TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI – SỐ 3 THÁNG 11
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI – SỐ 3 THÁNG 11

MC: Kính chào đồng bào và các bạn, cảm ơn đồng bào và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PT-TH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay xin được chuyển đến đồng bào và các bạn những nội dung chính sau :

-Đakrông đổi mới công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở

- Cựu chiến binh miền núi trên mặt trận phát triển kinh tế 

- Phần cuối chương trình là phóng sự ghi nhận những nổ lực vươn lên của cô giáo Hồ Thị Vĩnh, người dân tộc Pa Cô với tấm lòng tận tụy vì học sinh thân yêu. Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

PS 1 : Đakrông đổi mới công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở

MC: Kính thưa đồng bào và các bạn, Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên những năm qua, Huyện ủy Đakrông đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Phóng sự sau ghi nhận một số kết quả đã đạt được trong công tác này, kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi :

Xã Hướng Hiệp là một trong những đơn vị có tỷ lệ cán bộ, công chức theo học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cao ở huyện Đakrông. Để có được kết quả này bên cạnh việc coi trọng công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ trẻ, Đảng ủy xã Hướng Hiệp luôn quan tâm công tác rà soát đánh giá nâng lực, trình độ đội ngũ cán bộ hàng năm.Việc đánh giá khách quan dựa trên chất lượng giải quyết công việc cụ thể, từ đó quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phát triển.

Anh Hồ Văn Liêm

Bí thư xã đoàn Hướng Hiệp, Đakrông

( Bản thân tôi được cử đi học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn đã được đơn vị tạo điều kiện rất thuận lợi để hoàn thành việc học. Hỗ trợ công việc cũng như thời gian. Bên cạnh đó trong quá trình học tôi cũng thu xếp thời gian vào cuối tuần, ngày nghỉ để hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành công việc. Việc được tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ giúp tôi tự tin hơn trong công tác, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.)

Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có nhiều thay đổi, việc tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển chung của địa phương cũng có nhiều thay đổi. Trên các mặt của đời sống xã hội Hướng Hiệp liên tục có những tăng trưởng đáng phấn khởi, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của huyện được triển khai và phát triển nhân rộng ở địa phương.

Ông Phan Xuân Liệu

Bí thư Đảng ủy xã Hướng Hiệp, Đakrông

(Thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện ủy, trong thời qua Đảng ủy đã quan tâm tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức của địa phương theo học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như các lớp học chuyên môn. Hiện nay toàn xã có 21 cán bộ công chức, đội ngũ cán bộ cơ bản đạt chuẩn. Hiện nay, có 4 cán bộ đang học bồi dưỡng lý luận chính trị. Cán bộ sau khi đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nhiệm vụ được giao)

Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở ở nhiều địa phương trên địa bàn miền núi Đakrông được chú trọng thực hiện nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có sự thay đổi rõ nét. Nhất là đội ngũ cán bộ các tổ chức đoàn thể trên địa bàn đã có sự thay đổi trong công tác điều hành, quản lý. Bên cạch việc tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhiệm vụ mỗi cán bộ, công chức cũng luôn có tinh thần, trách nhiệm cao trong việc nêu gương, phát huy vai trò người đứng đầu để lãnh đạo phong trào tại địa phương.

Phỏng vấn :

Chị Phụ nữ - Nghe giúp em cuối Phỏng vấn tên chi

( Được tạo điều kiện tham giua các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị giúp chúng tôi nhận thức tốt hơn về mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà mình phải thực hiện. Trong công tác hội chú trong hơn đến vai trò nêu gương của người cán bộ, minh bạch hơn trong công tác tổ chức thực hiện, tang cường vai trò giám sát của hội để mỗi chương trình, hoạt động do Hội Phụ nữ tổ chức thực hiện đều đạt được kết quả tốt. )

+Anh  Hội Nông dân Nghe giúp em cuối Phỏng vấn tên chi

( Ngoài số cán bộ chủ chốt của Hội được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị bài bản, chất lượng, Hàng năm Hội Nông dân còn cử 1-2 đồng chí trong hội tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức công tác hội, các lớp học quán triệt các Nghị quyết các cấp của Đảng, từ đó nắm bắt kịp thời các nội dung quan trọng để thực hiện nhiệm trọng tâm của hội, góp nâng cao chất lượng đời sống hội viên, xây dựng bản làng ngày càng phát triển.)  

Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở của địa phương, hằng năm, Huyện ủy Đakrông chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể, cử cán bộ đi đào tạo cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức về Đảng cho quần chúng ưu tú và đảng viên mới, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư, phó bí thư, cấp ủy phụ trách và cán bộ chuyên trách công tác tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra, văn phòng, công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể... Cùng với đó, đã mở rộng các loại hình liên kết đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng; trong đó, chú trọng tăng cường quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng; giáo dục, phổ biến pháp luật gắn với tuyên truyền, triển khai các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn : Bà Hồ Thị Cúc

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đakrông

(Đối với công tác bồi dưỡng lí luận chính trị ở Đakrông phải nói trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn vì phải tập trung nhiều cho công tác phòng, chống dịch Covid 19.Kế hoạch đào tạo thay đổi liên tục, đến nay chỉ thực hiện được khoảng 50%. Tuy nhiên, xác dịnh tầm quan trọng của công tác này đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở cho nên Huyện chủ động lồng ghép các chương trình đào tạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể Phụ nữ, Đoàn thanh niên để xây dựng các chương trình đào tạo hợp lý, hiệu quả. Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị, chúng tôi chú trọng tổ chức các lớp tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. )

Đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện, gắn công tác bồi dưỡng, đào tạo với thực tiễn là một trong những hiệu quả đáng ghi nhận trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ miền núi hiện nay. Đây cũng là những điểm sáng tiếp tục phát huy trong thời gian tới với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng quê hương Đakrông ngày càng phát triển./. 

Nhạc cắt

Cựu chiến binh miền núi trên mặt trận phát triển kinh tế

 

MC: Kính thưa đồng bào và các bạn, Nối tiếp truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, Hội Cựu chiến binh các cấp trên địa bàn huyện Đakrông đã không ngừng nỗ lực xây dựng các mô hình kinh tế có giá trị, hỗ trợ giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Phóng sự sau ghi nhận một số hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển kinh tế của cựu chiến binh xã Tà Rụt, kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi:

Thực hiện  mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đakrông lần thứ VI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định về việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi trong phát triển kinh tế, xây dựng mỗi địa phương đăng ký một sản phẩm, xã Tà Rụt chọn việc phục hồi giống chuối lùn bản địa, cùng với Hội Phụ nữ xã, Hội Cựu chiến binh Tà Rụt là mạnh dạn tham gia phát triển vườn chuối lùn bản địa với mô hình mẫu do ông Hồ Văn Chinh, chủ tịch Hội CCB xã trực tiếp thực hiện. Từ sự đầu tư giống, hướng dẫn kỹ thuật của ngành nông nghiệp huyện, vườn chuối mẫu trên 4000m2 được hình thành cho những thành quả bước đầu rất phấn khởi.

Phỏng vấn : Ông Hồ Văn Chinh, Chủ tịch Hội CCB xã Tà Rụt huyện Đakrông

( Với tư cách là chủ tịch của Hội bản thân tôi trước hết phải gương mẫu đi đâu trong các phong trào hoạt động, đặc biệt trong phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi. Sau khi tham gia tập huấn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo, vận động hội viên, thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ xã, Hội CCB đã triển khai thực hiện chia sẻ giúp đỡ hội viên và bà con nhân dân cùng làm mô hình, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo).

Có được những kết quả đầu tiên từ mô hình trồng chuối ông Hồ Văn Chinh đã chủ động chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc với bà con địa phương. Khai thác tốt nhất quỹ đất sản xuất nông nghiệp ở Tà Rụt, cùng bà con nông dân phát triển nhiều vườn chuối trên địa bàn. Ngay cạnh vườn chuối của ông Hồ Văn Chinh là vườn chuối của chị Hồ Thị Linh là một hộ nghèo của thôn Vực Leng. Gia đình rất khó khăn nên chị Linh không dám vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, toàn bộ diện tích sản xuất của gia đình thường xuyên bỏ trống hoặc trồng những giống cây không hiệu quả, sau khi được Hội CCB chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ trực tiếp cách làm vườn chuối. Từ cách làm đất, cách trồng đến quá trình chăm sóc cây trồng. Nhờ vậy, vườn chuối trên 2000m2 của gia đình chị Hồ Thị Linh đã phát triển xanh tốt, hứa hẹn mang đến vụ mùa đầu tiên thành công.

Chị Hồ Thị Linh, thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông

( Trong gia đình của tôi có 5 người, trong đó có 3 người lớn có thể tham gia làm việc nên tôi đăng ký trồng chuối. Ban đầu có rất nhiều khó khăn, không biết chăm sóc nên cây không tốt. Nhờ anh Chinh cựu chiến binh chia sẻ cách bón phân, cách tỉa gốc nên vườn chuối đang ngày càng phát triển, tôi rất phấn khởi)

Địa hình ở địa bàn xã Tà Rụt chiếm trên 80% là gò đồi, tận dụng lợi thế này của địa phương Hội cựu chiến binh xã đã đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế. Đến với Tà Rụt trong thời gian này rất dễ bắt gặp những mô hình trồng chuối mới được hình thành do cựu chiến binh làm chủ. Không khí hay say lao động sản xuất của mỗi hội viên cựu chiến binh như tiếp thêm động lực, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống đối với người dân ở vùng miền núi xa xôi này.

Ông Phạm Xuân Hòa, CCB Thôn A Đăng, Tà Rụt, Đakrông

( Hỏi lần 2 – Trong quá trình triển khai các mô hình kinh tế của xã, bản thân tôi là CCB nên tích cực tham gia hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Quá trình thực hiện tôi đã được chia chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn, hỗ trợ vốn giống rất chu đáo. Hiện nay tôi đang mở rộng diện tích trồng chuối của gia đình và tin tưởng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho gia đình).

Để có được những kết quả đáng phấn khởi như ngày hôm nay, phải nói rằng cùng với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cho vùng miền núi nói chung của huyện Đakrông nói riêng, có sự đóng góp quan trọng, tiên phong của các tổ chức đoàn thể, trong đó có Hội Cựu chiến binh xã Tà Rụt trong việc thúc đẩy các phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Có thể kể đến việc đồng hành cùng hội viên trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, hội CCB trên địa bàn đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho cán bộ, hội viên; tạo điều kiện cho hội viên đi tham quan những mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm; chủ động đấu mối với ngân hàng, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hội CCB xã được nhận ủy thác của NHCSXH huyện Đakrông, đã thành lập 4 tổ tiết kiệm vốn vay cho hội viên và nhân dân vay để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo với tổng dư là 8 tỷ đồng.Từ phong trào thi đua giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng đã khơi dậy được tình cảm đồng chí, đồng đội. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng.

Phỏng vấn : Ông Hồ Văn Chinh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tà Rụt, huyện Đakrông

( Tiếp tục phát huy vai trò của CCB, Hội CCB Tà Rụt tăng cường hơn nữa tinh thần gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giúp đỡ chia sẻ khó khăn với hội viên, nổ lực nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên cũng như người dân trên địa bàn. Trong các mô hình kinh tế tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo đưa các giống cây trồng như minh tinh trồng xen canh với cây chuối nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo là hội viên CCB, góp phần xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.)

Trong giai đoạn 2016-2021 Hội CCB xã Tà Rụt đã phát triển 55 mô hình giúp nhau làm kinh tế giỏi, chiếm 31,25%. Cùng với việc hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế hiệu quả, hội viên Hội Cựu chiến binh Tà Rụt còn là những điển hình trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, nhiều hội viên đóng góp, hiến đất, dời nhà cửa, để xây dựng đường liền thôn với diện tích 210m2 đất ở, 16.000m2 đất tham gia 280 ngày công cho các công trình phúc lợi công cộng, vận động 14 hội viên hiến hơn 6500 cây hoa màu…góp phần để Tà Rụt hoàn thành nhiều mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Ngoài ra, các cấp Hội còn tích cực đẩy mạnh hoạt động tương thân tương ái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của những người lính trên mặt trận mới, và dù ở hoàn cảnh nào các CCB vẫn luôn năng động sáng tạo, sẵn sàng giúp nhau trong lao động sản xuất để góp phần xây dựng quê hương ngày một đẹp giàu.

Nhạc cắt

TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MANG HỌ HỒ

 

MC: Thưa đồng bào và các bạn, Giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một lực khá đông trong đội ngũ giáo viên đang công tác tại các trường vùng sâu, vùng xa ở Quảng Trị. Là người bản địa am hiểu ngôn ngữ, phong tục, tập quán các thầy cô giáo có thêm điều kiện thuận lợi để gần gũi, dạy bảo học trò của mình. Với tấm lòng yêu nghề, tận tâm với học sinh, cô giáo Hồ Thị Vĩnh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THCS A Bung huyện Đakrông đã vượt qua nhiều khó khăn, trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh. Là điểm tựa để bao thế hệ học sinh là con em đồng bào dân bản học tập và noi theo. Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kính mời đồng bào và các bạn gặp gỡ cô giáo Hồ Thị Vĩnh qua phóng sự sau:

Cũng như nhiều bản làng miền núi Quảng Trị, cuộc sống của đồng bào dân bản ở A Bung vẫn còn nhiều khó khăn vất vả. Việc học của con em vẫn có nhiều cách trở. Dẫu vậy, niềm tin về một tương lai tương sáng vẫn luôn được thắp sáng bởi những tấm lòng của người thầy người cô giáo đã và đang làm nhiệm vụ dạy chữ, dạy người nơi đây. Một trong những người giáo viên tận tụy đó là cô giáo Hồ Thị Vĩnh giáo viên dạy Ngữ văn Trường THCS A Bung huyện Đakrông.

Cô giáo Hồ Thị Vĩnh Là người dân tộc Pa Cô, bản làng nơi chị sinh ra và lớn lên giờ đây là gia đình của những học sinh của cô giáo. Vẫn nếp nhà sàn đơn sơ, nhỏ bé giữa núi rừng những bên trong đó là những gia đình đầm ấm, yên vui bởi chuyện học, chuyện đến trường của con em. Những câu chuyện được cô giáo Hồ Thị Vĩnh chia sẻ và lan tỏa đến mọi người.

 Từ nhỏ ước mơ của chị là đứng trên bục giảng, trực tiếp dạy chữ cho con em trong bản làng của mình. Để đến được với ước mơ đó, chị đã tích cực học tập, vượt qua khó khăn để học hết cấp 2 ở A Bung, vượt đồi núi về huyện học cấp 3, rồi lại khăn gói lên đường ra thành phố Vinh học sư phạm và trở thành cô giáo. Những tháng ngày khó khăn vất vả đó đã được cô giáo Hồ Thị Vĩnh chinh phục bằng ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ và bằng chính tấm lòng yêu nghề của mình.

Phỏng vấn : Cô giáo Hồ Thị Vĩnh, Tổ trưởng Tổ văn Trường THCS A Bung huyện Đakrông

 ( Từ nhỏ sinh ra và lớn lên ở đây tôi thấy những hoàn cảnh khó khăn và nhiều em phải nghỉ học. Rât may mắn là ba mẹ tôi rất coi trọng việc học và tạo điều kiện cho tôi học tập đầy đủ. Vì vậy tôi đã nổ lực học tập và trở về quê dạy học với mong muốn giúp các em ở bản làng theo đuổi con đường học tập của mình để cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Để làm được điều đó, thông qua mỗi bài học trên lớp tôi luôn cố gắng đưa ý nghĩa của việc học, niềm vui được đến trường vào trong bài giảng giúp các em nuôi dưỡng ước mơ. Dành thêm thời gian tìm hiểu, quan tâm được cuộc sống các em để có sự chia sẻ kịp thời. Gieo vào lòng các em những niềm tin về cuộc sống sự yêu thương chăm sóc lẫn nhau sẽ giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn và tôi cũng tin rằng cuộc sống của các em học sinh nói riêng và đồng bào dân bản nói chung sẽ ngày càng tốt đep hơn nhiều.)

Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, cô giáo Hồ Thị Vĩnh quan tâm đến từng hoàn cảnh học sinh của mình. Mỗi ngày sau giờ đến lớp chị thường xuyên rong ruổi đến các bản làng thăm hỏi, gặp gỡ học sinh để chia sẻ khó khăn với các em đồng thời nắm bắt cuộc sống của học sinh từ đó có những đề xuất phù hợp với Nhà trường, với các tổ chức thiện nguyện giúp đỡ các em vượt qua khó khăn để đến trường. Việc làm của cô giáo góp phần tạo mối quan hệ liên kết, gắn bó giữa gia đình, nhà trường và ngược lại.Đây cũng là lý do mà về với bản làng ở A Bung ở đâu có học sinh của cô giáo Vĩnh ở đó nhận thức, tình cảm của phụ huynh học sinh cũng thay đổi hơn nhiều, bà con đã biết quan tâm, biết lo cho cuộc sống tương lai của con em mình.

Ông Lê Văn Rế - Xã A Bung, huyện Đakrông

( Gia đình tôi rất khó khăn con cái của tôi được cô giáo quan tâm động viên đến trường tôi rất là mừng. Cô giáo Hồ Thị Vĩnh còn quan tâm kết nối sự giúp đỡ của mọi người giúp cho cuộc sống của các con tôi được tốt hơn. Tôi rất cảm ơn các thầy cô, cảm ơn sự quan tâm của nhà trường và quyết tâm khắc phục khó khăn cho con được đến trường.)

Với quan niệm dạy học không chỉ dạy chữ, mà còn dạy các con biết ước mơ và theo đuổi ước mơ. Để làm được điều đó, mỗi giờ đến lớp với cô và trò của lớp cô giáo Hồ Thị Vĩnh trở nên sống động hơn nhiều. Am hiểu ngôn ngữ, thương yêu học trò, mỗi tiết dạy giờ học của cô bao giờ cũng thu hút được nhiều học sinh theo học nhất. Để giúp các con dễ nắm bắt nội dung bài học cô giáo Vĩnh sáng tạo ra những cách dạy liên tưởng, trực quan sinh động đến từng vật dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhờ vậy, học sinh cũng dễ dàng tương tác và nắm bắt bài được tốt hơn.

Chị HỒ THỊ VỪNG

Giáo viên Trường THCS A Bung, Đakrông

( Đồng chí Vĩnh là một tổ trưởng rất là năng nổ trong trong tác giảng dạy cũng như giúp đỡ giáo viên, học sinh khi gặp khó khăn. Chị luôn nhiệt tình trách nhiệm làm cầu nối giữa giáo viên và học sinh. Lắng nghe, thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng, những khó khăn của các em học sinh rồi chia sẻ lại cho đồng nghiệp để các thầy cô giáo hiểu hơn học sinh của mình từ đó có phương pháp học tập và giảng dạy hiệu quả hơn, qua đó cũng giúp giáo viên và học sinh trở nên gần gũi và thân thiết hơn nhiều.)

Về phía nhà trường, cô giáo Hồ Thị Vĩnh được xem là cách tay nối dài giữa nhà trường và gia đình học sinh. Bởi là người dân tộc Pa Cô cô hiểu ngôn ngữ, phong tục, tập quán của bà con dân bản từ đó có thêm điều kiện thuận lợi để gần gũi, tìm hiểu về cuộc sống, hoàn cảnh của học sinh. Qua đó cô không chỉ làm tốt công việc chuyên môn mà còn thường xuyên đi tuyên truyền vận động người dân. Với chị nghề giáo không chỉ giúp chị thực hiện được ước mơ đứng trên bục giảng, lắng nghe ước mơ của con em mình mà hơn thế mỗi việc làm, mỗi hành động nhỏ của chị còn góp mang đến niềm tin, thay đổi tư duy về việc học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở A Bung nói riêng và khắp các bản làng miền núi Quảng Trị nói chung.

Thầy Phó Hiệu trưởng

(Trường THCS A Bung hiện có đội ngũ 52 cán bộ, giáo viên trong đó có 22 cán bộ, giáo viên là người dân tộc thiểu số. Với cô giáo Hồ Thị Vĩnh trong công tác dạy và học đã rất nhiệt huyết với nghề, làm cầu nối để nhà trường hiểu hơn học sinh của mình. Với những nổ lực đổi mới nâng cao chất lượng giờ học tiết giảng, nhất là trong công tác chủ nhiệm của mình  cô giáo Hồ Thị Vĩnh đã xuất sắc đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh, hơn hết cô rất được sự tin tưởng và yêu mến của đồng nghiệp và học sinh nơi đây. )

Cũng như cô giáo Hồ Thị Vĩnh, với các giáo viên đang dạy học ở vùng miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Trị việc bám bản, bám làng như một duyên nợ của những người đã chọn nghiệp trồng người. Dẫu khó khăn nhưng tình cảm của phụ huynh và học sinh nơi vùng cao biên giới luôn đong đầy. Đó cũng là lý do trên những nẻo đường đến trường của con em đồng bào dân bản luôn vững tin về phía trước với tương lai tươi sáng hơn. Ở nơi bản làng xa xôi có thêm nhiều học sinh sẽ trở thành những cô giáo Hồ Thị Vĩnh, có cả bác sỹ, kỹ sư …miễn các con có đủ ước mơ, bởi trên con đường đó những người giáo viên, người mẹ hiền thứ 2 sẽ đồng hành cùng các con./.

MC: Thưa đồng bào và các bạn, Tạp chí Dân tộc và Miền núi kỳ này đến đây xin tạm dừng cảm ơn đồng bào và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau .

 

"NGOẠI Ô THƯƠNG NHỚ" CỦA LÊ PHI TÂN

TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI – SỐ 3 THÁNG 11

MC: Kính chào đồng bào và các bạn, cảm ơn đồng bào và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PT-TH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay xin được chuyển đến đồng bào và các bạn những nội dung chính sau :

-Đakrông đổi mới công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở

- Cựu chiến binh miền núi trên mặt trận phát triển kinh tế 

- Phần cuối chương trình là phóng sự ghi nhận những nổ lực vươn lên của cô giáo Hồ Thị Vĩnh, người dân tộc Pa Cô với tấm lòng tận tụy vì học sinh thân yêu. Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

PS 1 : Đakrông đổi mới công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cơ sở

MC: Kính thưa đồng bào và các bạn, Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật kiến thức cho cán bộ, đảng viên những năm qua, Huyện ủy Đakrông đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở; chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Phóng sự sau ghi nhận một số kết quả đã đạt được trong công tác này, kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi :

Xã Hướng Hiệp là một trong những đơn vị có tỷ lệ cán bộ, công chức theo học các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cao ở huyện Đakrông. Để có được kết quả này bên cạnh việc coi trọng công tác quy hoạch, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ trẻ, Đảng ủy xã Hướng Hiệp luôn quan tâm công tác rà soát đánh giá nâng lực, trình độ đội ngũ cán bộ hàng năm.Việc đánh giá khách quan dựa trên chất lượng giải quyết công việc cụ thể, từ đó quan tâm tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phát triển.

Anh Hồ Văn Liêm

Bí thư xã đoàn Hướng Hiệp, Đakrông

( Bản thân tôi được cử đi học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn đã được đơn vị tạo điều kiện rất thuận lợi để hoàn thành việc học. Hỗ trợ công việc cũng như thời gian. Bên cạnh đó trong quá trình học tôi cũng thu xếp thời gian vào cuối tuần, ngày nghỉ để hỗ trợ đồng nghiệp hoàn thành công việc. Việc được tạo điều kiện cho đi học nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ giúp tôi tự tin hơn trong công tác, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.)

Chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở có nhiều thay đổi, việc tổ chức thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển chung của địa phương cũng có nhiều thay đổi. Trên các mặt của đời sống xã hội Hướng Hiệp liên tục có những tăng trưởng đáng phấn khởi, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của huyện được triển khai và phát triển nhân rộng ở địa phương.

Ông Phan Xuân Liệu

Bí thư Đảng ủy xã Hướng Hiệp, Đakrông

(Thực hiện Nghị quyết 03 của Huyện ủy, trong thời qua Đảng ủy đã quan tâm tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức của địa phương theo học các lớp nâng cao trình độ lý luận chính trị cũng như các lớp học chuyên môn. Hiện nay toàn xã có 21 cán bộ công chức, đội ngũ cán bộ cơ bản đạt chuẩn. Hiện nay, có 4 cán bộ đang học bồi dưỡng lý luận chính trị. Cán bộ sau khi đào tạo đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu nhiệm vụ được giao)

Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở ở nhiều địa phương trên địa bàn miền núi Đakrông được chú trọng thực hiện nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có sự thay đổi rõ nét. Nhất là đội ngũ cán bộ các tổ chức đoàn thể trên địa bàn đã có sự thay đổi trong công tác điều hành, quản lý. Bên cạch việc tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, phục vụ tốt nhiệm vụ mỗi cán bộ, công chức cũng luôn có tinh thần, trách nhiệm cao trong việc nêu gương, phát huy vai trò người đứng đầu để lãnh đạo phong trào tại địa phương.

Phỏng vấn :

Chị Phụ nữ - Nghe giúp em cuối Phỏng vấn tên chi

( Được tạo điều kiện tham giua các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị giúp chúng tôi nhận thức tốt hơn về mục tiêu, nhiệm vụ chính trị mà mình phải thực hiện. Trong công tác hội chú trong hơn đến vai trò nêu gương của người cán bộ, minh bạch hơn trong công tác tổ chức thực hiện, tang cường vai trò giám sát của hội để mỗi chương trình, hoạt động do Hội Phụ nữ tổ chức thực hiện đều đạt được kết quả tốt. )

+Anh  Hội Nông dân Nghe giúp em cuối Phỏng vấn tên chi

( Ngoài số cán bộ chủ chốt của Hội được đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị bài bản, chất lượng, Hàng năm Hội Nông dân còn cử 1-2 đồng chí trong hội tham gia các lớp tập huấn nâng cao nhận thức công tác hội, các lớp học quán triệt các Nghị quyết các cấp của Đảng, từ đó nắm bắt kịp thời các nội dung quan trọng để thực hiện nhiệm trọng tâm của hội, góp nâng cao chất lượng đời sống hội viên, xây dựng bản làng ngày càng phát triển.)  

Để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở của địa phương, hằng năm, Huyện ủy Đakrông chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể, cử cán bộ đi đào tạo cao cấp, trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức về Đảng cho quần chúng ưu tú và đảng viên mới, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng cho bí thư, phó bí thư, cấp ủy phụ trách và cán bộ chuyên trách công tác tuyên giáo, tổ chức, kiểm tra, văn phòng, công tác dân vận và lãnh đạo các đoàn thể... Cùng với đó, đã mở rộng các loại hình liên kết đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối tượng; trong đó, chú trọng tăng cường quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng; giáo dục, phổ biến pháp luật gắn với tuyên truyền, triển khai các nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Phỏng vấn : Bà Hồ Thị Cúc

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Đakrông

(Đối với công tác bồi dưỡng lí luận chính trị ở Đakrông phải nói trong thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn vì phải tập trung nhiều cho công tác phòng, chống dịch Covid 19.Kế hoạch đào tạo thay đổi liên tục, đến nay chỉ thực hiện được khoảng 50%. Tuy nhiên, xác dịnh tầm quan trọng của công tác này đối với công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở cho nên Huyện chủ động lồng ghép các chương trình đào tạo, phối hợp với các tổ chức đoàn thể Phụ nữ, Đoàn thanh niên để xây dựng các chương trình đào tạo hợp lý, hiệu quả. Song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng chính trị, chúng tôi chú trọng tổ chức các lớp tập huấn về công tác kiểm tra, giám sát cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. )

Đổi mới trong công tác tổ chức thực hiện, gắn công tác bồi dưỡng, đào tạo với thực tiễn là một trong những hiệu quả đáng ghi nhận trong công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ miền núi hiện nay. Đây cũng là những điểm sáng tiếp tục phát huy trong thời gian tới với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ vùng dân tộc thiểu số, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng quê hương Đakrông ngày càng phát triển./. 

Nhạc cắt

Cựu chiến binh miền núi trên mặt trận phát triển kinh tế

 

MC: Kính thưa đồng bào và các bạn, Nối tiếp truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, Hội Cựu chiến binh các cấp trên địa bàn huyện Đakrông đã không ngừng nỗ lực xây dựng các mô hình kinh tế có giá trị, hỗ trợ giúp nhau xóa đói giảm nghèo, đóng góp vào phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Phóng sự sau ghi nhận một số hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển kinh tế của cựu chiến binh xã Tà Rụt, kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi:

Thực hiện  mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đakrông lần thứ VI nhiệm kỳ 2020-2025 xác định về việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi trong phát triển kinh tế, xây dựng mỗi địa phương đăng ký một sản phẩm, xã Tà Rụt chọn việc phục hồi giống chuối lùn bản địa, cùng với Hội Phụ nữ xã, Hội Cựu chiến binh Tà Rụt là mạnh dạn tham gia phát triển vườn chuối lùn bản địa với mô hình mẫu do ông Hồ Văn Chinh, chủ tịch Hội CCB xã trực tiếp thực hiện. Từ sự đầu tư giống, hướng dẫn kỹ thuật của ngành nông nghiệp huyện, vườn chuối mẫu trên 4000m2 được hình thành cho những thành quả bước đầu rất phấn khởi.

Phỏng vấn : Ông Hồ Văn Chinh, Chủ tịch Hội CCB xã Tà Rụt huyện Đakrông

( Với tư cách là chủ tịch của Hội bản thân tôi trước hết phải gương mẫu đi đâu trong các phong trào hoạt động, đặc biệt trong phong trào giúp nhau làm kinh tế giỏi. Sau khi tham gia tập huấn từ các chương trình xóa đói giảm nghèo, vận động hội viên, thực hiện Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội của Đảng bộ xã, Hội CCB đã triển khai thực hiện chia sẻ giúp đỡ hội viên và bà con nhân dân cùng làm mô hình, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo).

Có được những kết quả đầu tiên từ mô hình trồng chuối ông Hồ Văn Chinh đã chủ động chia sẻ kinh nghiệm, cách chăm sóc với bà con địa phương. Khai thác tốt nhất quỹ đất sản xuất nông nghiệp ở Tà Rụt, cùng bà con nông dân phát triển nhiều vườn chuối trên địa bàn. Ngay cạnh vườn chuối của ông Hồ Văn Chinh là vườn chuối của chị Hồ Thị Linh là một hộ nghèo của thôn Vực Leng. Gia đình rất khó khăn nên chị Linh không dám vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế, toàn bộ diện tích sản xuất của gia đình thường xuyên bỏ trống hoặc trồng những giống cây không hiệu quả, sau khi được Hội CCB chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ trực tiếp cách làm vườn chuối. Từ cách làm đất, cách trồng đến quá trình chăm sóc cây trồng. Nhờ vậy, vườn chuối trên 2000m2 của gia đình chị Hồ Thị Linh đã phát triển xanh tốt, hứa hẹn mang đến vụ mùa đầu tiên thành công.

Chị Hồ Thị Linh, thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông

( Trong gia đình của tôi có 5 người, trong đó có 3 người lớn có thể tham gia làm việc nên tôi đăng ký trồng chuối. Ban đầu có rất nhiều khó khăn, không biết chăm sóc nên cây không tốt. Nhờ anh Chinh cựu chiến binh chia sẻ cách bón phân, cách tỉa gốc nên vườn chuối đang ngày càng phát triển, tôi rất phấn khởi)

Địa hình ở địa bàn xã Tà Rụt chiếm trên 80% là gò đồi, tận dụng lợi thế này của địa phương Hội cựu chiến binh xã đã đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế. Đến với Tà Rụt trong thời gian này rất dễ bắt gặp những mô hình trồng chuối mới được hình thành do cựu chiến binh làm chủ. Không khí hay say lao động sản xuất của mỗi hội viên cựu chiến binh như tiếp thêm động lực, lan tỏa tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống đối với người dân ở vùng miền núi xa xôi này.

Ông Phạm Xuân Hòa, CCB Thôn A Đăng, Tà Rụt, Đakrông

( Hỏi lần 2 – Trong quá trình triển khai các mô hình kinh tế của xã, bản thân tôi là CCB nên tích cực tham gia hưởng ứng phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Quá trình thực hiện tôi đã được chia chia sẻ kinh nghiệm, tập huấn, hỗ trợ vốn giống rất chu đáo. Hiện nay tôi đang mở rộng diện tích trồng chuối của gia đình và tin tưởng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn cho gia đình).

Để có được những kết quả đáng phấn khởi như ngày hôm nay, phải nói rằng cùng với các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế cho vùng miền núi nói chung của huyện Đakrông nói riêng, có sự đóng góp quan trọng, tiên phong của các tổ chức đoàn thể, trong đó có Hội Cựu chiến binh xã Tà Rụt trong việc thúc đẩy các phong trào phát triển kinh tế của địa phương. Có thể kể đến việc đồng hành cùng hội viên trong quá trình phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, hội CCB trên địa bàn đã chủ động phối hợp với các cấp, các ngành tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho cán bộ, hội viên; tạo điều kiện cho hội viên đi tham quan những mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi để tìm hiểu, học tập kinh nghiệm; chủ động đấu mối với ngân hàng, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hội CCB xã được nhận ủy thác của NHCSXH huyện Đakrông, đã thành lập 4 tổ tiết kiệm vốn vay cho hội viên và nhân dân vay để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo với tổng dư là 8 tỷ đồng.Từ phong trào thi đua giúp nhau phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng đã khơi dậy được tình cảm đồng chí, đồng đội. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu vượt qua khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng.

Phỏng vấn : Ông Hồ Văn Chinh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tà Rụt, huyện Đakrông

( Tiếp tục phát huy vai trò của CCB, Hội CCB Tà Rụt tăng cường hơn nữa tinh thần gương mẫu, đi đầu trong phong trào phát triển kinh tế, giúp đỡ chia sẻ khó khăn với hội viên, nổ lực nâng cao chất lượng đời sống cho hội viên cũng như người dân trên địa bàn. Trong các mô hình kinh tế tích cực, chủ động tìm tòi sáng tạo đưa các giống cây trồng như minh tinh trồng xen canh với cây chuối nhằm nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo là hội viên CCB, góp phần xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.)

Trong giai đoạn 2016-2021 Hội CCB xã Tà Rụt đã phát triển 55 mô hình giúp nhau làm kinh tế giỏi, chiếm 31,25%. Cùng với việc hỗ trợ giúp nhau phát triển kinh tế hiệu quả, hội viên Hội Cựu chiến binh Tà Rụt còn là những điển hình trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, nhiều hội viên đóng góp, hiến đất, dời nhà cửa, để xây dựng đường liền thôn với diện tích 210m2 đất ở, 16.000m2 đất tham gia 280 ngày công cho các công trình phúc lợi công cộng, vận động 14 hội viên hiến hơn 6500 cây hoa màu…góp phần để Tà Rụt hoàn thành nhiều mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương. Ngoài ra, các cấp Hội còn tích cực đẩy mạnh hoạt động tương thân tương ái, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên, ngày càng khẳng định vai trò và vị trí của những người lính trên mặt trận mới, và dù ở hoàn cảnh nào các CCB vẫn luôn năng động sáng tạo, sẵn sàng giúp nhau trong lao động sản xuất để góp phần xây dựng quê hương ngày một đẹp giàu.

Nhạc cắt

TẤM LÒNG CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN MANG HỌ HỒ

 

MC: Thưa đồng bào và các bạn, Giáo viên là người đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một lực khá đông trong đội ngũ giáo viên đang công tác tại các trường vùng sâu, vùng xa ở Quảng Trị. Là người bản địa am hiểu ngôn ngữ, phong tục, tập quán các thầy cô giáo có thêm điều kiện thuận lợi để gần gũi, dạy bảo học trò của mình. Với tấm lòng yêu nghề, tận tâm với học sinh, cô giáo Hồ Thị Vĩnh, giáo viên dạy Ngữ văn Trường THCS A Bung huyện Đakrông đã vượt qua nhiều khó khăn, trở thành người giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh. Là điểm tựa để bao thế hệ học sinh là con em đồng bào dân bản học tập và noi theo. Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, kính mời đồng bào và các bạn gặp gỡ cô giáo Hồ Thị Vĩnh qua phóng sự sau:

Cũng như nhiều bản làng miền núi Quảng Trị, cuộc sống của đồng bào dân bản ở A Bung vẫn còn nhiều khó khăn vất vả. Việc học của con em vẫn có nhiều cách trở. Dẫu vậy, niềm tin về một tương lai tương sáng vẫn luôn được thắp sáng bởi những tấm lòng của người thầy người cô giáo đã và đang làm nhiệm vụ dạy chữ, dạy người nơi đây. Một trong những người giáo viên tận tụy đó là cô giáo Hồ Thị Vĩnh giáo viên dạy Ngữ văn Trường THCS A Bung huyện Đakrông.

Cô giáo Hồ Thị Vĩnh Là người dân tộc Pa Cô, bản làng nơi chị sinh ra và lớn lên giờ đây là gia đình của những học sinh của cô giáo. Vẫn nếp nhà sàn đơn sơ, nhỏ bé giữa núi rừng những bên trong đó là những gia đình đầm ấm, yên vui bởi chuyện học, chuyện đến trường của con em. Những câu chuyện được cô giáo Hồ Thị Vĩnh chia sẻ và lan tỏa đến mọi người.

 Từ nhỏ ước mơ của chị là đứng trên bục giảng, trực tiếp dạy chữ cho con em trong bản làng của mình. Để đến được với ước mơ đó, chị đã tích cực học tập, vượt qua khó khăn để học hết cấp 2 ở A Bung, vượt đồi núi về huyện học cấp 3, rồi lại khăn gói lên đường ra thành phố Vinh học sư phạm và trở thành cô giáo. Những tháng ngày khó khăn vất vả đó đã được cô giáo Hồ Thị Vĩnh chinh phục bằng ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ và bằng chính tấm lòng yêu nghề của mình.

Phỏng vấn : Cô giáo Hồ Thị Vĩnh, Tổ trưởng Tổ văn Trường THCS A Bung huyện Đakrông

 ( Từ nhỏ sinh ra và lớn lên ở đây tôi thấy những hoàn cảnh khó khăn và nhiều em phải nghỉ học. Rât may mắn là ba mẹ tôi rất coi trọng việc học và tạo điều kiện cho tôi học tập đầy đủ. Vì vậy tôi đã nổ lực học tập và trở về quê dạy học với mong muốn giúp các em ở bản làng theo đuổi con đường học tập của mình để cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn. Để làm được điều đó, thông qua mỗi bài học trên lớp tôi luôn cố gắng đưa ý nghĩa của việc học, niềm vui được đến trường vào trong bài giảng giúp các em nuôi dưỡng ước mơ. Dành thêm thời gian tìm hiểu, quan tâm được cuộc sống các em để có sự chia sẻ kịp thời. Gieo vào lòng các em những niềm tin về cuộc sống sự yêu thương chăm sóc lẫn nhau sẽ giúp cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn và tôi cũng tin rằng cuộc sống của các em học sinh nói riêng và đồng bào dân bản nói chung sẽ ngày càng tốt đep hơn nhiều.)

Là giáo viên chủ nhiệm nhiều năm, cô giáo Hồ Thị Vĩnh quan tâm đến từng hoàn cảnh học sinh của mình. Mỗi ngày sau giờ đến lớp chị thường xuyên rong ruổi đến các bản làng thăm hỏi, gặp gỡ học sinh để chia sẻ khó khăn với các em đồng thời nắm bắt cuộc sống của học sinh từ đó có những đề xuất phù hợp với Nhà trường, với các tổ chức thiện nguyện giúp đỡ các em vượt qua khó khăn để đến trường. Việc làm của cô giáo góp phần tạo mối quan hệ liên kết, gắn bó giữa gia đình, nhà trường và ngược lại.Đây cũng là lý do mà về với bản làng ở A Bung ở đâu có học sinh của cô giáo Vĩnh ở đó nhận thức, tình cảm của phụ huynh học sinh cũng thay đổi hơn nhiều, bà con đã biết quan tâm, biết lo cho cuộc sống tương lai của con em mình.

Ông Lê Văn Rế - Xã A Bung, huyện Đakrông

( Gia đình tôi rất khó khăn con cái của tôi được cô giáo quan tâm động viên đến trường tôi rất là mừng. Cô giáo Hồ Thị Vĩnh còn quan tâm kết nối sự giúp đỡ của mọi người giúp cho cuộc sống của các con tôi được tốt hơn. Tôi rất cảm ơn các thầy cô, cảm ơn sự quan tâm của nhà trường và quyết tâm khắc phục khó khăn cho con được đến trường.)

Với quan niệm dạy học không chỉ dạy chữ, mà còn dạy các con biết ước mơ và theo đuổi ước mơ. Để làm được điều đó, mỗi giờ đến lớp với cô và trò của lớp cô giáo Hồ Thị Vĩnh trở nên sống động hơn nhiều. Am hiểu ngôn ngữ, thương yêu học trò, mỗi tiết dạy giờ học của cô bao giờ cũng thu hút được nhiều học sinh theo học nhất. Để giúp các con dễ nắm bắt nội dung bài học cô giáo Vĩnh sáng tạo ra những cách dạy liên tưởng, trực quan sinh động đến từng vật dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nhờ vậy, học sinh cũng dễ dàng tương tác và nắm bắt bài được tốt hơn.

Chị HỒ THỊ VỪNG

Giáo viên Trường THCS A Bung, Đakrông

( Đồng chí Vĩnh là một tổ trưởng rất là năng nổ trong trong tác giảng dạy cũng như giúp đỡ giáo viên, học sinh khi gặp khó khăn. Chị luôn nhiệt tình trách nhiệm làm cầu nối giữa giáo viên và học sinh. Lắng nghe, thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng, những khó khăn của các em học sinh rồi chia sẻ lại cho đồng nghiệp để các thầy cô giáo hiểu hơn học sinh của mình từ đó có phương pháp học tập và giảng dạy hiệu quả hơn, qua đó cũng giúp giáo viên và học sinh trở nên gần gũi và thân thiết hơn nhiều.)

Về phía nhà trường, cô giáo Hồ Thị Vĩnh được xem là cách tay nối dài giữa nhà trường và gia đình học sinh. Bởi là người dân tộc Pa Cô cô hiểu ngôn ngữ, phong tục, tập quán của bà con dân bản từ đó có thêm điều kiện thuận lợi để gần gũi, tìm hiểu về cuộc sống, hoàn cảnh của học sinh. Qua đó cô không chỉ làm tốt công việc chuyên môn mà còn thường xuyên đi tuyên truyền vận động người dân. Với chị nghề giáo không chỉ giúp chị thực hiện được ước mơ đứng trên bục giảng, lắng nghe ước mơ của con em mình mà hơn thế mỗi việc làm, mỗi hành động nhỏ của chị còn góp mang đến niềm tin, thay đổi tư duy về việc học cho con em đồng bào dân tộc thiểu số ở A Bung nói riêng và khắp các bản làng miền núi Quảng Trị nói chung.

Thầy Phó Hiệu trưởng

(Trường THCS A Bung hiện có đội ngũ 52 cán bộ, giáo viên trong đó có 22 cán bộ, giáo viên là người dân tộc thiểu số. Với cô giáo Hồ Thị Vĩnh trong công tác dạy và học đã rất nhiệt huyết với nghề, làm cầu nối để nhà trường hiểu hơn học sinh của mình. Với những nổ lực đổi mới nâng cao chất lượng giờ học tiết giảng, nhất là trong công tác chủ nhiệm của mình  cô giáo Hồ Thị Vĩnh đã xuất sắc đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp tỉnh, hơn hết cô rất được sự tin tưởng và yêu mến của đồng nghiệp và học sinh nơi đây. )

Cũng như cô giáo Hồ Thị Vĩnh, với các giáo viên đang dạy học ở vùng miền núi, biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Quảng Trị việc bám bản, bám làng như một duyên nợ của những người đã chọn nghiệp trồng người. Dẫu khó khăn nhưng tình cảm của phụ huynh và học sinh nơi vùng cao biên giới luôn đong đầy. Đó cũng là lý do trên những nẻo đường đến trường của con em đồng bào dân bản luôn vững tin về phía trước với tương lai tươi sáng hơn. Ở nơi bản làng xa xôi có thêm nhiều học sinh sẽ trở thành những cô giáo Hồ Thị Vĩnh, có cả bác sỹ, kỹ sư …miễn các con có đủ ước mơ, bởi trên con đường đó những người giáo viên, người mẹ hiền thứ 2 sẽ đồng hành cùng các con./.

MC: Thưa đồng bào và các bạn, Tạp chí Dân tộc và Miền núi kỳ này đến đây xin tạm dừng cảm ơn đồng bào và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau .

 

 

Chú thích duyệt

Phỏng vấn mà chưa biết tên họ là tên chi à

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 18/11/2021 15:56
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà