Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Trực tiếp

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Người ở lại với đại ngàn

Ps thứ 7 ngày 20.11.2021

BTV: Mỹ Nhị

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV thu âm Vĩnh Lộc xin gửi những lời chào thân thương đến quý vị thính giả đang lắng nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện nay chương trình của chúng tôi đang phát trực tiếp trên tần số 92,5mkz, trang fanpage Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị. Quý vị thính giả có thể truy cập vào trang web quangtritv.vn để nghe lại chương trình. Chủ đề của tuần này là Người ở lại với đại ngàn.

NH: Qúy thính giả hãy liên lạc với chương trình qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Vâng, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, thay mặt Ban biên tập chương trình, MN xin được gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các quý thầy cô giáo. Chúc các thầy cô dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến với những bến bờ tri thức.

NH:

Năm ấy từ miền xuôi xa xôi
Cô giáo người Kinh lên với bản làng.
Dòng Khuối Nậm nhẹ reo reo hát
Hát cùng bầy em bé vang núi rừng.

Cô giáo dạy bầy em thơ ngây
Yêu núi rừng ruộng nương quê hương
Ơ cô giáo hiền như con nai rừng

Vì đàn em cô giáo về cùng dân.
Vượt đường xa qua đèo qua suối
Suối.. suối ngàn hoa lá rừng theo bước chân cô giáo đến làng
Ríu rít đàn em bé chào từ lúc cô giáo về

Bắt đầu chèn ca khúc Cô giáo về bản

Mỹ Nhị cùng quý thính giả thân mến! NH vô tình nghe được lời ca khúc “Cô giáo về bản” khi chiếc đồng hồ thời gian gõ nhịp báo hiệu ngày 20/11 đang đến gần. Bài hát mộc mạc nhưng đủ làm trái tim một người ít mặn mà âm nhạc như Hòa cảm thấy xao động. Bất giác thì mình nhớ lại nhiều gương mặt thân quen - những người ngày ngày vượt bao vất vả để làm tròn nhiệm vụ gieo chữ ở miền núi rừng phía Tây tỉnh Quảng Trị, những người tôi đã từng gặp.

Lâu nay, hình ảnh giáo viên vùng cao thường gắn liền với cuộc sống vất vả, sự hi sinh và ước vọng gieo chữ. Thế nên, ít ai chú ý đến trái tim luôn khát khao yêu thương của những kĩ sư tâm hồn. Chính trái tim ấy đã thúc giục các cô rời xa gia đình, gác lại tình yêu lứa đôi để đến với học sinh vùng cao. Đáng trân trọng hơn, họ vẫn giữ được nhịp đập yêu đời, yêu người dẫu đối mặt với muôn vàn gian khó.

Vuốt ca khúc lên cao

MN:

Vì đàn em cô giáo về cùng dân.
Vượt đường xa qua đèo qua suối…

Hai câu hát này MN rất là thích chị NH ạ. Nghe cảm thấy rất tình cảm và thiêng liêng. Vì các bạn nhỏ ở vùng sâu vùng xa mà các cô giáo còn 18 đôi mươi lại ngược lên với bản làng, gieo chữ cho các con. Có những thầy cô giáo đã ở lại gắn bó cả cuộc đời mình nơi đây. Ca khúc Cô giáo về bản cũng chính là ca khúc mà em Hồ Thị Út, tân sinh viên học viện Ngoại giao, trú tại xã Đakrông gửi tặng đến cô Phan Thị Pháp kèm theo lời nhắn. Xin được chia sẻ thêm với quý thính giả là em Hồ Thị Út muốn chia sẻ lời nhắn này trực tiếp trên sóng của chương trình. MN cũng hồi hộp không biết là bạn ấy có điều gì muốn nói cùng cô thầy giáo của mình. KTV thu âm Vĩnh Lộc giúp MN kết nối điện thoại đến em Hồ Thị Út trú tại xã Đakrông với ạ.

 

 

Tiếng điện thoại

1.     Chị chào Hồ Thị Út, hiện tại thì em có nghe rõ tín hiệu chương trình đang phát không?

TL:  Dạ e chào chị Mỹ Nhị, chào quý vị thính giả đang nghe Đài. Em nghe rõ tín hiệu từ chương trình ạ.

2.     Em có thể tự giới thiệu về bản thân mình để quý vị thính giả biết đến em nhiều hơn.

TL: Dạ em tên là Hồ Thị Út, 18 tuổi. Hiện nay em đang là sinh viên học viện ngoại giao…… em biết đến chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài Quảng Trị nên em đã gọi điện để tham gia cùng chương trình.

3.     Út có thể cho chị biết lí do tại sao mà mình muốn gửi ca khúc Cô giáo về bản đến cô giáo Phan Thị Pháp?

TL: Dạ. Ngay từ những ngày đầu đi học, cũng như các bạn ở đây thì em rất nhút nhát, có chút sợ hãi. Nhưng từ khi bước chân vào học cấp 1, em được cô Phan Thị Pháp dìu dắt, chăm lo nên em cũng như các bạn tự tin hơn rất nhiều. Cô là người miền xuôi, lại lên đến vùng cao của chúng em để dạy học, rồi cũng sinh sống và lập nghiệp, cùng với bà con quê em phát triển kinh tế. Em xem cô Pháp như mẹ của mình. Giờ em đã bước chân vào cổng trường Đại học, em muốn tham gia cùng chương trình để gửi tặng cô bài hát Cô giáo về bản. Lời của bài hát em nghe như cảm thấy đang nói về cô giáo của mình. Âm thầm, lặng lẽ, giàu tình cảm và luôn lo lắng cho các thế hệ học trò.

 

4.     Bây giờ thì em Út muốn gửi điều gì đến cô của mình mà em đã chia sẻ từ đầu với chương trình?

TL: Vâng. Em muốn nói với cô là em yêu cô và cảm ơn rất nhiều. Chính cô là người đã dìu dắt, bảo ban và giúp đỡ cho em để em có được ngày hôm nay, để em có thể bước chân vào ngôi trường em mong ước bấy lâu. Cảm ơn cô đã chọn mãnh đất này để sinh sống và lập nghiệp. Xóa dần khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi. Nhân ngày 20.11, em muốn nhắn đến cô Pháp là dù cô đã nghỉ hưu nhưng em và các bạn vẫn luôn nhớ đến cô. Nhớ đến công ơn của cô. Em muốn nói với cô là điều ước trở thành tân sinh viên Đại học của em đã trở thành hiện thực rồi cô ạ. Chúc cô luôn sức khỏe, vui vẻ và dõi theo bước chân của các em như từ trước đến nay ạ. Em yêu cô rất nhiều.

 

Cảm ơn Hồ Thị Út rất nhiều. Chúng tôi tin rằng cô Phan Thị Pháp sẽ lắng nghe và hiểu được tình cảm mà em dành cho cô. Chúc em luôn sức khỏe và hạnh phúc.

 

Nhạc cắt

 

MN: Qúy vị thính giả đang lắng nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện chương trình của chúng tôi đang phát trực tiếp trên sóng FM Đài PTTH Quảng Trị, trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị với chủ đề: Người ở lại với đại ngàn.

 

NH: Thưa quý vị thính giả. Khi nói đến nghề giáo, đó là nghề cao quý trong những nghề cao quý. Ở đâu cũng có khó khăn nhưng các giáo viên vùng cao lại khó khăn hơn gấp bội phần. Cô giáo Phan Thị Pháp mà chúng tôi nhắc đến trong phần đầu chương trình vừa rồi là một trong những cô giáo đã tình nguyện lên vùng cao công tác khi vừa tốt nghiệp ra trường. Gắn bó với sự nghiệp trồng người ngót nghét 1/4 thế kỉ, cô Phan Thị Pháp, giáo viên đã nghỉ hưu nếm trải và hiểu rõ sự vất vả, thiếu thốn của giáo viên cắm bản. Cô tâm sự: "Nói về sự thiếu thốn thì vô kể. Nhưng, có lẽ cái thiếu lớn nhất chính là tình cảm". Không ngẫu nhiên khi những giáo viên trẻ cùng thời với cô Pháp đều lo sợ khi đêm xuống. Nghe tiếng kêu hoang hoải của thú rừng, nỗi nhớ gia đình, nhớ người yêu bủa vây tâm trí các cô. Vượt qua cơn sốt rét rừng, cái đói triền miên nhưng khát khao yêu thương lại làm thắt lòng họ. Thời ấy, giáo viên cắm bản khó tìm một tấm chồng. Quanh năm hết gieo chữ, lại cùng bà con làm kinh tế, chẳng có bao nhiêu thời gian để yêu đương. Nếu có thì chuyện tìm một nửa cũng không đơn giản vì hầu hết giáo viên cắm bản là nữ, sống ở chốn rừng thiêng, nước độc, hiếm hoi lắm mới liên lạc với bên ngoài. Thế nên, cô …… từng chứng kiến nhiều cô giáo trẻ chưa hề có mảnh tình vắt vai đã rơi nước mắt khi thấy mái tóc mình rụng dần. Vượt qua những phút chạnh lòng, thế hệ giáo viên cùng thời với cô Pháp giờ đã gắn bó với bản làng gần 1/4 thế kỉ. Hiện tại, trong số họ, có người đã chồng con đuề huề, có người vẫn sống cảnh lẻ bóng... nhưng không ai hối tiếc với quyết định lên vùng cao.

 

Trong thời lượng của chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói với chủ đề Người ở lại với đại ngàn hôm nay, chúng tôi xin được kết nối điện thoại đến cô Phan Thị Pháp trú tại ĐKR ạ. Anh Vĩnh Lộc giúp MN kết nối điện thoại với ạ.

 

Tiếng điện thoại:

1.     Vâng, chào cô Phan Thị Pháp ạ. Cô cho em hỏi là hiện nay cô đang nghe rõ tín hiệu từ chương trình đang phát không?

Cô Pháp trả lời: Vâng, chào chương trình, tôi nghe rõ tín hiệu từ chương trình.

2.     Vâng, cô Pháp thân mến! Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20.11, em chúc cô có ngày lễ thật ý nghĩa, luôn sức khỏe và nhiều hạnh phúc. Cô Pháp ơi, vừa rồi thì không biết cô có nghe được những lời chúc và bài hát mà em Hồ Thị Út gửi đến chương trình, nhờ chương trình phát để tặng cô Pháp của mình không ạ?

TL: Vâng, tôi hiện giờ cũng đang rất xúc động. Tôi thì giáo viên về hưu, nghe Đài thường xuyên. Lúc chương trình đang phát thì tôi đang ngồi chơi với cháu nội và nghe tiếng của em Út, thật không ngờ mình đã về hưu, em Út thì mình đã dạy từ thời cấp 1 vẫn nhớ đến người cô đã nghĩ hưu này. Tôi rất xúc động.

3.     Được biết rằng cô Pháp sau khi tốt nghiệp ra trường thì đã tình nguyện lên vùng cao ĐKR để công tác đúng không ạ? Cô có thể chia sẻ lí do vì sao mình lại chọn nơi có thể nói là vùng sâu, vùng xa để dạy học mà không phải là một ngôi trường nào đó ở đồng bằng để đỡ vất vả hơn.

TL:

4.     Có rất nhiều khó khăn đối với một cô giáo mới lên vùng cao như cô, vậy cô có thế chia sẻ về những kỉ niệm mà mình không bao giờ quên ngay những ngày đầu mình mới đặt chân đến?

TL:

5.     Sau một thời gian dạy học tại sao cô lại quyết định gắn bó với mãnh đất này?

TL: …

6.     Qua tìm hiểm thì chúng tôi chúng tôi cũng biết được rằng, cô đã kết hôn với một chàng trai người Vân Kiều đúng không ạ?

TL:

7.     Thời gian cũng đã trôi qua thật lâu, giờ nếu được hỏi là quay lại thời gian đó thì liệu cô sẽ chọn mãnh đất Khe Ngài này và gắn bó phần đời còn lại của mình với nơi đây không ạ?

TL:

 

Vâng, quả thật là những chia sẻ rất thú vị. Cảm ơn cô đã dành thời gian cho cuộc trò chuyện ngày hôm nay. Chúc cô sức khỏe và gặp nhiều niềm vui hơn nữa trong cuộc sống.

 

NH: Thưa quý thính giả. Nàng dâu đặc biệt của bản Khe Ngài Gần 30 năm nay, dân bản Khe Ngài vẫn ngày đêm kể nhau nghe câu chuyện cổ tích tình yêu giữa một cô giáo miền xuôi và một chàng trai miền ngược. Để đến với nhau, họ đã mất 2 năm tìm hiểu, 3 năm đấu tranh trước quan niệm hôn nhân cũ. Ngày đầu đặt chân đến bản Khe Ngài, cô sững sờ bởi chẳng thấy trường lớp, học trò đâu. Nén âu lo vào lòng, cô Pháp vận động thanh niên bản vào rừng đốn gỗ, đánh tranh, đan phiên để dựng trường. Sau đó, cô lại cặm cụi đến từng nhà động viên dân bản cho con em đến trường. Công việc ấy là quá sức đối với một thiếu nữ miền xuôi nếu không có sự giúp đỡ của chàng bí thư chi đoàn thôn Khe Ngài - Hồ Ngọc Vui (sinh năm 1959). Họ đã hỗ trợ nhau để giúp cả học sinh lẫn phụ huynh biết đến lợi ích của cái chữ, con số. Trong quá trình dạy học ở bản Khe Ngài rồi được tăng cường đến các thôn bản xa xôi, cô Pháp nếm tất cả mùi vị gian khó. Lúc vất vả, buồn tủi nhất, chàng bí thư xã đoàn luôn bên cạnh động viên, an ủi cô. Thế rồi, trái tim họ dần đồng điệu. Dẫu bị cấm cản, cô giáo miền xuôi và chàng trai miền ngược vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ cùng nỗ lực để khẳng định tình cảm; làm quen phong tục, tập quán hai dân tộc; chứng minh với gia đình là mình có thể làm chàng rể, nàng dâu tốt... Sau gần 3 năm, cô Pháp và anh Vui xúc động đến rơi nước mắt khi được cha mẹ chấp nhận. Năm 1988, đám cưới đặc biệt giữa một cô giáo miền xuôi và một thanh niên bản diễn ra khiến rất nhiều người ngạc nhiên. Cô Pháp khoác bộ trang phục thổ cẩm, lần lượt trải qua những nghi lễ truyền thống trong đám cưới người Vân Kiều. Sau khi kết hôn, cô và chồng dựng một ngôi nhà nhỏ, như "lời cam kết" sẽ ăn đời, ở kiếp với dân bản Khe Ngài. Vừa là giáo viên, vừa là nàng dâu của bản, cô Pháp càng quyết tâm cùng mọi người đi đến con đường sáng. Nàng dâu đặc biệt này đã giúp bà con thay đổi quan niệm cũ, đẩy lùi nhiều hủ tục lạc hậu. Cô chính là người đưa tết Nguyên Đán về bản, hướng dẫn bà con cách trồng và thu hoạch lúa nước, dạy may vá áo quần... Trong gia đình, cô Pháp tận tụy đảm đương mọi công việc như một nàng dâu Vân Kiều chính gốc. Hai người con của vợ chồng cô Pháp cũng được bàn tay mẹ nuôi dạy cẩn thận. Cô chính là người hướng dẫn bà con cách trồng và thu hoạch lúa nước, dạy may vá áo quần... Con của các cô - thế hệ thanh niên mang dòng máu Kinh - Vân Kiều, Kinh - Pa Kô giàu sức vóc, tri thức cũng sớm trưởng thành, tích cực xây dựng bản làng. Một điều ngạc nhiên và vô cùng thú vị là hầu hết các em đều lựa chọn nghề giáo để được cống hiến. Phải chăng ngọn lửa yêu người, yêu nghề theo dòng máu mẹ đã chảy trong huyết quản của chàng trai Hồ Anh Tuấn, con trai cô Pháp. Hiện nay, anh đang là giáo viên, công tác tại trường THCS Ba Nang huyện Đakrông.

 

Bắt đầu chèn ca khúc Em là cô giáo vùng cao

MN: Cán bộ ngành giáo dục ở huyện Đakrông và Hướng Hóa thường nói một cách hình tượng rằng, trái tim các cô giáo cắm bản chia thành nhiều ngăn, trong đó ngăn lớn nhất dành cho sự nghiệp giáo dục, còn ngăn bé nhất ấp ủ tình cảm riêng tư. Mang chia sẻ ấy theo suốt hành trình, chúng tôi xúc động nhận ra, góc trái tim bé nhỏ ấy luôn cháy bỏng tình yêu. Điều đáng ngạc nhiên là nó không làm các cô ủy mị, yếu đuối mà ngược lại càng tô đậm hình ảnh đẹp về người giáo viên vùng cao. Lên non gieo chữ, các cô không dừng lại ở việc làm tròn nhiệm vụ của mình...

 

Vuốt ca khúc lên cao

Chào cuối

              

 

               

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 17/11/2021 19:40 Lê Vĩnh Nhiên 18/11/2021 07:57
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà