Đất pt 6/12
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Đất pt 6/12 -Ptv dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Trong ct tuần này, chúng ta cùng đi theo phía đông huyện Gio Linh để cảm nhận đầy đủ hơn đất và người nơi đây, bút ký của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng nghe. --Qúy thính giả vừa theo dõi ct: đất và người QT, ct này do Việt Thanh biên tập, được thực hiện với sự tham gia của ...thân ái chào tạm biệt!

Ký:

                       MỘT THOÁNG GIO LINH.

                                                                                (Xuân Dũng)

   Từ làng Mai Xá Thị ra đi men theo dòng sông Cánh Hòm, cả dòng chính và những chi lưu ngóc ngách, chúng ta sẽ có dịp tiếp tục khám phá nhiều điều thú vị về những vùng đất, về những con người phía đông huyện Gio Linh.

        Từ đầu làng Lâm Xuân đi tiếp ta sẽ gặp chợ quê, đúng hơn là chợ làng dọc đường, gợi lên bao kỷ niệm về những nơi chốn mà hầu như ai cũng một thời gắn bó. Lại bắt gặp hình ảnh đình làng, dân quê, những sinh hoạt thường nhật của cư dân theo lưu vực dòng sông Cánh Hòm, mà nhiều nơi có thể không xa con sông đào và cả những chỗ nằm trên chính các nhánh sông mà dấu tích có khi đã phai mờ theo dòng thời gian năm tháng.

   Đoạn đi qua  xã Gio Thành, sẽ thấy làng quê bằng phẵng, khá trù phú, đồng lúa cũng như đồng đất với các loại cây trồng khác chủ yếu lấy nước từ dòng sông Cánh Hòm nên chủ động về thời vụ và tăng năng suất cây trồng. Có thể thấy những trạm bơm làm nhiệm vụ tưới tiêu đã là bạn đồng hành với nông dân trong câu chuyện thủy lợi đã làm thay đổi diện mạo của rất nhiều làng quê Gio Linh trong hành trình đi lên của cây lúa và chăn nuôi gia cầm. Một yếu tố hàng đầu trong nông nghiệp, nhất là với một nền văn minh lúa nước chính là nguồn nước tưới. Điều này ngày xưa vôn chỉ dựa vào dòng nước của sông Cánh Hòm nhưng cuối thế kỷ XX thì lại được tiếp sức xứng đáng chuyện tưới tiêu, ngăn mặn giữ ngọt từ các công trình thủy lợi. Điều này đã đem lại những lợi ích trông thấy, rõ ràng và thuyết phục với những người thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương. Câu chuyện dòng sông vẫn là đề tài thường trực với những người dân vốn coi đất đai hương hỏa như máu thịt của mình.

   *Ông Nguyễn Văn Giao, xã Gio Thành, Gio Linh, nói

   Chỉ có những người dân quê sống chết với ruộng đồng mới thấu hiểu nỗi niềm, vui buồn theo những cánh đồng làng, theo con nước quê nhà với mỗi ngày qua trên những vùng:  quê cha đất tổ. Đó cũng chính là tâm sự chân thành và đáng tin cậy nhất như là căn cước của tình quê.

      Đoạn cuối Gio Thành đi về  Gio Mỹ sẽ thấy cấu trúc đặc trưng cho địa chất thủy văn Quảng Trị phía đông gần biển. Đó là những cánh đồng lúa bằng phẵng xanh tốt lấy nước từ dòng sông lại nhấp nhô những gò đất, những quả đồi với những lùm cây râm rạp mọc lên giữa cánh đồng làng. Bên cạnh đó là những trảng cảt, những đồi cát quanh co khúc khuỷu, thỉnh thoảng lại bắt gặp những sắc màu hoa màu, cây cỏ vẫn cứ xanh tươi khi mùa nắng gió bắt đầu. Đâu đó vẫn còn bắt gặp những người dân lam lũ, vui thú bắt cá trên những bàu nước cũng gắn bó với dòng sông Cánh Hòm như những nét thi vị của làng quê dân dã mà có khi vài mươi năm nữa nó chỉ còn lại trong ký ức của người cao tuổi hoặc trong nỗi nhớ làng quê của những người xa quê dù gần hay xa.

   Cuộc hành trình lại tiếp tục qua nhiều làng quê  đến tận cùng phía đông bắc xã Gio Mỹ, một xã có địa bàn vừa dài lại vừa rộng sẽ bắt gặp một làng quê liên quan đến Lâm Xuân nơi giáp với đầu nguồn sông Cánh Hòm. Nơi đây dòng sông Cánh Hòm cũng đã chia đôi vì giao thông đường bộ. .Về đến làng gần cuối sông để nhớ làng gần đầu sông cũng là điều thú vị. Nói liên quan là bởi vì ngày xưa dân làng Lâm Xuân khi làm nghề chiếu truyền thống đã ra đây để mua cây cói đem về mà nói theo ngôn ngữ thời nay thì đây chính là vùng nguyên liệu cho một truyền thống đã từng nức tiếng ở Lâm Xuân-Gio Linh-Quảng Trị. Đây cũng là quan hệ tương hỗ trong sản xuất nông nghiệp và phát triển làng nghề ngày xưa đối với cư dân Gio Linh thưở trước. Trong câu chuyện của những người già chuyện cũ vẫn đươc nhắc lại khá rành rẽ cứ như vừa mới xảy ra hôm qua.

   *Ông Lê A, Thôn Thủy Khê, Gio Mỹ, Gio Linh, nói

     Dấu tích con sông Cánh Hòm vẫn còn chính là bàu nước thông với phía cuối của dòng sông, nơi người dân vẫn còn đánh bắt thủy sản, một nguồn lợi từng là thu nhập không nhỏ từ con sông đào này nay vẫn còn in dấu trong đời sông hôm nay.  Người dân vẫn sống thuận theo tự nhiên, nương theo các dòng sông để mưu sinh như một lẽ thường tình của tạo hóa.

       Cũng chính ngay trên mảnh đất này còn ghi dấu một chiến công chống Pháp, bẻ tan một trận càn của quân xâm lược để bảo vệ độc lập tự do và điều này không chỉ ghi vào sử sách mà còn sống mãi trong tâm khảm dân gian, trong sự tưởng vọng của người đang sống với những anh hùng nghĩa sĩ đã xả thân vì Tổ quốc. Đó là bản tráng ca giản dị mà cảm động không cần phải nhiều lời giữa cuộc sống hòa bình.

   Nhưng sông Cánh Hòm không chỉ ngần ấy trên đất Gio Mỹ-Gio Linh. Nếu theo hướng tây của con sông ta sẽ chứng kiến những làng mạc bình yên, những khung cảnh nên thơ, những bức họa đồng quê đáng yêu đáng nhớ đến nao lòng. Một đồng bằng trải dài uốn lượn theo dòng sông và   những con nước, trải dài những xóm thôn quen thuộc mà tươi mới trong sắc nắng đầu mùa; những ruộng đồng tuy không phải cò bay thẳng cánh nhưng cũng đủ ngời lên bức tranh no ấm và nên thơ khi mưa thuận gió hòa, những quang cảnh rất mực chân quê đủ để hồn người thêm lắng đọng và đồng cảm. Cũng tại dòng sông này sẽ thấy một địa danh mang tên Bến Ngự, nơi mà bậc đế vương ngày xưa tuần du qua đây ghé lại nên danh xưng cũng lạ lẫm khác thường. Bỗng nhớ một câu thơ cổ của Bà Huyện Thanh Quan: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo/Nền cũ lâu đài bóng tịch dương”.

   Đi theo dòng sông Cánh Hòm, theo dọc các làng quê phía đông huyện Gio Linh là để tìm lại dấu xưa tích cũ của một dòng sông có quan hệ mật thiết của quê hương Quảng Trị. Dòng sông xưa nay vẫn chảy, vẫn hiện hữu ở nhiều làng quê, thôn xóm và vẫn đồng hành với người dân quê qua những vất vả, buồn vui năm tháng. Sông nay nhiều đoạn đã bị bồi lấp, dòng chảy đã đổi thay, nơi sâu nơi cạn, có nơi hầu như biến mất theo những biến cải thế gian mà nếu không tìm hiểu, không khảo sát thì có khi ta vô tình bỏ qua hoặc thờ ơ bỏ qua. Nhiều chỗ đã mọc lên nhà cửa, các công trình thủy lợi, giao thông hoặc cơ sở hạ tầng phục dân sinh hôm nay. Âu cùng là chuyện thường tình của tạo hóa, hay là câu chuyện của địa chất,thủy văn hoặc do chính con người đã tác động vào dòng sông, vào gương mặt đất đai mà thay đổi diện mạo làng quê. Nhưng vẫn còn đó những xóm làng, đồng ruộng vẫn hàng ngày gắn kết máu thịt với dòng sông, vẫn nương tựa vào dòng sông theo cách này hay cách khác để sinh tồn và phát triển. Đó cũng là một cách con người, thôn xóm biết cách dựa vào những gì thiên nhiên sẵn có hoặc do con người mang lại mà hòa hợp với nhau qua muôn vàn biến động m
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 01/12/2021 12:24 Lê Vĩnh Nhiên 03/12/2021 16:09

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà