Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Ước mơ của con

Ps thứ 7 ngày 4.12.2021

BTV: Mỹ Nhị

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV thu âm Vĩnh Lộc xin gửi những lời chào thân thương đến quý vị thính giả đang lắng nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện nay chương trình của chúng tôi đang phát trực tiếp trên tần số 92,5mkz, trang fanpage Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị. Quý vị thính giả có thể truy cập vào trang web quangtritv.vn để nghe lại chương trình. Chủ đề của tuần này là Uớc mơ của con.

Trước tiên cảm ơn cô đã dành thời gian tham gia đồng hành cùng chương trình.  

NH: Qúy thính giả hãy liên lạc với chương trình qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý vị thính giả, thưa chị Như Hòa. Làm cha mẹ, ai cũng mong con mình thành công, hạnh phúc. Nhưng vì thế mà chúng ta đang áp đặt quá nhiều kỳ vọng và ước mơ của mình lên con trẻ. Đã bao giờ cha mẹ ngừng lại một chút và tự hỏi: “Ước mơ thực sự của con là gì? Con có hạnh phúc khi phải sống với ước mơ dang dở của ba mẹ?

NH: Mỗi ngày làm cha mẹ, là thêm một ngày lo lắng, một ngày ước mong. Từ khi con lọt lòng cho đến lúc trưởng thành, không giây phút nào ba mẹ không phải vất vả lo toan. Nhưng hình như chúng ta đang tự đặt mình vào thế khó, khi bắt con mình phải vào khuôn mẫu thế này thế kia. Một tuổi phải hơn chục ký, hai ba tuổi phải biết đếm số tô màu, năm sáu tuổi thì thuộc lòng bảng chữ cái, lớn lên phải là kĩ sư, bác sĩ,.. Thật ra đó chỉ là góc nhìn của riêng ba mẹ, còn đối với con liệu như thế có thực sự phù hợp, có thực sự tốt, con có hạnh phúc không lại là chuyện khác.

MN: Đó cũng là những gì mà BBT chương trình nhận được chia sẻ từ một thính giả có tên là Nguyễn Nhật Tân trú tại Vĩnh Linh. Thính giả chia sẻ về ước mơ của mình là muốn trở thành một người gắn bó với âm nhạc, với cây đàn ghi ta nhưng ba mẹ lại mong muốn anh nối nghề kinh doanh của bố mẹ. Sức ép từ gia đình khiến anh rất mệt mõi.

NH: Vâng. Những mong muốn của con, từ mong muốn nhỏ hàng ngày cho đến ước mơ lớn cả cuộc đời, nhiều người có quan điểm, suy nghĩ như thế này: Nếu đúng với suy nghĩ của ba mẹ thì được xem là đúng đắn, ba mẹ hài lòng rằng con mình trưởng thành, chín chắn. Còn nếu nằm ngoài vùng mơ ước của cha mẹ sẽ được xem là chưa đúng và sẽ bị ngăn cản. Nếu như ở nước ngoài, việc một đứa trẻ phát biểu rằng con muốn trở thành một nhà khảo cổ học được ba mẹ khuyến khích như là hướng đi phù hợp với khả năng và đam mê của con, thì ở Việt Nam một ước mơ như thế thường sẽ nhanh chóng bị cả gia đình từ chối vì cho rằng nghề này không mấy ai nổi tiếng, không ổn định và không kiếm được nhiều tiền.

Với chủ đề ngày hôm nay thì MN đã mời đến vị khách mời nào ạ?

MN: Vâng, với chủ đề của tuần này thì MN đã mời đến phòng thu …………..

Trước tiên cảm ơn …………đã dành thời gian tham gia cùng chương trình.

Trước thi chúng ta đi vào vấn đề chính thì xin được hỏi khách mời của chương trình ạ, ý kiến của …..như thế nào khi ba mẹ, gia đình ngăn cản ước mơ của chính con cái mình. Mong muốn con cái mình phải thực hiện ước mơ mà ba mẹ đặt ra. Nếu con không thực hiện hoặc bày tỏ mong muốn theo đuổi giấc mơ khác thì cấm cản và bắt ép?

KMNT:

Nhạc cắt

MN: Vâng. Bây giờ mời quý thính giả, khách mời của chương trình cùng nghe lá thư mà anh Nguyễn Nhật Tân gửi đến cho chương trình. Mời chị NH giúp MN đọc bức thư với ạ.

Đọc thư

Kính gửi chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị.

Em tên là Nguyễn Nhật Tân, trú tại Vĩnh Linh. Năm nay em 30 tuổi. Ở tuổi này thì nhiều người đã ổn định công việc, thực hiện đam mê của mình. Nhưng em thì không đâu vào đâu khi ba mẹ bắt em ngừng ước mơ của mình mà theo nghề ba mẹ đã chọn.

Ba mẹ em kinh doanh vật liệu xây dựng từ khi mới kết hôn. Nhà có 2 chị em, chị gái em đã lấy chồng. Khác với ba mẹ, em thích học đàn, hát từ nhỏ. Lúc nhỏ em cũng nghĩ lớn lên theo nghề ba mẹ nhưng càng lớn, em lại thấy bản thân không có khả năng theo nghề kinh doanh. Em thích trở thành một nhạc sĩ, dạy các bạn nhỏ những bản nhạc hay. Ba mẹ em biết và ngăn cản từ khi em đang học cấp 3. Tốt nghiệp, ba mẹ muốn em học kinh doanh nên ép em thi vào trường khác. Nhưng khi vào học em không thể tiếp thu tốt. Em đi học song song hai ngành khác nhau. Khi học em cucngx dạy thêm các em nhỏ có đam mê với đàn hát, em thấy cuộc sống ý nghĩa khi được theo đuổi đúng đam mê. Khoản tiền em thu được từ dạy thêm cũng đủ để chi phí. Vậy tại sao ba mẹ cứ nói “ôm đàn rứa thì cơm mô mà ăn”.

Mỗi ngày ra đường, chúng ta tiếp xúc, gặp gỡ nhiều người, mà không ít người đang làm những công việc họ không hề yêu thích. Tất cả những khó nhọc, chán chường thậm chí biểu hiện lên trên nét mặt họ. Thì ba mẹ hãy tượng tưởng xem, con mình có thể sẽ trở thành một người “thành đạt” như định nghĩa của chúng ta và xã hội, nhưng đó không phải là ước mơ của con, không phải là điều con yêu thích, thì con cũng chẳng thể vui vẻ, hạnh phúc được. Đối với xã hội, con có thể là người “thành công” đấy, nhưng đối với chính bản thân con, con sẽ cảm nhận rằng mình là người “thất bại” vì đã chẳng biết ước mơ của mình là gì, chẳng thể theo đuổi công việc mình say mê. Vì là con trai duy nhất, ba mẹ em cứ bắt ép một hai là đi theo kinh doanh. Quản lý công việc của ba mẹ. Nhiều lần em vô tình nghe ba mẹ thở dài vì em. Ba em giờ đã lớn tuổi, nhiều lúc thấy ba mẹ cơm ăn không bao giờ đúng bữa, chạy vạy khắp nơi, rồi không biết ai thay ba mẹ lúc ba mẹ đã già, không đủ sức để làm. Bao nhiêu lần định nói với ba mẹ là hãy tin vào con, cho con thực hiện ước mơ của mình. Nhưng nhìn mẹ cứ khóc hằng đêm con không đủ dũng khí, tự tin để nói. Thực sự giờ đây em không biết phải làm thế nào nữa.

Con hi vọng ba mẹ sẽ nghe được những lời này của con và để con thực hiện ước mơ của mình ba mẹ nhé.

Nhạc cắt

MN: Cảm ơn chị NH. Thính giả thân mến! Trước khi cùng nghe những chia sẻ từ khách mời chương trình, chúng ta cùng nghe một số đoạn băng mà chúng tôi ghi lại được khi hỏi về các bạn trẻ là bản thân của họ sẽ cảm thấy như thế nào khi ba mẹ bắt ép bản thân họ thực hiện ước mơ của ba mẹ chứ không tôn trọng ước mơ của con.

Phát băng

Vâng. Vừa rồi là các ý kiến mà chúng tôi đã ghi lại được. Có thể thấy rằng, bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời cha mẹ, mọi ước mơ cho con cũng vô cùng xứng đáng. Nhưng thay vì ép con phải theo những ước mơ đó vừa khít như một khuôn mẫu nhất định, hãy để ước mơ được tự do lớn lên, phát triển hài hòa theo mong muốn và khả năng của con. Chúng ta có thể định hướng cho con, nhưng hãy lắng nghe con nữa, trao cho con quyền lựa chọn và để con chịu trách nhiệm với sự lựa chọn ấy.

1.     Còn vị khách mời thì sao ạ? Khi nghe lá thư cũng như các đoạn băng mà chúng tôi ghi lại được, …cảm thấy như thế nào?

2.     Đối với trường hợp của bạn Tân thì nên có hướng giải quyết ra sao?

3.     Vậy thì để các bạn trẻ thực hiện đúng ước mơ của mình, theo …cần làm gì để ba mẹ ủng hộ và tôn trọng quyết định đó?

4.     Về phía ba mẹ thì sao ạ?

5.    

 

MN: Thưa quý vị thính giả. Chuyên gia giáo dục người Úc Mohan Dhall đã từng chia sẻ rất nhiều về quan điểm nuôi dạy trẻ, thay vì bắt con làm mọi thứ theo lộ trình một cách nhàm chán, hãy khéo léo đưa con vào môi trường nơi con có thể tự do làm điều mình thích và tìm điều mình yêu. Nếu muốn con học vẽ, đừng bắt con phải vẽ ngôi nhà, hãy đưa cho con tờ giấy và hộp chì màu. Nếu muốn con làm bác sĩ, đừng bắt con phải học chuyên Hóa chuyên Sinh, hãy truyền cho con sự sẻ chia, tình yêu thương với anh em bạn bè hay những con vật xung quanh. Nếu muốn con học Tiếng Anh, đừng bắt con phải được điểm cao, học ngữ pháp, … như những môn học nhàm chán, hãy đưa con đến những môi trường nơi có bạn bè, người bản ngữ cùng những thầy cô giáo thấu hiểu trẻ em. Ở nơi đó, con sẽ được bồi dưỡng, truyền cảm hứng để con khám phá ra việc học hỏi đẹp đẽ vô cùng, khi con hứng thú với Tiếng Anh là khi con chắc chắn sẽ học tốt!

Phát ½ bài hát

Chào cuối

 

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 01/12/2021 21:30 Lê Vĩnh Nhiên 03/12/2021 16:14
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà