Hạnh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình hạnh phúc quanh ta số 40

Nhạc hiệu quảng bá chương trình:

MC1: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Hạnh phúc quanh ta đang được phát sóng trên kênh phát thanh tần số 92,5Mgz và trên kênh facebook Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Chương trình được phát sóng vào 16h30 phút thứ 3 hàng tuần. Hãy cùng sẽ chia về những điều bình dị làm nên hạnh phúc quanh ta.

MC1: Hạnh phúc quanh ta, kết nối và chia sẻ.

Số 40: Chăm sóc cha mẹ bằng sự thấu cảm của người con

Thái Hiền rất vui khi được đồng hành cùng Qv & các bạn trong chương trình hạnh phúc quanh ta được phát sóng định kỳ vào 16h30 thứ 3 hàng tuần trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Quý vị và các bạn thân mến! Người Việt xưa có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con”, ý nói rằng, lúc thơ bé thì con cái nhờ cha mẹ, lúc cha mẹ già yếu thì trông vào con để có chỗ dựa tuổi già. Câu thành ngữ không chỉ thể hiện tình cảm, trách nhiệm của các bậc ông bà cha mẹ với con cháu, tình cảm, trách nhiệm của con cháu đối với các bậc sinh thành, dưỡng dục mà còn là truyền thống văn hóa tốt đẹp, đạo hiếu của dân tộc ta từ bao đời nay. Tuy nhiên vì khoảng cách thế hệ con trẻ đôi khi thiếu sự cảm thông và thấu hiểu tâm sinh lý của người già, việc chăm sóc cha mẹ vì thế cũng có nhiều trở ngại. Vậy làm thế nào để có thể chăm sóc cha mẹ bằng sự thấu cảm của người con? Và niềm hạnh phúc mà chúng ta nhận lại được khi cha mẹ về già là gì? Mời QV & các bạn lắng nghe và chia sẻ cùng chúng tôi trong chương trình hạnh phúc quanh ta tuần này.

Và xin giới thiệu vị khách mời sẽ tham gia chương trình là anh Đỗ Hữu Thiện đến từ trung tâm Thiện Nhân Vĩnh Linh. Vì lý do riêng mà anh Đỗ Hữu Thiện không đến phòng bá âm được nên chương trình sẽ được thực hiện bằng hình thức nối cầu điện thoại.

Vâng, xin chào anh Đỗ Hữu Thiện, rất cảm ơn anh đã dành thời gian cho chương trình.

Anh Hữu Thiện trả lời: Xin chào Thái Hiền, chào Qv thính giả đang nghe đài, tôi rất vui khi được tham gia và chia sẻ với chương trình về một chủ đề rất tâm đắc đó là chăm sóc cha mẹ bằng sự thấu cảm của con cái.

Vâng, và cũng xin thú thật với anh Đỗ Hữu Thiện rằng chủ đề này của chúng tôi cũng xuất phát từ một bài viết giản dị nhưng đầy xúc động của anh trên trang facebook của mình đấy ạ. Ngay sau đây thì mời Qv thính giả cùng lắng nghe câu chuyện mà anh Đỗ Hữu Thiện đã chia sẻ.

Nhạc cắt Câu chuyện cuộc sống

Chăm sóc Cha Mạ bằng sự thồn thức, thấu cảm của tình con…

Khi mạ cần chăm sóc tại chổ, mình đã nghĩ đến cha rồi cũng thế…nên tâm thế luôn sẵn sàng…

Và điều đó đến, anh em mình thống nhất quan điểm ứng xử rất nhanh, thoải mái, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể…

Mình lãnh ấn tiên phong, và đưa ra giải pháp thích hợp, linh hoạt với quy trình giản dị, thích ứng nhất để chăm sóc Cha…rồi dần tối ưu hoá để hiệu quả về thời gian, và các nguồn lực khác.

Những việc như tắm giặt, thay bĩm, lau dọn, vệ sinh… ngày càng trở nên đơn giản, nhanh chóng… và việc chăm sóc tinh thần, tình cảm dần được ưu tiên hơn…

Mọi việc trở nên nhẹ nhàng, và cha cảm nhận nhiều hơn, sâu hơn sự chăm sóc, tình cảm từ các con…

Mình ngủ nhưng rất tỉnh, có thể nghe được những tiếng động rất nhẹ xung quanh. Đêm đêm mình lắng nghe hơi thở, tiếng ho, tiếng rên,,, của cha mạ và cảm nhận được phần nào đấy là bệnh lý, tâm lý sức nặng tuổi già, sự bất lực hay sự dỗi hờn của cha mạ… để động viên, an ủi vỗ về, thậm chí là nghiêm khắc một chút, nhẹ thôi nhằm lấy lại tinh thần cho cha mạ…

Đêm nghe cha lục đục, mình lại rón rén quan sát để kịp thời hỗ trợ cha lúc cần thiết…và lâu lâu cha lại gọi giúp cha một việc gì đấy…

Thích nhất là tắm cho cha, và cha cũng thế, rất thích tắm…vậy là mỗi ngày đủ 2 cử sáng chiều…

Cha thích đọc sách, nhưng sau khi bị tai biến, cha từ bỏ thói quen. Nhưng bất ngờ mấy hôm nay, cha lại đọc sách sau khi tắm xong…mình mừng thầm vì tinh thần cha đang tốt lên.

Chiều chiều cha lại ngóng mình về, và mình cũng thế, 15h45 là bách bộ về, chuyện trò, tâm tư để cha vui và lâu lâu lại hun chụt vào trán mạ, thấy mạ tủm tỉm cười…

Càng chăm sóc cha mạ, mình cảm giác càng “mềm mại” hơn, thổn thức, sâu lắng hơn…và tất cả dần trở nên giản dị hơn rất nhiều.

Nhưng có lẽ như người xưa nói “con chăm cha không bằng bà chăm ông”… nên đôi lúc mình cảm nhận cha buồn buồn & lại qua nhìn mạ một chút rồi lại quay về giường nằm, và thở dài…thương lắm!

Vâng, thưa QV thính giả tôi tin rằng Qv khi nghe những chia sẻ này đều cảm thấy xúc động. Những chia sẻ giản dị thôi nhưng phải rất sâu sắc, phải rất gần gủi với cha mẹ mới có thể có được những suy nghĩ như thế. Thưa anh Đỗ Hữu Thiện, bài viết này anh đã viết trong bối cảnh và tâm trạng như thế nào? Anh có thể chia sẻ cùng chương trình được không ạ?

Anh Hữu Thiện trả lời

Vậy hoàn cảnh thực tại tại gia đình của anh như thế nào?

Anh Hữu Thiện trả lời

Tôi nghĩ rằng việc chăm sóc người già không hề dễ dàng đâu ạ. Những việc như tắm giặt, thay bĩm, lau dọn, vệ sinh… mà anh chia sẻ trong bài viết là được gia đình anh thực hiện rất gọn gàng, nhanh chóng, nhưng để có thể có được sự gọn gàng, nhanh chóng này chắc chắn anh và gia đình đã phải trải qua những khó khăn, bở ngỡ ban đầu đúng không ạ?

Anh Hữu Thiện trả lời

Và như anh chia sẻ trong bài viết của mình thì mẹ anh là người cần chăm sóc tại chỗ trước, sau đó rồi mới đến ba anh. Lúc đầu chăm sóc mẹ anh cảm thấy như thế nào?

Anh Hữu Thiện trả lời

Và anh cùng các thành viên trong gia đình đã có sự phân công nhau như thế nào để việc chăm sóc cha mẹ được thuận lợi và nhất là cha mẹ được chăm sóc tốt nhất?

Anh Hữu Thiện trả lời

Vâng và không phải gia đình nào cũng có được sự đồng thuận và có sự phối hợp nhịp nhàng như vậy đâu ạ, vì chúng ta cũng biết rồi đó khi lập gia đình thì mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng, công việc riêng. Chính vì thế nhiều gia đình dù con đông nhưng việc chăm sóc cha mẹ lại khó khăn và người già cũng cảm thấy sự cô đơn, trống trải và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mời Qv thính giả và anh Đỗ Hữu Thiện lắng nghe câu chuyện sau đây.

Nhạc cắt lắng nghe và chia sẻ

Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một "con nhím" thận trọng.

Một độc giả gửi đến mục tâm sự của một tờ báo chia sẻ câu chuyện của mình như sau: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: "Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ". "Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.

Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?".

Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.

Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng".

Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ: "Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng". Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.

Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.

Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.

Nhưng có một ngày, những "ngọn núi" ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một "con nhím" thận trọng.

Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và "Thần Chết". Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.

          Vâng kính thưa Qv đó là những chia sẻ rất đáng suy ngẫm khi mà càng ngày càng có nhiều người già cảm thấy cô đơn ngay trong chính căn nhà của mình. Thưa anh Đỗ Hữu Thiện, nghe những chia sẻ này anh có suy nghĩ như thế nào?

          Anh Thiện trả lời

          Thực tế hiện nay nhiều người trẻ lấy lý do bận rộn công việc nên việc chăm sóc cha mẹ có phần ít hơn, thiếu sự quan tâm hơn trước, nhiều người chỉ đơn giản thuê thêm người giúp việc để thay mình chăm sóc cha mẹ. Anh suy nghĩ như thế nào trước thực tế này?

          Anh Thiện trả lời

          Vâng, và thực sự thì cha mẹ chúng ta đôi khi không cần sự báo đáp về vật chất đâu, điều họ cần nhất chính là sự quan tâm xuất phát từ chính sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia của con cái. Và việc chăm sóc cha mẹ về mặt tinh thần cực kỳ quan trọng đúng không ạ?

          Anh Thiện trả lời

          Với gia đình anh, cá nhân anh thì việc chăm sóc cha mẹ về mặt tinh thần được thể hiện như thế nào?

          Anh Thiện trả lời

          Quả thật bản thân tôi cảm thấy xúc động và ngưỡng mộ trước những quan tâm, chăm sóc dù nhỏ nhưng đầy ý nghĩa và tinh tế mà anh đã dành cho cha mình, không phải người đàn ông nào cũng làm được như vậy đâu ạ. Anh Thiện thân mến! Xin hỏi một câu riêng tư một chút là hiện tại anh có bao nhiêu người con ạ?

          Anh Thiện trả lời

          Và những việc anh đang làm với cha mình có phải chăng là điều anh mong muốn và gửi gắm đến các con của mình?

          Anh Thiện trả lời

Và tôi cảm nhận được anh Thiện cũng cảm thấy vui, hạnh phúc với việc mình đang làm, với cuộc sống mà mình đang sống đúng không ạ?

          Anh Thiện trả lời ( Chia sẻ về niềm vui và hạnh phúc của mình )

          Vâng niềm vui và hạnh phúc giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng, đáng quý hơn cả là đã thể hiện sự hiếu kính, yêu thương mà anh dành cho cha mẹ. Và nhân chương trình này thì nếu được nói 1 điều với cha mình thì anh sẽ nói điều gì?

          Anh Thiện trả lời

          Cuối cùng anh có gì muốn chia sẻ đến QV thính giả đang nghe đài nhất là các bạn trẻ?

          Anh Thiện trả lời

          Xin cảm ơn anh đã tham gia chương trình và có những chia sẻ ý nghĩa.

          Quý vị và các bạn thân mến!

Thật hạnh phúc khi trong cuộc sống hiện đại đầy bon chen và cám dỗ, vẫn còn rất nhiều mô hình gia đình ba, bốn thế hệ sống chung một mái nhà, mà chúng ta thường gọi “tam đại đồng đường”, “tứ đại đồng đường”. Hằng ngày, sau mỗi giờ tan học, tan làm ở công sở, ông bà, con cháu chắt lại quây quần bên mâm cơm sum họp, mỗi người một câu chuyện ở trường học, ở cơ quan… tiếng cười nói rộn ràng, rôm rả cả không gian. Đó là hình ảnh đẹp của một truyền thống đẹp, biểu tượng của nét đẹp văn hóa tinh thần, là sự gắn kết yêu thương trong từng gia đình, dòng tộc, làng quê. Và đó cũng là hạnh phúc của mỗi gia đình.

Chương trình hạnh phúc quanh ta tuần này xin được khép lại tại đây, cảm ơn Qv & các bạn đã quan tâm lắng nghe. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 25/11/2021 11:25 Lê Vĩnh Nhiên 25/11/2021 16:35

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà