Hạnh phúc quanh ta ngày 20-12
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình hạnh phúc quanh ta số 43

Nhạc hiệu quảng bá chương trình:

MC1: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Hạnh phúc quanh ta đang được phát sóng trên kênh phát thanh tần số 92,5Mgz và trên kênh facebook Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Chương trình được phát sóng vào 16h30 phút thứ 3 hàng tuần. Hãy cùng sẽ chia về những điều bình dị làm nên hạnh phúc quanh ta.

MC1: Hạnh phúc quanh ta, kết nối và chia sẻ.

Số 43: Vang mãi khúc quân hành

Trích đoạn ca khúc “ hát mãi khúc quân hành”

Thái Hiền rất vui khi được đồng hành cùng Qv & các bạn trong chương trình hạnh phúc quanh ta được phát sóng định kỳ vào 16h30 thứ 3 hàng tuần trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Quý vị và các bạn thân mến! Chúng tôi xin được mượn ca khúc “ Hát mãi khúc quân hành” – 1 ca khúc do nhạc sỹ Diệp Minh Tuyền sáng tác, ca khúc nói lên lý tưởng cao đẹp của biết bao thế hệ người lính đã dâng hiến cả tuổi trẻ, cả cuộc đời mình cho tiếng gọi thiêng liêng của người lính - để thay cho lời mở đầu của chương trình hạnh phúc quanh ta ngày hôm nay. Và ca khúc này cũng là lời chúc mà chúng tôi muốn gửi đến lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nhân 77 năm ngày truyền thống quân đội nhân dân, 32 năm ngày quốc phòng toàn dân, chúc cho các anh, các chị luôn, các đồng chí luôn mạnh khỏe, bình anh, cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, mãi xứng danh là anh bộ đội cụ Hồ. Và vị khách mời sẽ đồng hành cùng chương trình hôm nay xin được trân trọng giới thiệu: Đại tá, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, ông là một người lính và có rất nhiều sáng tác hay về Trường Sơn, về người lính cụ Hồ.

Xin cảm ơn đại tá Nguyễn Hữu Quý đã nhận lời tham gia chương trình.

Chú Quý: Chào Thái Hiền, Chào QV thính giả đang nghe đài….

Thưa QV & CB! Trải qua chặng đường 77 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, QĐND Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành. Và nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, mời QV & Cb cùng chúng tôi ôn lại truyền thống hào hùng, vẻ vang của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam qua tiểu mục câu chuyện cuộc sống ngay sau đây.

Nhạc cắt câu chuyện cuộc sống

Từ mái quê nghèo ra đi, những người lính sao trên mũ, súng trên vai, trái tim vẫn thắm nguyên màu lửa ban đầu. Ngọn lửa ấy thắp lên từ mùa đông thứ nhất, rực cháy lời tuyên thệ của ba mươi tư người lính đầu tiên. Đã có 77 năm cây đa Tân Trào tỏa bóng vào lịch sử. Bữa cơm không muối đầu tiên, trận đánh đầu tiên đã trở thành ký ức chung của người chiến sĩ.

Vị tướng già tóc bạc phơ sau tháng năm cầm quân đánh giặc đặt tay lên vai người lính binh nhì. Trên ve áo người chiến sĩ trẻ có chiếc quân hàm đỏ thắm một sao như lá cờ Tổ quốc. Đó chính là ngọn lửa mang âm hưởng của Phai Khắt - Nà Ngần được bao thế hệ cha anh giữ gìn lưu truyền lại. Bảy mươi lăm năm trường chinh và xây dựng, có thắng có thua, có được có mất nhưng người lính Cụ Hồ vẫn là người lính cua Nhân Dân, vì Nhân Dân phục vụ.

Đó là cội nguồn sức mạnh, tạo nên Việt Bắc, Biên Giới, Điện Biên, làm ra Ấp Bắc, Vạn Tường, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Thái bình cho trăm họ, hạnh phúc cho muôn dân và như nguyện ước của Người “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”, đó cũng chính là tâm - đức người lính. Tâm - đức ấy có trong La Văn Cầu, Phan Đình Giót, Nguyễn Viết Xuân…tiềm ẩn trong muôn vạn chiến sĩ hết mực trung với Đảng, với Dân, với Nước.

Truyền thống ngàn năm được chân lý thời đại tỏa sáng, được Đảng, được Bác Hồ chăm chút xây dựng đã trở thành cốt cách, tinh thần của đội quân cách mạng. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đội quân ấy được gọi là Vệ quốc quân, Vệ quốc đoàn, Giải phóng quân và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tên gọi ấy được nhân dân thừa nhận, cảm phục, mến yêu.

 “Trung với nước, hiếu với dân” là sáu chữ vàng thêu trên lá cờ truyền thống mà Bác Hồ đã tặng cho cán bộ, chiến sĩ Trường võ bị Trần Quốc Tuấn trong ngày khai giảng khóa đầu tiên vào năm 1946. Hiển nhiên đó là truyền thống vinh quang của Quân đội ta được bao lớp chiến sĩ tô đậm thêm bằng mồ hôi và máu. “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Bài học đầu tiên, bài học xuyên suốt của người chiến sĩ là như vậy.

Người lính có quyền tự hào về mình, có quyền được trân trọng, nâng niu những gì mình đã có. Chúng ta ôn lại bài học lịch sử trong cây súng kíp, ngọn tầm vông như cha anh ta từng suy ngẫm trước cọc gỗ Bạch Đằng. Thấm thía hơn bài ca giữ nước. Thuở binh đao ta làm người lính đi đầu, thời thái bình phên dậu lo gìn giữ. Một gốc cây cũng là Tổ quốc, một hòn đá cũng là giang sơn, một bông hoa cũng là gấm vóc non sông. Người lính chúng ta hóa thân vào đất nước của mình.

Quá khứ - Hiện tại - Tương lai, hình tượng người lính vẫn tỏa sáng trong từng trang sách và ở giữa cuộc đời.

          Vâng, kính thưa Qv, tự hào biết bao khi chúng ta có những người lính cụ Hồ, những người đã dành trọn cuộc đời cho non sông, đất nước. Thưa ông Nguyễn Hữu Quý, với cá nhân ông, nếu được nói 1 đôi điều về người lính, ông sẽ nói gì?

          Trả lời

          Vâng, giản dị vậy thôi nhưng cũng đầy tự hào đúng không ạ, vậy ông có thể chia sẻ một chút về kỷ niệm của ông khi lần đầu được khác lên mình chiếc áo của người lính được không ạ? Và cảm xúc lúc ấy của ông như thế nào?

          Trả lời

          Vâng và như ông vừa chia sẻ thì vào năm 1974, ông đã xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi tổ quốc, gia nhập Binh đoàn Trường Sơn. Có thể nói đây cũng là giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến, vậy ký ức của ông về những năm tháng ấy như thế nào?

          Trả lời

          Có một điều mà chúng ta vẫn thường nhắc đến đó chính là tinh thần của người lính, chúng tôi rất muốn nghe tinh thần của những người lính trẻ ở thời điểm đó?

          Trả lời

          Và tình đồng chí, đồng đội của những người lính là một điều rất thiêng liêng đúng không ạ, những người lính trẻ với nhiệt huyết thanh xuân họ cũng dành cho nhau những tình cảm đáng trân trọng. Ông có thể kể về tình cảm của những người lính dành cho nhau như thế nào và có kỷ niệm nào ông nhớ nhất với những người đồng chí, đồng đội của mình?

          Trả lời

          Vâng, và khi chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại, những người lính trở về với cuộc sống đời thường. Có thể, họ sẽ hiếm có cơ hội gặp nhau, những tình cảm và những ký ức của một thời khoác lên mình chiếc áo lính, cùng vào sinh ra tử vẫn vẹn nguyên như thuở nào. Sau đây mời đại tá, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý cùng QV thính giả cùng gặp gỡ và lắng nghe những chia sẻ của một người lính qua tiểu mục kết nối.

Nhạc cắt kết nối

( Chia sẻ của 1 người lính hoặc kết nối với 1 đồng đội của đại tá Nguyễn Hữu Quý để cùng giao lưu, trò chuyện…. )

          Vâng, rất xúc động đúng không thưa Qv. Và như đã giới thiệu ở đầu chương trình thì đại tá Nguyễn Hữu Quý còn là một nhà thơ, và ông đã có rất nhiều tác phẩm hay đã được phổ nhạc.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, đại tá Nguyễn Hữu Quý viết rất nhiều về đề tài chiến tranh và đặc biệt viết rất sâu về thương binh, liệt sĩ. Không điệu đà, không trau chuốt, những câu thơ mộc mạc là tiếng lòng, là những dòng nước mắt kìm nén của người còn sót lại khi nhớ về người đồng chí, đồng đội mình đã ngã xuống vì non sông. Thưa đại tá Nguyễn Hữu Quý, ông có thể chia sẻ 1 chút cơ duyên của mình khi đến với thơ?

Trả lời

Và trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã chọn đề tài về chiến tranh, về người lính, vậy tác phẩm mà ông tâm đắc nhất trong các sáng tác của mình là gì?

Trả lời

Ông có kỷ niệm nào đáng nhớ trong những chuyến đi thực tế, về thăm lại chiến trường để tìm chất liệu cho những sáng tác của mình?

Trả lời

Điều mà ông còn trăn trở, day dứt nhất hiện nay là gì?

Trả lời

Có một tác phẩm của ông mà tôi rất ấn tượng đó là tác phẩm khát vọng Trường Sơn. Bài thơ này cũng được nhạc sỹ Võ Thế Hùng phổ nhạc rất thành công. Ông có thể chia sẻ 1 chút về hoàn cảnh ra đời của bài thơ này?

Trả lời

Và khi bài thơ được nhạc sỹ Võ Thế Hùng phổ nhạc ông có cảm xúc như thế nào?

Trả lời

Vâng và chúng ta cũng thấy đại tá, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đã dành tình cảm rất lớn cho những người lính mãi nằm yên cùng non nước; sự tri ân sâu sắc những người mẹ, người vợ, người con của liệt sĩ. Vì vậy dường như trang viết nào của anh cũng in đậm dấu ấn Trường Sơn.

Thưa đại tá Nguyễn Hữu Quý là một người lính, ông hiểu rõ nhất những nỗi gian truân, những hy sinh lặng thầm của người lính, ông cũng là người thấu rõ nhất sự thiêng liêng khi được khoác lên mình chiếc áo lính đúng không ạ. Vậy theo ông, điều hạnh phúc nhất khi được là một người lính là gì?

Trả lời

Vâng, thật tuyệt với khi được làm một người lính đúng không thưa đại tá Nguyễn Hữu Lính. Xin cảm ơn anh đã đến và chia sẻ cùng chương trình những điều thật ý nghĩa. Xin chúc cho anh, chúc cho những người lính sẽ luôn giữ vững tinh thần “Trung với nước, hiếu với dân”, “Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Và đặc biệt là giữ vững tin thần lạc quan, yêu đời, không lùi bước trước khó khăn. Chúc các anh sẽ luôn sức khỏe vững chắc tay súng để giữ bình yên cho quê hương, đất nước.

Chương trình hạnh phúc quanh ta tuần này cũng xin được khép lại tại đây. Cảm ơn Qv & các bạn đã luôn lắng nghe và chia sẻ cùng chúng tôi. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 14/12/2021 16:30 Lê Vĩnh Nhiên 14/12/2021 16:53

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà