Tạp chí VNCN 5.12
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật: 5.12.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Rất vui khi được đồng hành cùng Quý thính giả trong tạp chí VNCN tuần này. Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến với những nội dung chính sau đây:

- Quảng Trị dự kiến khôi phục lại tất cả hoạt động du lịch từ tháng 1/2022

- TỤC UỐNG RƯỢU CẦN CỦA NGƯỜI BRU - VÂN KIỀU

- Gặp gỡ Nhạc sĩ Lê Đình Trí với tp đạt giải A “Cuộc vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi năm 2021”.

- Bài viết: Tập sách “Một chút duyên quê” với vùng đất Cam Lộ

- NGƯỜI GIỮ HỒN TIẾNG ĐÀN TA LƯ CỦA ĐỒNG BÀO PAKO, VÂN KIỀU

Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

1.Quảng Trị dự kiến khôi phục lại tất cả hoạt động du lịch từ tháng 1/2022

Thưa Quý vị và các bạn! UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch triển khai các giải pháp phục hồi hoạt động du lịch trong điều kiện "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Theo đó, từ nay đến ngày 31/12, Quảng Trị sẽ tập trung thực hiện sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường tại các cơ sở du lịch, chuẩn bị nhân lực tiêm đủ 2 liều vaccine; triển khai thí điểm một số sản phẩm du lịch trọn gói theo quy trình khép kín, du lịch theo “luồng xanh”, xúc tiến, quảng bá du lịch với thông điệp “Du lịch Quảng Trị an toàn, thân thiện, hấp dẫn”.

 Giai đoạn 2 từ tháng 1/2022, Tỉnh dự kiến khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch, không giới hạn loại hình, quy mô và phạm vi của hoạt động dịch vụ du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tăng cường liên kết, hợp tác và đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường như tăng cường quảng bá các lễ hội đầu xuân 2022, lễ hội Thống nhất non sông, khai trương mùa du lịch biển đảo, lễ hội cầu ngư và ẩm thực biển, 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị;, 50 năm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 chiến đấu bảo vệ Thành Cổ, lễ hội Vì hòa bình, Lễ hội văn hóa các dân tộc…

2.ĐÌNH LÀNG QUẢNG TRỊ TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

Từ xưa đến nay, ở nông thôn, trong các công trình tâm linh của làng Việt thì đình làng là đứng đầu, có vị trí đặc biệt quan trọng không thể thay thế được trong đời sống tinh thần và văn hóa của cư dân nước ta. Với vùng đất Quảng Trị, một số đình làng vẫn gắn bó mật thiết với cs của người dân như: Đình làng Lập Thạch phường Đông Lễ;  đình làng Điếu Ngao, Phường 2; đình làng Nghĩa An, phường Đông Thanh-TP Đông Hà; đình làng Bích La, Triệu Đông, Triệu Phong hay đình làng Nghĩa An, Hà Thượng.

Theo các nhà nghiên cứu cho biết: Đình làng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với các làng quê, là nơi cất giấu ký ức tập thể chốn hương thôn của người dân bao đời nên nó vừa thiêng liêng lại vừa gần gũi. Nhắc đến làng quê người ta thường nói đến mẫu số chung cũng gồm 3 điều vô cùng thân thuộc và đáng nhớ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, đó là: Cây đa, bến nước, sân đình. Về mặt phong thủy, đình làng thường tựa lưng vào núi đồi, mặt hướng ra sông, hồ và thường chọn nhìn ra hướng nam. Với vùng đất Quảng Trị, đình làng vừa có thừa kế kiến trúc đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng có những thay đổi  phù hợp với đặc thù của đất này. Trong tâm thức của người dân Quảng Trị, đình làng luôn hiện hữu trong tình cảm nặng sâu với cội rễ, mạch nguồn; đó không chỉ là hiện thân đẹp đẽ của quá khứ mà còn có vai trò quan trong đời sống tinh thần của nhiều thế hệ nơi đây.

3.TỤC UỐNG RƯỢU CẦN CỦA NGƯỜI BRU - VÂN KIỀU

Cũng như một số dân tộc thiểu số khác trên đất nước ta, tục uống rượu cần đã trở thành một tập quán của người Bru - Vân Kiều miền Tây Quảng Trị. Đây là một thức uống không thể thiếu của đồng bào qua các mùa lễ hội và vào các dịp sinh hoạt cộng đồng.

Trong những dịp sinh hoạt cộng đồng, sau phần nghi lễ long trọng đồng bào thường tổ chức vui chơi nhảy múa, ăn và uống rượu cần. Theo các già làng trưởng bản, tục uống rượu cần của người Bru -Vân đã có từ rất lâu đời, khi họ sinh ra thì đã tồn tại rồi. Rượu cần được chắt lọc từ những gì tinh túy nhất của thiên nhiên với bao nhiêu rễ, lá rừng, men, gạo nếp cùng với vò rượu, cần nứa... tất cả hòa quyện thành một thứ chất men say ngây ngất khi đã được thưởng thức một lần rồi khó mà quên được. Có thể nói tục uống rượu cần của người Vân Kiều tỉnh Quảng Trị đã trở thành một tập quán mang tính đặc sắc, một loại hình văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và gìn giữ.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Cuộc vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi năm 2021 với chủ đề “Quảng Trị quê hương em” do Nhà Thiếu nhi tỉnh phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, Phân hội Âm nhạc tỉnh tổ chức đã tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa cho các nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc dành riêng cho thiếu nhi.  Ngay sau khi được phát động, BTC đã nhận được 47 tác phẩm của 27 nhạc sĩ chuyên và không chuyên trên toàn quốc gửi về tham dự. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức đã trao giải A cho tác phẩm “Yêu lắm Quảng Trị quê em” của nhạc sĩ Lê Đình Trí; giải B cho tác phẩm “Quảng Trị em yêu” của nhạc sĩ Võ Thế Hùng; 3 giải C và 5 giải Khuyến khích cho các nhạc sĩ có tác phẩm xuất sắc.

PTV: Trong chương trình tạp chí VNCN tuần này, chúng ta hãy cùng gặp gỡ với Nhạc sĩ Lê Đình Trí- giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị với Giải A tác phẩm “Yêu lắm Quảng Trị quê em” qua cuộc trò chuyện cùng BTV Ánh Tuyết.

1/MC: Trước tiên xin đc chúc mừng nhạc sĩ Lê Đình Trí đã giành được giải A trong“Cuộc vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi năm 2021” vừa qua!

Anh Trí trả lời: Nói một chút về cảm xúc của mình khi nhận đc giải thưởng.

2/MC: Vâng! Anh vừa chia sẽ cùng chúng tôi cảm xúc của mình khi nhận đc giải thưởng vừa qua. Và để có đc giải thưởng đó, ns Lê Đình Trí có thể nói rõ hơn về ca khúc giúp anh đạt kết quả cao trong cuộc thi lần này ạ?

Anh Trí trả lời: Nói về bài hát “Yêu lắm Quảng Trị quê em”(- Đề tài, chất liệu âm nhạc..?Thời gian sáng tác bao lâu…?)

Trích bài hát.

3/MC: Thưa NS Lê Đình Trí! Với đối tượng cuộc thi lần này hướng đến là sáng tác các bài hát dành cho các em thiếu niên nhi đồng. Vậy với anh,  trong quá trình sáng tác làm thế nào để ca từ và giai điệu bài hát phù hợp với lứa tuổi của các em ạ?

Anh Trí trả lời:

 4/ Vâng! Và Anh nghĩ ntn về chủ đề của cuộc thi lần này với tên gọi “Quảng Trị quê hương em”? 

Anh Trí trả lời:

5/MC: Vậy theo anh, Từ “Cuộc vận động sáng tác ca khúc dành cho thiếu nhi năm 2021” với chủ đề “Quảng Trị quê hương em” đã có ý nghĩa như thế nào ạ?

Anh Trí trả lời:

MC: Vâng, mxin được cảm ơn ns Lê ĐìnhTrí với cuộc trò chuyện hôm nay

Trích bài hát: “Yêu lắm Quảng Trị quê em”

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn! Dọc theo sông Hiếu ở phía Tây-Bắc của tỉnh Quảng Trị, huyện Cam Lộ đã được người Việt chọn làm nơi cư trú từ thế kỷ XIV-XVI và từ đó trải qua những đổi thay của lịch sử, đất và người Cam Lộ đã vun bồi nhiều giá trị nhân văn, trong đó văn học dân gian có sức sống lâu bền và góp phần làm nên bề dày văn hóa của quê nhà.

PTV: Từ thế kỷ XIV-XVI với tên gọi Cam Lộ-nguồn Cam Lộ có hai châu Sa Bôi và Thuận Bình, thế kỷ XIX là đạo Cam Lộ và phủ Cam Lộ. Ngày 1 tháng 12 năm 1991 huyện Cam Lộ được lập lại, trên mảnh đất này có Sơn phòng Tân Sở, thành Vĩnh Ninh mà về sau là khu Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, chợ Phiên Cam Lộ, nhà Tằm Tân Tường,… Trong tiến trình lịch sử hơn bảy trăm năm ấy của quê nhà, người dân huyện Cam Lộ không ngừng sáng tác văn học, văn nghệ, văn hóa dân gian trong mối quan hệ mật thiết và gắn bó với cuộc sống con người ở mỗi khu dân cư, mỗi vùng miền.

PTV:  Nguồn văn nghệ dân gian của vùng đất Cam Lộ nhờ vậy mà phong phú, dày dặn để con người gìn giữ trong thời gian qua và có sức lôi cuốn, khơi gợi để truyền dẫn, tiếp nối trong hôm nay. Phần tiếp theo của chương trình, mời Quý vị và các bạn cùng đến với tập sách viết về vùng đất Cam Lộ có tựa đề: “Một chút duyên quê” qua cảm nhận của CTV Bội Nhiên.

Một chút duyên quê

Tập sách “Một chút duyên quê” gồm 29 tác phẩm là tấu vè, ca cảnh, hoạt cảnh, tổ khúc dân ca của 11 tác giả và 8 bài khảo cứu của 7 tác giả. Qua hoạt động nghiên cứu, sáng tác, truyền dẫn văn hóa, văn nghệ dân gian huyện Cam Lộ của các tác giả, tập Một chút duyên quê chở nặng các điệu lý Giao duyên, điệu Đoản xuân, điệu Kim tiền, điệu Tình tang, thơ, lý Ngựa ô, hò Mái nhì, hò Giã gạo, hò Mái đẩy, lý Quỳnh tương, lý Hoài xuân, điệu Lưu thủy, điệu Xuân phong, điệu Long Hổ, hò hụi, hò Mái xấp, hát tuồng, vè, nói xắp, nói lối, nói vần, hò ru con, lý Tình tang, Chầu văn, hò Khoan, Ca long ngâm, lý Bông man,… và những cứ liệu lịch sử, văn hóa về đất và người Cam Lộ.

Ở phần văn nghệ dân gian, các tác giả đã sáng tác các tổ khúc dân ca, tấu vè, hoạt cảnh, ca cảnh mà bằng những chất liệu nghệ thuật bắt nguồn từ muôn mặt của đời sống và sự kết hợp nhuần nhuyễn các thể loại văn nghệ dân gian đã tạo được ấn tượng và cảm xúc thẩm mỹ nhắm tới việc quảng bá khá toàn diện về mảnh đất và con người Cam Lộ với chiều sâu văn hóa, lịch sử trong quá khứ và hiện thực ngày nay:

Ai lên đường 9 quanh quanh

Ngắm nhìn Cam Lộ màu xanh bạt ngàn

Ai về Cẩm Thạch-Cam An

Chuyện nghề làm bún râm ran vui vầy

Cam Thanh, Cam Thủy đẹp thay

Cam Tuyền, Cam Hiếu ngắm say đôi bờ

Ngược dòng sông Hiếu nên thơ

Bức tranh phong thủy ngẩn ngơ lòng người…

Đường lên thị trấn, chợ Phiên

Phố xá sầm uất đôi bên gọi mời

Ở phần nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra những cứ liệu lịch sử giàu thuyết phục về sự hình thành và phát triển của vùng đất Cam Lộ cùng những phân tích, lý giải khá tường tận về một số đặc trưng của các mảng đề tài văn nghệ dân gian đã và đang làm nên diện mạo, bản sắc văn hóa trên quê nhà Cam Lộ qua những bài khảo cứu Diên cách địa lý hành chính Cam Lộ qua các thời kỳ lịch sử, Căn cứ Tân Sở-công trình thành lũy cuối cùng của triều đình phong kiến nhà NguyễN, Chợ Phiên Cam Lộ và con đường mậu dịch thượng đạo ở Quảng Trị trong lịch sử. Cũng như câu chuyện Tìm ong lấy mật- một nghề mang đậm dấu ấn văn hóa của cư dân miền trung du xã Cam Tuyền, huyện Cam L hay Nghề làm hương ở Đông Định-Cam Lộ; nghề làng bún Cẩm Thạch;  hay Thử phác thảo chân dung cụ Nguyễn Tuyn và góc cười của cụ nhìn từ góc độ của người dân Cam Lộ.

Ca ngợi mảnh đất và con người Cam Lộ đồng thời lưu lạis bản sắc và nét riêng của đất và người Cam Lộ; các sáng tác dân ca và tác phẩm nghiên cứu văn hóa dân gian trong tập Một chút duyên quê góp phần tuyên truyền, quảng bá những tiềm năng và lợi thế, vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Cam Lộ cũng như phục vụ phong trào văn hóa-văn nghệ đậm đà bản sắc ở vùng đất vốn giàu truyền thống văn hóa lâu đời.

“Quê hương giàu đẹp thanh bình

Đất người Cam Lộ nặng tình trước sau.

Từ thị trấn đến nông thôn

Nối liền một dải quê hương hữu tình

Câu hò tỏa nắng lung linh

Đẹp sao Cam Lộ quê mình từ nay”.

Trích bài hát: Cam Lộ

PTV: Quý vị và các bạn thân mến!

KÍnh thưa Quý vị!

Đối với đồng bào Pako, Vân Kiều.. trong cuộc sống lao động sản xuất, dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất thì những câu hát dân ca đằm thắm, mộc mạc luôn vút lên giữa núi rừng Trường Sơn đại ngàn.

PTV: Cùng với những điệu hát dân ca thì không thể không nhắc đến cây đàn Ta lư- một loại nhạc cụ có mặt từ rất lâu đời- theo chân đồng bào trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và từng đi vào huyền thoại với ca khúc nổi tiếng: Tiếng đàn Ta Lư của nhạc sỹ Huy Thục.

PTV: Tuy nhiên cuộc sống hiện đại ngày nay, lớp trẻ hầu như không còn mặn mà với cây đàn truyền thống của đồng bào mình. Thế như vẫn có những nghệ nhân bằng niềm đam mê và trách nhiệm của mình, vẫn ngày đêm miệt mài giữ gìn và mong muốn trao truyền cho thế hệ mai sau.

                    NGƯỜI GIỮ HỒN TIẾNG ĐÀN TA LƯ

Nghệ nhân Hồ Văn Việt ở thôn Vực Leng, xã Tà rụt, huyện Đakrông vốn sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nhạc và chế tác nhạc cụ đàn Ta Lư. Tuổi thơ của anh được sống trong thế giới với những thanh âm trầm bổng của tiếng đàn Ta Lư với những buổi cùng ông cha tham gia chế tác loại nhạc cụ truyền thống này. Đến bây giờ, đàn Ta Lư như trở thành người bạn tri ân, tri kỷ để anh gửi gắm vào đấy sự sáng tạo nghệ thuật của riêng mình với lòng đam mê, miệt mài và sáng tạo. Dưới bàn tay điêu luyện của nghệ nhân Hồ Văn Việt, những chiếc đàn Ta Lư như tiếp tục cuộc hành trình đến với tâm hồn của những người yêu nhạc.

P/v: Nghệ nhân Hồ Văn Việt- thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông chia

sẽ:

Đến bây giờ, nghệ nhân Hồ Văn Việt là một trong số ít ỏi những nghệ nhân tâm huyết với việc bảo tồn và phát triển loại nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô. Đam mê với thanh âm cây đàn Ta Lư từ nhỏ, anh đã tự tìm tòi, học hỏi để duy trì và phát triển loại nhạc cụ hết sức đặc trưng của đồng bào mình. Hiện nay, ngoài cây đàn Ta Lư truyền thống, nghệ nhân Hồ Văn Việt còn cải tiến cây đàn Ta Lư với hình thức đẹp hơn; dùng nguyên liệu gỗ mít thay thế nguyên liệu tre nứa như ngày xưa. Chia sẻ về cách chế tác đàn ta lư, nghệ nhân Hồ Văn Việt cho biết đàn ta lư là loại đàn khá đơn giản. Chỉ gồm một khối gỗ hình bầu dục được đục rỗng làm thùng, sau đó nối thêm một khúc gỗ khác làm khung nối dây đàn. Điểm khó nhất trong chiếc đàn này là cách bố trí những phím đàn để có âm thanh chuẩn

Trong căn nhà sàn của nghệ nhân Hồ Văn Việt luôn hiện diện những cây đàn Talư bằng gỗ đủ kích cỡ từ cây đã hoàn thiện đến cây đang làm dang dỡ. Dường như niềm đam mê với nghề chế tác đàn Talư của ông nội và bố từ thời thưở bé đã thấm sâu vào máu thịt của anh, khiến anh không hề thấy nản khi hàng ngày, hàng giờ nghĩ suy làm sao duy trì và phát triển về mặt thẩm mỹ của loại đàn có đặc trưng riêng này một cách phù hợp nhất.

P/v: Nghệ nhân Hồ Văn Việt- thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông cho

biết thêm.

Từ xa xưa đến nay, cây đàn Ta lư luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Pa ko, vân Kiều. Tiếng đàn Ta lư hòa âm cùng các làn điệu dân ca Vân Kiều, Pa Kô như Oát, Xa nớt, Cà lơi - Cha chấp, Xiêng…hay được vang lên trong không gian độc tấu trong lúc nghỉ ngơi, ru con, giao duyên hay trong các dịp lễ hội… Trong kháng chiến chống Mỹ, tiếng đàn Ta lư có ý nghĩa động viên tinh thần cho bộ đội đánh giặc và đã để lại trong lòng họ những ký ức đẹp về tấm lòng của người Pa Cô, Vân Kiều. Đó là những giây phút bom đạn tạm lắng, tiếng đàn ta lư của những chàng trai, cô gái Pa Cô, Vân Kiều lại vang lên tính tang giữa núi rừng. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ đang có tình trạng quên lãng những giá trị tinh thần của ông cha để lại. Thế nên không chỉ là tiếng đàn Ta lư mà những giá trị văn hóa truyền thống khác của đồng bào cũng cần được giữ gìn và trao truyền cho thế hệ mai sau:

P/v: Bà Hoàng Thị Thu Hương- Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Trị.

Giữ gìn và trao truyền những giá trị văn hóa tinh thần cho thế hệ mai sau là việc làm hết ức ý nghĩa. Và chính họ-những nghệ nhân dân gian đang lưu giữ gia tài nghệ thuật đầy bản sắc của dân tộc Vân Kiều-Pa Kô sẽ là nơi để bắt đầu công việc bảo tồn và phát triển nền văn hóa dân gian miền núi nói chung và nền âm nhạc Vân Kiều, Pako nói riêng. Hy vọng rằng: Bằng tâm huyết của những nghệ nhân đi trước cũng như những chính sách của ngành văn hóa  sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Cô đã có từ ngàn xưa.

Nhạc cắt

PTV: Quý vị và các bạn thân mến! Đến đây chúng tôi xin khép lại Tạp chí VNCN tuần này tại đây. Chương trình do AT biên tập và dàn dựng cùng với sự tham gia của NQ, VL. Thân ái chào tạm biệt Quý vị và các bạn!

Chú thích duyệt

Chú ý bà Hương về hưu lâu rồi

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 30/11/2021 22:19 Lê Vĩnh Nhiên 01/12/2021 07:15

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà