An toàn lao động và việc làm
Danh mục
An toàn lao động và việc làm
NỘI DUNG

Chuyên mục lao động và việc làm 16-12

MC1: Kính chào QV & các bạn! Mời Qv & các bạn nghe chương trình phát thanh Lao Động và Việc làm của Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Quý vị và các bạn thân mến! Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thời gian qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động; đáp ứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm; mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động để tăng thu nhập và từng bước xóa đói, giảm nghèo tại nhiều địa phương.

MC1: Đây cũng sẽ là nội dung chính của chuyên mục lao động và việc làm hôm nay, mời QV & các bạn cùng nghe!

Nhạc cắt

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

MC2: Thưa QV & các bạn! Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp được coi là một trong các giải pháp trọng tâm để đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Theo đánh giá, trong những năm qua, hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh và đi vào chiều sâu, giáo dục nghề nghiệp thu hút được nhiều doanh nghiệp cùng đồng hành giải quyết bài toán nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tạo dựng việc làm bền vững và nâng cao kỹ năng tay nghề cho người lao động.

MC1: Tại Quảng Trị, với mục tiêu: Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo và hiệu quả của GDNN; đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế; gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp để đào tạo và cung ứng lao động có chất lượng cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tại các dự án trọng điểm của tỉnh. Tuyển sinh đào tạo nghề nghiệp cho 16.900 người, trong đó: Trình độ cao đẳng: 700 người; Trình độ trung cấp: 1.500 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên: 14.700 người (đào tạo nghề cho lao động nông thôn 11.000 người). Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đạt 65,88%; trong đó tỷ lệ qua đào tạo nghề đạt 50-55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 32%.

MC2: Để thực hiện các mục tiêu trên, Sở Lao động - TB&XH đã tập trung triển khai các giải pháp chủ yếu, gồm: Đẩy mạnh công tác tuyên thông về GDNN và tuyên truyền giáo dục hướng nghiệp, định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; nâng cao chất lượng các cơ sở GDNN gắn với việc quy hoạch, phát triển mạng lưới và tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo nghề; đổi mới nội dung và hình thức công tác tuyển sinh GDNN; thúc đẩy, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở GDNN với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh trong công tác định hướng đào tạo nghề và giải quyết việc làm; triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế chính sách đào tạo nghề cho các đối tượng trên địa bàn; thực hiện các giải pháp hỗ trợ người tham gia học nghề giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập sau khi tốt nghiệp… Ông Lê Thiên Vinh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng kỹ thuật Quảng Trị cho biết thêm:

Băng ghi âm

MC1: Trong thời gian qua, Quy mô cơ cấu nghề đào tạo được mở dần theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, yêu cầu sản xuất kinh doanh và đòi hỏi của thị trường với danh mục gồm 104 ngành, nghề đào tạo ở các cấp trình độ; cùng với việc đào tạo các nghề phục vụ cho các khu kinh tế, các cơ sở đã đào tạo các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động theo Nghị quyết số 04/NQ-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tái cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

Các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện; đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy nghề không ngừng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo từng bước được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng với nhu cầu của người học; chương trình đào tạo và các ngành nghề được mở rộng phù hợp theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; chính sách hỗ trợ đào tạo nghề được triển khai đồng bộ, đúng đối tượng và đảm bảo hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đến nay chiếm tỷ lệ 65,88%, đạt kế hoạch theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

Nhạc cắt

Tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

MC2: Thưa QV & các bạn!  Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 gọi tắt là đề án 1956 của Chính Phủ đã triển khai được 10 năm. Để thực hiện hiệu quả đề án này tỉnh Quảng Trị đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Nhờ vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương.

           MC1: Trong những năm qua được sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, các chương trình dự án và nguồn vốn xã hội hóa, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã có nhiều chuyển biến. Số lượng người được đào tạo ngày càng tăng. Từ năm 2010 đến nay, chương trình đào tạo nghề đã được UBND tỉnh triển khai một cách đồng bộ, các ngành, đơn vị và các địa phương đã thực hiện tốt các chính sách theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách hướng đến các nhóm đối tượng chính sách, các nhóm đối tượng yếu thế. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án là hơn 57.000 người. 

          MC2: Sau học nghề, lao động nông thôn nắm bắt được những kiến thức mới, công nghệ mới tạo ra nguồn nhân lực có chuyên môn tay nghề, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Sau học nghề có trên 90% số lao động học các nghề nông nghiệp biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã tiếp thu được vào thực tế sản xuất; có trên 80% học viên có việc làm và tăng thu nhập cho bản thân, gia đình, góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương. Anh Hồ Văn Phương, xã Tà Rụt, huyện Đakrông là một trong số 30 học viên trên địa bàn được tham gia khóa học đào tạo nghề xây dựng cho biết:

Ghi âm: tôi đã tiếp thu rồi, trước đây nhìn họ làm thôi, nay đã làm được, nay đã làm tường xây móng, làm sắt được…

MC1: Điểm nhấn của công tác đào tạo nghề trong thời gian này là chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dạy nghề, dạy nghề gắn với việc làm; chuyển mạnh đào tạo nghề từ đào tạo theo năng lực sẳn có của các cơ sở dạy nghề sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KT – XH của cả tỉnh, từng vùng, từng ngành và từng địa phương.

Các cơ sở dạy nghề trong toàn tỉnh đã và đang bắt tay đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác dạy nghề. Trên cơ sở xây dựng kế hoạch dạy và nắm bắt nhu cầu của người học, cần tích cực triển khai nhiệm vụ đào tạo nghề sát với thực tế, thực tiễn. Ông Nguyễn Văn Lương, PCT Hội nông dân tỉnh cho biết:

Ghi âm:

MC2: Từ việc chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, phổ cập nghề cho người lao động góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Gắn đào tạo nghề cho lao động với các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình kinh tế- xã hội khác góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

Chào cuối

MC1: Chuyên mục dạy nghề và việc làm xin được khép lại tại đây, chương trình do… thực hiện, cảm ơn Quý vị và các bạn đã quan tâm lắng nghe, xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Đón nghe: Xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thời gian qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động. Đây sẽ là nội dung của chuyên mục lao động và việc làm được phát sóng vào 11h20 thứ 5, ngày 16-12 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị, mời QV & các bạn đón nghe!

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 08/12/2021 10:31 Lê Vĩnh Nhiên 09/12/2021 08:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà