Tạp chí VNCN 12.12
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Chương trình Tạp chí VNCN 12.12.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn!  Đến hẹn lại lên, chúng ta cùng gặp nhau trong Tạp chí VNCN tuần này. Với những nội dung chúng tôi chuyển đến Quý thính giả trong mỗi số phát sóng của chương trình, hy vọng Tạp chí VNCN sẽ là người bạn tinh thần thân thiết của tất cả mọi người. Trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này, mời Quý vị và các bạn cùng đến với các nd chính sau đây:

- ĐẠI LỄ TƯỞNG NIỆM 713 NĂM  ĐỨC VUA- PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN

-  Cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

-. Nồng nàn rượu nếp cẩm của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

- Gặp gỡ với họa sỹ Nguyễn Thế Hà- một trong những tác giả với tác phẩm “Quê nhà” tham dự giải thưởng VHNT Quảng Trị năm 2021

-Bài viết: “Thành phố bên sông Hiếu- tuyển tập của vẻ đẹp nguồn cội”

- GIỮ GÌN ĐIỆU HÁT XÀ NỚT CỦA ĐỒNG BÀO VÂN KIỀU

Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình

Nhạc cắt

1. ĐẠI LỄ TƯỞNG NIỆM 713 NĂM  ĐỨC VUA- PHẬT HOÀNG TRẦN NHÂN TÔNG NHẬP NIẾT BÀN

Thưa Quý vị và các bạn! Vừa qua, tại Chùa Cam Lộ, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức Đại lễ tưởng niệm 713 năm  Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn (1308 - 2021).

Sinh thời, Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông là vị vua văn võ song toàn, có công lớn trong việc lãnh đạo quân dân nhà Trần hai lần chiến thắng giặc Nguyên Mông, đem lại độc lập, tự do và chủ quyền dân tộc. Khi đất nước thanh bình, nhà vua xuất gia tu hành ngộ đạo. Từ đó sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử, dòng thiền thuần Việt duy nhất ở nước ta theo tinh thần nhập thế, gắn đạo với đời.

 

Đại lễ tưởng niệm 713 năm Đức Vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn là một minh chứng hùng hồn cho việc kế thừa và phát huy truyền thống cha ông về chính sách tôn giáo “hộ quốc an dân”, đồng thời là biểu hiện sinh động của chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước ta và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” với công lao to lớn của cha ông.

2.  Cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật với chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng tỉnh Quảng Trị 1/5 (1972 – 2022), UBND tỉnh vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học nghệ thuật (VHNT) với chủ đề “Quảng Trị - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Tác phẩm VHNT dự thi phải thể hiện được chặng đường 50 năm qua (1972 – 2022) với những thành tựu to lớn trong các lĩnh vực và cổ vũ, động viên mọi người phấn đấu để góp phần thu nhiều thành tựu to lớn hơn nữa; phải chuyển tải những đặc trưng, tiêu biểu về mảnh đất, con người, truyền thống cách mạng, truyền thống văn hóa của miền quê Quảng Trị cũng như tiềm năng, lợi thế, sức hấp dẫn và cơ hội hội nhập, phát triển sâu rộng; đạt yêu cầu về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật. Đối tượng tham gia cuộc thi gồm hội viên các chuyên ngành VHNT trung ương và địa phương trong cả nước; mọi công dân trong và ngoài tỉnh Quảng Trị có khả năng sáng tác VHNT. Các tác phẩm dự thi đã xuất bản, công bố từ ngày 1/5/1972 đến hạn cuối nộp tác phẩm ngày 28/2/2022. Địa điểm nhận tác phẩm dự thi tại Hội VHNT tỉnh Quảng Trị, địa chỉ số 08 đường Khóa Bảo, Phường 3, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị; điện thoại: 0905 032999; 02333852575;

3. Tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng

Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hướng Hóa tổ chức tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho các thành viên Ban quản lý mô hình du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng.

Trong thời gian tập huấn, các học viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về mô hình du lịch cộng đồng, tiêu chuẩn du lịch cộng đồng Việt Nam; kỹ năng vận hành mô hình du lịch cộng đồng như: Chăm sóc môi trường,  đảm bảo an ninh trật tự, tạo các dịch vụ khách hàng, cách quản lý tiền, tăng tối đa doanh thu, tiếp thị chi phí thấp, dịch vụ ăn uống, việc dọn phòng…Đây là mô hình du lịch cộng đồng được Tổ chức Y tế Hà Lan hỗ trợ kinh phí trên 600 triệu để xây dựng. Nhằm hỗ trợ thêm cho mô hình hoàn thiện, ngoài tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng, huyện Hướng Hóa còn hỗ trợ một số trang thiết bị như chăn, gối, màn, quạt điện và hỗ trợ trang phục truyền thống của đồng bào Vân Kiều để trưng bày tại nhà truyền thống phục vụ khách du lịch tìm hiểu và trải nghiệm. Dự kiến đầu năm 2022 mô hình này sẽ mở cửa đón khách.

4. Nồng nàn rượu nếp cẩm của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô

Người Vân Kiều, Pa Kô ở miền tây tỉnh Quảng Trị có đời sống văn hóa vô cùng phong phú, trong đó, văn hóa ẩm thực luôn là điều hấp dẫn đối với du khách gần xa. Ngoài các món ăn đặc sắc thì rượu nếp cẩm được coi là một thứ thức uống vô cùng đặc biệt- góp phần làm phong phú, sinh động thêm vốn văn hóa ẩm thực của người Vân Kiều, Pa Kô.

Nếp cẩm và men lá rễ cây đều được ươm mầm và nuôi sống từ thiên nhiên, núi rừng. Người Vân Kiều, Pa Kô đã dày công tìm kiếm, chọn lọc và nghiên cứu để chắt lọc những gì tinh túy nhất từ các sản phẩm của núi rừng, của nương rẫy để rồi cho ra đời sản phẩm rượu nếp cẩm vô cùng độc đáo. Bởi thế, Rượu nếp cẩm được coi là kết tinh tinh hoa của đất trời, cây cỏ và cả bao giọt mồ hôi của người làm ra nó. Ngày nay, rượu nếp cẩm đã không còn giới hạn sau mỗi nhà sàn, làng bản của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô mà đã theo chân của du khách trong nước và cả du khách nước ngoài chu du khắp muôn nơi. Và điều này chứng tỏ nét văn hóa ẩm thực độc đáo này của người Vân Kiều, Pa Cô ngày càng được giữ gìn và phát huy.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!  Hằng năm Hội VHNT Quảng Trị luôn tổ chức các cuộc thi sáng tác trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ nhằm động viên, thu hút và tạo sân chơi ý nghĩa cho hội viên chuyên và không chuyên có dịp được tham gia. Bằng nhiều hình thức thể hiện và cảm xúc được ghi lại thông qua mỗi tác phẩm, các văn nghệ sỹ tỉnh nhà đã thể hiện sự tâm huyết cũng như tài năng của mình trên nhiều lĩnh vực từ thơ ca, âm nhạc, hội họa…

PTV: Trong năm 2021 này, trên lĩnh vực mỹ thuật, Hội VHNT Quảng Trị đã chọn 17 tác phẩm xuất sắc nhất của các tác giả để tham dự xét giải thưởng VHNT Quảng Trị năm 2021. Trong chương trình tạp chí VNCN tuần này, mời Quý thính giả cùng gặp gỡ với họa sỹ Nguyễn Thế Hà- một trong những tác giả với tác phẩm “Quê nhà” tham dự giải thưởng lần này qua cuộc trò chuyện với BTV Ánh Tuyết.

1.Thưa họa sỹ Nguyễn Thế Hà! Được biết trong số 17 tác phẩm mỹ thuật tham dự xét giải thưởng VHNT Quảng Trị năm 202, trong đó có 1 tác phẩm của ông. Ông có thể chia sẽ đôi nét về tp này ạ?

Ông Hà trả lời…

2. Vâng! Như ông vừa chia sẽ tp của ông có tên gọi là “Quê nhà”. Lý do khiến ông lựa chọn chủ đề này để sáng tác ạ?

Ông Hà trả lời

3. Và với tác phẩm này, chất liệu cũng như bố cục về không gian được ông thể hiện ntn đề gây ấn tượng với người xem?

Ông Hà trả lời..

4. Thưa hs Thế Hà! Là một họa sỹ gạo cội của tỉnh nhà, qua những tác phẩm mỹ thuật tham gia giải thưởng VHNT Quảng Trị năm 2021; ông có những đánh giá ntn ạ?

Ông Hà trả lời…

5. Vậy theo ông, thông qua những cuộc thi do Hội VHNT tỉnh tổ chức trong thời gian qua có ý nghĩa ntn đối với đội ngũ văn nghệ sỹ và với tư cách là người đi trước ông có những nhắn nhủ ntn đối với các thế hệ văn nghệ sỹ trẻ của tỉnh nhà?

Ông Hà trả lời…

Vâng! Xin cảm ơn những chia sẽ của họa sỹ Thế Hà

Nhạc cắt

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn! Chạm vào ý thức về nguồn cội trong mỗi người dân Đông Hà, tuyển tập Thành phố bên sông Hiếu là cuốn sách không thể thiếu đối với những người yêu quý Đông Hà và với những người muốn tìm hiểu lịch sử của thành phố. Trong đó, những giá trị bất biến của đất và người Đông Hà được khẳng định cùng với niềm tự hào về một thành phố trẻ đã và đang thắp sáng niềm tin, hiện thực hóa những dự cảm tốt lành bằng chính tình cảm ruột rà sâu nặng giữa lòng Quảng Trị yêu thương

PTV: Lần nữa, vẻ đẹp của đất và người Đông Hà hội tụ và ánh lên trên những trang viết bằng chính những câu chuyện từ thuở lập làng trong hơn bảy trăm năm trước tới lúc vươn mình thành một thành phố trẻ bên dòng sông Hiếu. Tuyển tập Thành phố bên sông Hiếu vì thế mà trĩu nặng những gắn bó, trải nghiệm và cảm nhận với Đông Hà của những tác giả đã sáng tác 42 tác phẩm văn xuôi, 109 bài thơ, 19 ca khúc trữ tình gợi nhiều cảm xúc thẩm mỹ. Phần tiếp theo của chương trình, mời Quý thính giả cùng đến với bài viết:

“Thành phố bên sông Hiếu- tuyển tập của vẻ đẹp nguồn cội”

Được Nhà Xuất bản Hội Nhà văn cấp giấy phép xuất bản, tuyển tập Thành phố bên sông Hiếu là một tuyển tập dành riêng cho những vẻ đẹp của Đông Hà trong tiến trình hình thành, dựng xây, bảo vệ và phát triển. Với tinh thần ấy, tuyển tập Thành phố bên sông Hiếu đưa bạn đọc đi từ làng Đông Hà xưa đến phường 3 hôm nay, từ ngôi chợ làng Đông Hà đến trung tâm thương mại Đông Hà, từ Đông Hà đầy nắng và gió đến thành phố của niềm tin và khát vọng vươn lên. Với từng trang sách ấy, bạn đọc sẽ quan sát và tìm hiểu thật sâu sắc lịch sử, văn hóa, phong tục của mảnh đất có làng cổ Đông Hà, làng rèn phường 3, người Mẹ Đông Hà, làng hoa An Lạc, trận tập kích táo bạo, khe Lấp xanh, khát vọng xanh, lời phố trẻ, nhịp chèo sông Hiếu, văn hóa ẩm thực và kiến trúc nhà ở dân gian,… đồng thời cảm nhận những thông điệp thẩm mỹ qua ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ âm nhạc của các tác giả.

Trong đó, những trang viết đầy hoài niệm của các tác giả đã tái hiện một Đông Hà thời mở cõi của cha ông, một Đông Hà mấy mươi năm đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, một Đông Hà thời bao cấp và những trang viết đầy ắp hiện thực thêm đẹp, thêm giàu khắc họa một Đông Hà trẻ trung hôm nay. Những trang sách với nhiều chi tiết cụ thể và thú vị về các chuyện xưa và chuyện nay của Đông Hà như vậy đã làm nên tuyển tập Thành phố bên sông Hiếu là cuốn sách mang nhiều dấu tích thời gian, nhiều màu sắc và tiếng nói cho thấy sự hiểu biết của các tác giả về Đông Hà qua các thời kỳ rất phong phú và Đông Hà để lại trong mỗi người nhiều ấn tượng khó phai qua năm, tháng.

Tuyển tập Thành phố bên sông Hiếu giúp nhiều người dân Đông Hà nhận ra niềm tự hào “Mạch nguồn sông Hiếu phát tích từ núi Tá Linh, ngọn núi cao nhất tỉnh Quảng Trị, thuộc địa phận xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa… một người con Đông Hà, Quảng Trị đã vươn đến tầm cao trên đấu trường quốc tế, đó là xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, vận động viên đoạt huy chương vàng và huy chương bạc tại Olympic Rio, Brazil, 2016. Ông Hoàng Trinh, ông nội anh là người làng Đình Tổ, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà… Người xa quê thành danh như Hoàng Xuân Vinh đã về bên dòng sông Hiếu, uống lại nguồn nước dòng sông quê hương. qua những trang viết của nhà báo Nguyễn Hoàn; hay  trong trang thơ của Nguyễn Đăng Quang cảm nhận tình đất và tình yêu của con người hòa quyện “Em lại dọc triền sông/ Ngày nào mình hẹn ước/ Anh hành quân tuyến trước/ Sông đợi bóng người xa. Bao mùa hoa đi qua/ Làng xưa giờ hóa phố/ Những con đường lộng gió/ Nghe nhịp đời reo vui. Anh về ngọt làn môi/ Trong vòng tay ấm áp/ Cho em nồng mắt biếc/ Hạnh phúc đã dâng đầy. Đông Hà tình em đây/ Hiếu giang lòng anh đó/ Mình cùng xây thành phố/

“Có một ngày ngân lên trong tôi. Tình yêu Đông Hà lời ca tha thiết. Có một ngày đi xa mới biết. Nỗi nhớ Đông Hà da diết không nguôi. Đông Hà phố mộng mơ, hùng tráng. Hiếu giang xanh lai láng nghĩa tình. Em tươi xinh nét cười duyên dáng. Bình minh reo gọi nắng con tim… Có một ngày ngân vang tiếng hát. Hai tiếng Đông Hà thành phố tôi yêu” của tác giả Lê Đàn.

Bên cạnh những ý kiến của giới chuyên môn đánh giá đây là tập sách “góp phần làm giàu tư duy hình tượng văn học và âm nhạc về thành phố, làm phong phú thêm đời sống văn hóa và tinh thần ở Đông Hà” đã có những nhận xét cho rằng tuyển tập Thành phố bên sông Hiếu khiến những người có tư duy logich và tâm hồn tinh tế gặp lại một quan điểm nổi tiếng về nguồn cội: “Một nơi nào đó nếu ta đi về cội nguồn của nó, đi đến tận cùng kinh nghiệm sống của nó thì sẽ bắt gặp cái phổ quát là nhân loại, như trường hợp Raxun Gamdatop với mảnh đất Đaghextan”.

Trích bài hát: Đông Hà tình yêu tôi

PTV: Quý vị và các bạn vừa thưởng thức bài hát: Đông Hà tình yêu tôi- 1 sáng tác của ns Võ Thế Hùng.

Thưa Quý vị và các bạn! Nằm về phía tây của tỉnh Quảng Trị là đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, nơi trú ngụ của đồng bào thiểu số Bru Vân Kiều. Trải qua thăng trầm của lịch sử, những con người nơi đây đã cùng nhau đoàn kết, bảo vệ và xây dựng bản làng đổi mới.

PTV:  Bên cạnh phát huy truyền thống cách mạng, đồng bào ở đây còn bảo tồn, phát triển kho tàng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc. Dân ca Vân Kiều vốn sâu lắng và tinh tế, thấm đẫm chất trí tuệ, sáng tạo gắn kết tính cộng đồng trở thành nhu cầu biểu đạt và chuyển tải tiếng nói của cộng đồng, tạo nên sức sống mãnh liệt, tồn tại trước những diễn biến thăng trầm, bao biến thiên của xã hội. Trong đó, một trong những giá trị văn hóa độc đáo là làn điệu dân ca hát xà nớt được đồng bào gìn giữ qua bao thế hệ.

GIỮ GÌN ĐIỆU HÁT XÀ NỚT CỦA ĐỒNG BÀO VÂN KIỀU

Từ bao đời nay trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, gắn với những nhạc cụ truyền thống, dân ca Vân Kiều đã ăn sâu trong tâm thức của người dân nơi đây, đã trở thành di sản văn hoá góp phần làm phong phú sắc màu dòng nhạc dân ca Việt Nam. Trong đời sống sinh hoạt của mình, người Vân Kiều có rất nhiều làn điệu dân ca, mỗi loại có một cách thể hiện riêng và phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh cụ thể. Trong đó hát xà nớt là một trong những làn điệu dân ca truyền thống của đồng bào nơi đây và thường được dùng để lứa đôi tìm hiểu nhau, đối đáp qua lại giữa người con trai và con gái. Không ai biết lịch sử của làn điệu dân ca này từ đâu mà chỉ biết có từ lâu đời và được kế thừa theo lối truyền miệng từ đời này sang đời khác, được các thế hệ ngườiVân Kiều kế thừa, gìn giữ và phát huy.

P/v: Anh Hồ Văn Hiếu- Nguyên trưởng phòng Văn hóa &Thông tin huyện Đakrong cho biết:

Đối với bất kỳ dân tộc nào thì, hình thức hát dân ca luôn là một nét đẹp trong văn hoá ứng xử đầy chất thơ trữ tình, đằm thắm đã và đang tôn vinh vẻ đẹp văn hóa truyền thống, đặc sắc của dân tộc mình. Cũng như các làn điệu dân ca khác, hát xà nớt là làn điệu dân ca hát theo lối ví von, có cung bậc và giai điệu; một lối hát đối đáp ứng khẩu qua lại với nhau. Đối với các dịp lễ hội như ăn mừng cơm mới, lễ tết hay lễ cưới hỏ của người Vân Kiềui... để hát xà nớt, người hát trước hết phải xin phép già làng, trưởng bản, dòng tộc và gia đình. Trong lúc mọi người đang ăn uống vui vẻ, được sự cho phép của già làng, trưởng bản, người hát sẽ xướng một câu thể hiện niềm vui của mình đang tham dự ở đây. Người tiếp lời sẽ chú ý nghe lời, âm điệu và chuẩn bị câu từ để đối đáp biểu hiện sự đồng tình về tình cảm, niềm vui, từ đó tạo không khí vui vẻ, sôi động cho lễ hội này. Hai người hát với nhau cùng giải bày nỗi niềm từ quá khứ đến hiện tại, kể với nhau về tháng ngày thơ ấu, trải qua bao thăng trầm với những kỉ niệm vui buồn; họ kể về thời gian khó khăn đã cùng nhau vun đắp, đùm bọc, che chở giữa núi rừng ... Đây là làn điệu dân ca thể hiện rất rõ nỗi niềm của mỗi con người nơi đây nên khi nghe hát xa nớt, ai nấy đều xúc động bởi lời hát thiết tha, gần gũi vô cùng.

P/v: Anh Hồ Văn Hiếu- Nguyên trưởng phòng Văn hóa &Thông tin huyện Đakrong cho biết thêm:

Xà nớt là một làn điệu dân ca truyền miệng mang đậm bản sắc văn hóa Vân Kiều; thể hiện sự thông minh, tài ứng xử nhạy bén của con người trong việc mượn cảnh vật thiên nhiên để nói lên tình cảm, khát vọng yêu thương, chinh phục thiên nhiên trong cuộc sống thường ngày của con người. Chính những lời ca, tiếng hát cất lên từ làn điệu dân ca này đã góp phần thắt chặt mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. Tất cả tạo nên sức mạnh tinh thần gắn kết cộng đồng góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp.

Trích

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 06/12/2021 22:26 Lê Vĩnh Nhiên 07/12/2021 09:08

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà