nhà tạm lánh cho phụ nữ bị bạo hành ở Đakrông

 

MC1: Thưa QV & CB! Thực hiện bình đẳng giới gắn với phòng, chống bạo lực gia đình được xem là giải pháp quan trọng nhằm đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Đây cũng là mục tiêu quan trọng mà Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã và đang thực hiện, hướng đến thông qua việc hướng dẫn các đơn vị huyện, thị, thành Hội xây dựng mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng, trong đó có mô hình nhà tạm lánh cho phụ nữ bị bạo hành gia đình.

MC2: Chỉ 1 căn phòng có diện tích gần 150m2, được đặt ngay trong thư viện phụ nữ xã Mò Ó, huyện Đakrông. Với gần 400 hội viên phụ nữ trên địa bàn, căn phòng ấy không chỉ là ngôi nhà chung để họ sẻ chia về kinh nghiệm làm ăn, những vui buồn trong cuộc sống thường nhật mà còn là địa chỉ tin cậy, an toàn của những chị em không may bị bạo lực gia đình. Chính tại nơi này, cái suy nghĩ bang quan “ đèn nhà ai nấy rạng” của xã hôi, của cộng đồng, của chính bản thân mỗi hội viên phụ nữ sẽ không còn nữa, mà thay vào đó, là nơi sẽ chia, động viên tinh thần lớn lao nhất cho người phụ nữ không may bị bạo hành từ phía gia đình. Chị Hồ Thị Truyền, một trong số phụ nữ bị bạo hành  cho chúng tôi biết:

PTV đọc dịch: Ghi âm: (ở đây, chị em chúng tôi thấy an toàn hơn, bớt cô đơn và sợ hải hơn. Từ căn phòng tạm lánh này, chị em bị chồng đánh đập cảm thấy yên tâm. Người phụ nữ chúng tôi cảm thấy được quan tâm hơn, được bảo vệ hơn và phần nào thấy có được bình đẳng giới…)

MC1: Mỗi lần trên địa bàn có chị em bị bạo lực gia đình, cán bộ hội phụ nữ xã, cán bộ chi, tổ hội phụ nữ hoặc hội viên nòng cốt...sẽ là những người tích cực nhất trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, chuẩn bị đủ các điều kiện cần thiết để nạn nhân có thể tá túc trong thời điểm nhất định, sau đó cùng đại diện ban hòa giải xã, thôn đến gặp gỡ và vận động cá nhân, gia đình vận động, giải quyết những xung đột đã xảy ra.  Thông qua mô hình này đã nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, góp phần giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương.  Bà Nguyễn Thị An, Hội LHPN xã Mò Ó, huyện Đakrông nói với chúng tôi:

Ghi âm: ( vai trò của nhà tạm lánh, thực tế tại địa phương…)

MC2: Ngày nay, người phụ nữ đã tiến những bước khá dài trên con đường bình đẳng giới. Tuy nhiên, bạo lực gia đình vẫn đang diễn biến khá phức tạp, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Vì thế, nhà tạm lánh là một địa chỉ tin cậy và thực sự an toàn đối với đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhằm tránh rủi ro về sức khỏe, tinh thần, tính mạng, giảm thiểu được hậu quả do bạo lực gia đình gây ra. Tuy nhiên, có thể nói đây mới chỉ là giải pháp tình thế, khi mà sự cố bạo hành gia đình đã xảy ra. Điều quan trọng là cần phải có các chương trình dài hơi tác động đến cả phụ nữ lẫn nam giới nhằm giúp họ hiểu sâu sắc về bình đẳng giới, nắm rõ luật pháp, bảo vệ hạnh phúc gia đình... Mỗi người phụ nữ cần vươn lên để khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội. Và mỗi người đàn ông, luôn khẳng định vị thế quan trọng, trụ cột của mình, nói không với bạo lực gia đình./.                 

MC: Vâng thưa QV & CB! Bạo lực gia đình là một hiện tượng tiêu cực đi ngược lại những giá trị chuẩn mực về đạo đức, văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, mang lại những hậu quả nặng nề, gây cản trở trong việc thực hiện các chính sách kinh tế -xã hội của Đảng và Nhà nước. Công tác phòng, chống bạo lực gia đình cần phải làm tốt và đồng bộ việc thực thi pháp luật gắn với thực hiện bình đẳng giới; xây dựng gia đình văn minh- tiến bộ - bình đẳng- hạnh phúc. Đẩy mạnh sự phối hợp của các cơ quan chức năng cũng như cộng đồng trong công tác can thiệp, xử lý nghiêm người gây bạo lực, trợ giúp có hiệu quả các nạn nhân. Hãy cùng chung tay vì một xã hội nói không với bạo lực gia đình.

Chương trình phụ nữ và cuộc sống cũng xin được khép lại tại đây, cám ơn QV & CB đã luôn đồng hành cùng chương trình. Những người thực hiện chương trình … thân ái chào tạm biệt và hẹn gặp lại QV vào thứ 7 tuần sau trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Đón nghe: Tình trạng bạo lực gia đình hiện nay vẫn đang diễn ra tại nhiều gia đình và chưa có chiều hướng suy giảm gây ra những hậu quả hết sức nặng nề: xâm phạm thân thể, danh dự, nhân quyền của con người trong đó nhóm đối tượng phụ nữ và trẻ em phải chịu nhiều tổn thương nhất. Chung tay vì một xã hội không bạo lực gia đình, vì sự tiến bộ chung của xã hội là trách nhiệm chung của toàn thể xã hội. Đây sẽ là những nội dung chính được chúng tôi chuyển tải trong chương trình phụ nữ và cuộc sống được phát sóng vào lúc 11h thứ 7 ngày 20-11 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón nghe!

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 17/11/2021 11:13 Lê Vĩnh Nhiên 18/11/2021 07:56
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà