Giai điệu quê hương
Danh mục
Giai điệu quê hương
NỘI DUNG

 

Chương trình Giai điệu quê hương 5.12.2021

Trích bài hát Tiếng đàn bầu

PTV1: Thưa Quý vị và các bạn!Trong kho tàng văn hóa âm nhạc Việt Nam, đàn bầu hay còn gọi là Độc Huyền Cầm là một nhạc cụ truyền thống, mang nét đặc trưng thuần Việt và  được coi là một trong số những cây đàn độc đáo trên thế giới.

Và mỗi khi tiếng đàn bầu cất lên với những âm thanh thánh thót, chứa chan nhiều cung bậc cảm xúc thì người Việt dù ở đâu cũng thấy hồn quê ngập tràn trong tâm trí.

Nhạc cắt

PTV2: Kính thưa Quý vị! Trong hệ thống các nhạc cụ Việt Nam, Đàn Bầu hay “Độc huyền cầm” là một nhạc cụ thuần Việt nhất, đặc trưng nhất của dân tộc ta và cũng được coi là một trong số hiếm hoi những cây đàn độc nhất vô nhị trên thế giới bởi cấu trúc, âm thanh cũng như lối diễn tấu của nó không giống bất kỳ một loại nhạc cụ nào. Lần theo dấu tích lịch sử về nguồn gốc xuất xứ của cây Đàn Bầu, sử liệu cho biết chiếc đàn này có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm.

 

PTV1: Đàn bầu hay còn gọi là Độc Huyền Cầm là một nhạc cụ thuần Việt nhất và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới, nhưng cấu tạo lại rất đơn giản. Những vật liệu làm ra cây đàn Bầu là các loại cây tre, bương, vầu, vỏ quả Bầu...những vật liệu dễ kiếm gần gũi trong đời sống người Việt. Trước kia, thân đàn Bầu được làm bằng một đoạn ống tre, ống bương, ống vầu thì nay được làm bằng hộp gỗ hình chữ nhật dài khoảng trên dưới 1 mét. Một đầu to có bát âm làm từ vỏ quả bầu khô với cần đàn nối với dây đàn, đầu bên kia nhỏ hơn có dây đàn gắn với cần chỉnh dây. Bầu đàn làm bằng đầu cuống quả bầu hoặc gỗ tiện giống quả Bầu. Cần đàn làm bằng sừng tre dẻo dài khoảng 50-70 cm, sau này thay bằng sừng trâu. Dây đàn làm bằng dây móc xe lại hoặc dây mây, dần thay bằng dây tơ, sau này thay bằng dây sắt. Khi chơi đàn người chơi gảy bằng ngón tay, móng hay que gảy, phát ra âm thanh do va chạm trực tiếp, 1 lần, tạo ra"âm thực", kết hợp với việc rung cần đàn tạo ra nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ. Đây cũng là nét độc đáo của loại nhạc cụ tiêu biểu mà với những ai đã yêu mến và gắn bó, khi nhắc đến tiếng đàn bầu sẽ có những ấn tượng đặc biệt.

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng- câu lạc bộ dân ca sông Hiền, huyện Vĩnh Linh người luôn dành tâm huyết với tiếng đàn bầu cho biết:

Trích băng

PTV2: Xuất phát từ trong lao động sản xuất và gắn liền với sinh hoạt văn hóa dân gian từ xa xưa, đàn bầu đã trở thành nhạc cụ diễn đạt tình cảm, tâm tư của người Việt trong hầu hết các loại hình âm nhạc dân gian Việt Nam như: hát Xẩm, Tuồng, Chèo, Cải lương, hát Trống quân…Đây là một trong những loại nhạc cụ mang bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc, được lưu truyền rộng rãi trong đời sống văn hóa của người Việt Nam, thể hiện được hầu hết tình cảm sâu lắng của con người. Cô Nguyễn Thu Thủy- Phường 1, TP Đông Hà cho rằng:

Trích băng

Đàn bầu đã có mặt từ rất sớm và gắn liền với những câu chuyện về sự tích ra đời loại nhạc cụ truyền thống này và được coi là một trong những biểu tượng của tâm hồn người Việt. Chính vì vậy mà trong lịch sử từng có những bài thơ, những lời ca viết riêng để tôn vinh giá trị của cây đàn bầu: “Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu, nghe dịu nỗi đau của mẹ…”, hay “Tiếng đàn bầu của ta, cung thanh là tiếng mẹ, cung trầm là giọng cha”, v.v…

Trích tiếng đàn bầu

PTV: Kính thưa Quỹ vị! Trải qua hàng nghìn năm để hai chữ “Việt Nam” hiên ngang vang trên địa cầu. Trải qua hàng triệu năm để “linh hồn Việt Nam” thấm đẫm vào từng dòng máu, tấc đất. Và cũng từng ấy năm, cây Đàn Bầu với những âm hưởng “tích tịch tình tang” du dương, trầm lắng được mảnh đất này bồi đắp nên, vẫn luôn tồn tại trong máu huyết dân tộc, lặng lẽ âm thầm nhưng thật vĩ đại bao la như chính linh hồn bản sắc văn hóa Việt.

Trích

PTV: Kính thưa Quý vị! Vừa rồi chúng ta đã đến với một trích đoạn tiếng đàn bầu. Vâng! Đàn Bầu là một kiệt tác độc nhất, là “tinh cốt” của một dân tộc phi thường đã đồng hành với dân tộc ta qua biết bao thăng trầm và biến động lịch sử, ngấm nhuyễn vào từng âm điệu dân gian, vào từng lời ca “ru hời à ơi” của mẹ, bế bồng tâm hồn mỗi chúng ta hòa vào dòng suối linh thiêng của nguồn cội.

Cô Nguyễn Thu Thủy- Phường 1, TP Đông Hà nói thêm:

Nghệ nhân Nguyễn Thanh Hồng- câu lạc bộ dân ca sông Hiền, huyện Vĩnh Linh cho rằng:

Trích băng

Trích tiếng đàn bầu

PTV:  KÍnh thưa Quý vị! Đàn Bầu như là hiện thân của đất nước và dân tộc Việt Nam. “Giọt đàn bầu” mềm mại, thon thả như hình dáng đất nước; “Thanh âm đàn bầu” da diết, sâu lắng như hành trình bôn ba đầy thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước; “Âm điệu đàn bầu” như tiếng nói thâm trầm, giàu ngữ điệu của con người Việt Nam chân phương, đằm thắm. Từ một nhạc cụ dân gian cấu trúc đơn sơ, cây Đàn Bầu đã chiếm một vị trí độc tôn trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc và trong tâm hồn mỗi người con Việt. Phần cuối chương trình hôm nay, ,một lần nữa chúng ta hãy cùng nhau thưởng thức những cung bậc tuyệt vời của tiếng đàn bầu qua trích đoạn sau đây:

Trích

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 29/11/2021 21:01 Lê Vĩnh Nhiên 30/11/2021 08:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà