Tạp chí Dân tộc và miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

 

TẠP CHÍ DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

NGÀY 26.12.21

PTV: Xin kính chào đồng bào và các bạn! Đồng bào và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Dân tộc và miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình ngày hôm nay, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi các phóng sự sau đây: Hướng Hóa thực hiện tốt công tác dân số trong tình hình mới. Tiếp đó là nội dung: Hiệu quả từ việc tổ chức thực hiện mô hình nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản. Cuối cùng, mời đồng bào cùng các bạn cùng đến với phóng sự: Cần quy hoạch vùng trồng sắn nguyên liệu bền vững tại huyện miền núi Đakrông. Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.

PS1: Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của các cấp về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trong tình hình mới. Nhờ vậy, nhiều chỉ tiêu, kế hoạch về DS - KHHGĐ đạt và vượt kế hoạch đề ra, góp phần tích cực vào thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hướng Hóa có tổng dân số toàn huyện là 100.596 người với gần 50% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị và sự tận tâm của những người làm công tác dân số, công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn huyện được chú trọng, chất lượng hoạt động ngày một tốt hơn, hiệu quả và thiết thực hơn. Tuy nhiên công tác dân số - KHHGĐ ở huyện miền núi Hướng Hóa vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như tình trạng tảo hôn vẫn còn diễn ra; Tỷ lệ nam, nữ thanh niên tham gia khám sức khỏe trước khi kết hôn chưa được chú trọng, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc sàng lọc để nâng cao chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực. Trước thực trạng đó, để thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, huyện Hướng Hóa đã ban hành nhiều kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh Dân số, chiến lược dân số, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình…

Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2020 tỉ lệ tảo hôn trên địa bàn huyện dao động từ 16,6 - 21,36%, có 692 cặp tảo hôn. Tại những bản làng vùng sâu vùng xa thì tỷ lệ tảo hôn vẫn còn khá cao… Hậu quả của tảo hôn rất nặng nề như đánh mất cơ hội của trẻ vị thành niên trong học tập, việc làm, cơ hội cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe vị thành niên, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em; các bà mẹ trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, sinh con ở tuổi vị thành niên có nguy cơ tử vong đối với mẹ và trẻ sơ sinh cao; ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số, suy giảm giống nòi, chất lượng nguồn nhân lực...

Trước thực trạng trên, UBND huyện Hướng Hóa đã xây dựng đề án “Giảm thiểu tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Hướng Hóa giai đoạn 2021 - 2025”. Mục tiêu của đề án là nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; tạo sự đồng thuận trong xã hội trong việc ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực. 

Ông Phạm Trọng Hổ

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Năm 2020, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn huyện chiếm 28,3%, giảm 1,9%. Đến nay, Hướng Hóa có làng Sung ở xã Thanh đạt 3 năm liền và thôn Hướng Đại xã Hướng Phùng đạt 5 năm liền không có người sinh con thứ 3 trở lên. Để duy trì và thực hiện tốt mô hình này, thời gian qua hoạt động truyền thông tại huyện luôn được quan tâm chú trọng. Theo đó, chỉ tính riêng năm 2019, huyện đã cấp phát gần 5.000 tờ rơi, tranh ảnh tuyên truyền; tổ chức nhiều hô%3ḅi nghị tuyên truyền, các lớp tập huấn về công tác y tế, dân số. Có thể thấy, việc kiểm soát tốt tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên sẽ giúp huyện Hướng Hóa thực hiện hiệu quả nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số. Từ đó, giúp người dân nuôi dạy con thật tốt, yên tâm phát triển kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Bà Trương Thị Thu Thủy

Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh là giải pháp quan trọng nhằm phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi và sơ sinh để những đứa trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Để nâng cao chất lượng hoạt động sàng lọc trước sinh và sơ sinh cũng như cập nhật kịp thời các nội dung mới của hoạt động đề án theo yêu cầu chuyển hướng của công tác dân số trong tình hình mới, Phòng Dân số-KHHGĐ huyện đã phối hợp với khoa sản và các Trạm y tế thực hiện lấy mẫu sàng lọc gửi Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sơ sinh tại Đại học Y – Dược Huế để phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh. Kết quả, năm 2020, số bà mẹ sàng lọc được hỗ trợ đạt 54% và số trẻ sàng lọc được hỗ trợ đạt 88,1%.

Chị Hồ Thị Neng

Thôn Làng Vây, Tân Long, Hướng Hóa, Quảng Trị

Nhằm giúp cho các đối tượng thanh niên, vị thành niên chuẩn bị kết hôn nắm bắt các kiến thức cơ bản về sức khỏe giới tính, sức khỏe sinh sản và KHHGĐ, tình dục an toàn và lành mạnh, thông qua các hình thức như nói chuyện chuyên đề, tổ chức hội thi, hội nghị và sinh hoạt định kỳ, câu lạc bộ tiền hôn nhân được triển khai chủ yếu tại Tân Hợp, Tân Long, Tân Thành và thị trấn Lao Bảo vẫn duy trì và hoạt động có hiệu quả.

Anh Võ Thái Phát

Phó Bí thư Đoàn xã Tân Thành, Hướng Hóa, Quảng Trị

 

Hưởng ứng chuổi sự kiện hướng đến kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Dân số Việt Nam (26/12/1961-26/12/2021), nhiều hoạt động được triển khai nhằm thu hút và lan tỏa đến toàn dân về công tác dân số và các chính sách về dân số. Nổi bật là cuộc thi “Thử thách làm tuyên truyền viên dân số trên nền tảng tiktok, cuộc thi đã lan tỏa mạnh đến cộng đồng và tác động trực tiếp đến đối tượng vị thành niên và thanh niên về lựa chọn và sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp, hạn chế mang thai ngoài ý muốn… Cuộc thi thu hút đông đảo viên chức phụ trách dân số các xã, thị trấn trong huyện hưởng ứng tham gia. Nội dung cuộc thi gồm: Các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác dân số và các kiến thức về lĩnh vực dân số và một số kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình tổ chức thực hiện công tác dân số tại cơ sở.

Sau 03 năm thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/HU, ngày 19/12/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hóa về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới, ngành dân số Hướng Hóa đã triển khai đồng bộ các hoạt động trên các lĩnh vực quy mô, cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số, phù hợp yêu cầu chuyển hướng công tác dân số trong tình hình mới. Nhằm từng bước đưa Nghị quyết 21 vào cuộc sống, ngành dân số đã tìm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số có hiệu quả nhất, phù hợp từng đối tượng cụ thể, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao, tập trung cho nhóm đối tượng là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, vị thành niên và thanh niên.

Ông Phạm Trọng Hổ

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Với chủ đề “60 năm ngành Dân số - Vì một Việt Nam phát triển bền vững”, ngành dân số Hướng Hóa đã xây dựng các mục tiêu về ổn định quy mô dân số, duy trì mức sinh hợp lý, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh ở mức cân bằng. Với những giải pháp mang tính chiến lược cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tin rằng, trong tình hình mới, công tác dân số ở huyện miền núi Hướng Hóa sẽ có những hiệu ứng tích cực và những bước chuyển mình đáng kể để từng bước nâng cao chất lượng dân số và góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện.

 

PS2: Thưa đồng bào và các bạn. Trong nhiều năm qua, việc củng cố, nâng cao chất lượng quản lý tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Hướng Hóa luôn được chú trọng quan tâm. Trong đó nổi bật là mô hình Tổ tiết kiệm và vốn vay thôn bản của Hội LHPN huyện Hướng Hóa do tổ chức quốc tế Plan tài trợ. Mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, không chỉ làm cho chị em thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tiết kiệm mà còn tạo thành nguồn quỹ, hỗ trợ nhau trong cuộc sống, giúp nhau nguồn vốn để sản xuất, chăn nuôi, vươn lên làm giàu. Bây giờ, mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi phóng sự mà chúng tôi thực hiện tại thôn Thanh Ô, Xã Thanh, huyện Hướng Hóa ngay sau đây.

Tiết kiệm và vốn vay thôn bản là một phương thức phát triển dựa vào cộng đồng, trong đó người dân địa phương và phụ nữ là những người tham gia tích cực để nhằm khuyến khích sự tham gia của hộ nghèo nói riêng và cộng đồng dân cư nói chung để xây dựng khả năng tài chính của cộng đồng trong việc huy động các khoản tiết kiệm, sử dụng vốn tiết kiệm để tạo quỹ cho vay và tạo lập quỹ xã hội để hỗ trợ các thành viên trông nhóm khi có nhu cầu. Thông qua quản lý nhóm"Tiết kiệm và vốn vay thôn, bản"; các thành viên được nâng cao kiến thức về quản lý tài chính gia đình, hình thành thói quen tiết kiệm cho cộng đồng. Mô hình nhóm "Tiết kiệm và vốn vay thôn, bản" được tổ chức hoạt động trên địa bàn huyện Hướng Hóa với sự hỗ trợ ban đầu của tổ chức Plan tại Quảng Trị . Mỗi nhóm có từ 10 đến 25 thành viên là các hộ dân trong thôn, sinh hoạt theo từng tháng  với quy định do nhóm đề ra.

 Thôn Thanh Ô, xã Thanh huyện Hướng Hóa là một trong những thôn bản thực hiện có hiệu quả từ mô hình tiết kiệm vốn vay thôn bản. Về phương thức hoạt động trên cơ chế tự quản về kinh tế và hoạt động độc lập, do đó thời gian sinh hoạt, nội dung và các mức đống phí được các thành viên thảo luận và thông nhất chung. Để các nhóm hoạt động có hiệu quả, Hội LHPN huyện và tổ chức Plan đã hỗ trợ cho mỗi nhóm bộ công cụ như: máy tính cầm tay, hòm đựng tiền, sổ tiết kiệm...Các nhóm bầu ra Ban quản lý với năm thành viên bao gồm: Tổ trưởng, thư ký, 2 người đếm tiền và một người giữ hòm tiền. Ngoài ra, để đảm bảo tính dân chủ, minh bạch về tài chính, nhóm sẽ có 3 người giữ chìa khóa hòm đựng tiền, khi được sự nhất trí, đồng thuận của các thành viên trong nhóm thì mới được sử dụng nguồn vốn tiết kiệm.

 

Bà HỒ THỊ XA CA

Thôn Thanh Ô, Xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Tôi vay vốn từ nhóm tiết kiệm này để thoát nghèo. Tôi vay tiền mua con giống để nuôi, sau đó nhân giống để bán cho người khác. Năm đầu tiên thì tôi mua con giống, nhưng năm sau tôi lại dùng số tiền thu được để nuôi con đi học. Trước đây tôi vay 2 triệu nhưng sau đó đã trả được và có tiền trang trải cuộc sống. Tôi rất vui.

Đến hẹn lại lên, đều đặn hàng tháng, các hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Thanh Ô, xã Thanh huyện Hướng Hóa lại tập trung đóng góp tiền quỹ hội, với mức đóng tùy vào từng hội viên. Đây là mô hình “2 biết, 2 hỗ trợ” được chi hội triển khai từ đầu năm 2015, với sự tham gia của các thành viên. Cứ mỗi tháng mỗi nhóm sẽ tổ chức sinh hoạt 2 lần, tại đây các hội viên đã thống nhất đóng từ 1 - 5 con dấu, giá trị mỗi con dấu tiết kiệm từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng. Từ nguồn vốn trên, các hội viên có hoàn cảnh khó khăn được vay từ 1 triệu đến 3 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm và mua giống cây hoặc dùng để đóng tiền học phí cho con. Thời hạn vay tối đa là 3 hoặc 6 tháng, phải hoàn trả lại tiền gốc đã vay cùng với lãi suất 0,5% /tháng. Qua đó, đã giúp cho nhiều chị em phụ nữ dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.


Chia sẻ về những khó khăn khi mới đầu thành lập nhóm tại thôn, chị Hồ Thị Xinh , Trưởng nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản thôn Thanh Ô, xã Thanh, huyện Hướng Hóa cho biết: “Khó khăn khi thành lập nhóm tiết kiệm là kinh tế chị em phụ nữ ở đây còn khó khăn nên khi triển khai hoạt động nhóm nhiều chị em còn e ngại khi tham gia vì sợ không có đủ tiền để đóng. Nhưng với vai trò là nhóm trưởng, bản thân tôi đã thường xuyên động viên nên các chị em ở thôn đến hiện nay đều đã tích cực tham gia vào nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản”.

 

Chị HỒ THỊ XINH

Trưởng nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản thôn Thanh Ô, xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Các thành viên ở thôn Thanh Ô tham gia sinh hoạt, đóng tiền tiết kiệm rất đầy đủ. Các thành viên đều sắp xếp công việc để tham gia với nhóm. Có một số chị em vay vốn để mua con giống chăn nuôi. Có chị thì mua áo quần, đồ dùng học tập cho con. Đa số đều sử dụng vào mục đích hợp lý. Trước đây, trong hội có chị gia đình là hộ nghèo. Sau khi vay vốn thì đã mua bò, dê để nuôi, dần dần thoát nghèo và giờ trở thành hộ khá trong thôn. Tôi hi vọng rằng các chị em thời gian tới sẽ luôn tham gia đầy đủ để cuộc sống của mỗi gia đình được nâng lên.


Hiện nay, ở huyện Hướng Hóa, mô hình nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản  đã được triển khai tại 8 xã vùng Lìa gồm: Ba Tầng, A Dơi, A Túc, A Xing, xã Xy,Thanh, Hướng Lộc, Thuận và xã Húc cùng với các thôn, bản tại 5 xã dọc đường chín như Lao Bảo, Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Khe Sanh với sự tham gia của gần 6.000 hội viên. Từ đó, đã thành lập được 262 nhóm tiết kiệm với tổng số tiền tiết kiệm hơn 42 tỷ đồng, trong đó đã cho hơn 12.000 thành viên vay trên 41 tỷ đồng để phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó nhóm cũng đã xây dựng được quỹ xã hội trên 700 triệu đồng. Nhờ đồng vốn tiết kiệm, nhiều hội viên phụ nữ, đặc biệt là hội viên đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo và giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.

Chị HỒ THỊ TÊ

Chủ tịch HPN xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Hiện tại ở xã Thanh có 6 thôn và 11 nhóm. Tổng số tiền mà chị em thôn Thanh Ô đóng là hơn 12 triệu. Thông qua nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản, chị em trong hội có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế, chăm sóc sức khỏe gia đình, mua dụng cụ học tập cho con.

Trong thời gian tới, để nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản tại huyện Hướng Hóa tiếp tục phát triển và nhân rộng hơn nữa, Hội sẽ tiếp tục nhân rộng và phát triển mô hình này ra toàn huyện. Tiếp theo nữa, sẽ tổ chức các lớp tập huấn để cung cấp, nâng cao kỷ năng sử dụng nguồn tiết kiệm vốn vay thôn bản có hiệu quả hơn nữa. Đồng thời, Hội sẽ mở thêm các hội thảo để chia sẽ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về quản lý tài chính hộ gia đình, tạo thói quen tiết kiệm, đồng thời giúp cho phụ nữ nghèo vùng dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế nhằm cải thiện đời sống gia đình.

 

Chị HỒ THỊ TÊ

Chủ tịch HPN xã Thanh, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Hiện tại 6/6 thôn trong xã đều đã có mô hình tổ tiết kiệm thôn bản. Nhóm hình thành từ năm 2010 do Dự án Plan tài trợ, sau một thời gian thì Dự án không còn hỗ trợ nữa thì chị em vẫn duy trì lại nhóm tiết kiệm này. Chúng tôi muốn chị em biết được cách chi tiêu hợp lý, tiết kiệm được cho gia đình. Số tiền đó để chị em các gia đình giữ một khoản để lo những việc lớn hơn hoặc việc đột xuất. Đến nay, hầu như chị em nào cũng đã biết cách tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Đó là tín hiệu khả quan và đáng vui mừng.

Từ khi xây dựng và phát triển nguồn quỹ hội lớn mạnh, chi hội đã có kinh phí để triển khai các hoạt động: biểu dương khen thưởng hàng năm cho các hội viên tiêu biểu xuất sắc, làm tốt công tác nhân đạo từ thiện; thăm hỏi tặng quà cho các đối tượng chính sách nhân ngày lễ, tết; tặng quà cho tân binh lên đường làm nghĩa vụ quân sự và tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của Hội. Chi hội cũng đã thành lập được đội văn nghệ, thường xuyên đi biểu diễn giao lưu trong các ngày lễ, tết.

 

Những việc làm, hoạt động thiết thực của chi hội đã hỗ trợ chăm lo bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của chị em xóm Nại; giúp hội viên phụ nữ được tham gia học tập để nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật về vật nuôi, cây trồng, được trang bị kiến thức tổ chức cuộc sống gia đình, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm về mọi mặt. Phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân vào Hội cũng được giúp đỡ về ngày công lao động, vốn vay từ nguồn quỹ Hội, quỹ tiết kiệm không tính lãi và được vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội để phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo. Qua đó, chị em ngày càng tin tưởng và gắn bó với tổ chức Hội.

 

PS3: Cần quy hoạch vùng trồng sắn nguyên liệu bền vững tại huyện miền núi Đakrông

 

Thời gian gần đây khi giá thu mua củ sắn tươi tăng cao, người dân đã mở rộng diện tích trồng sắn. Với nông dân đây là tín hiệu đáng mừng bởi vì chuyển sang trồng sắn lợi ích kinh tế đem lại lớn hơn một số cây trồng khác. Tuy nhiên, việc mở rộng ồ ạt diện thì trồng sắn đã khó khăn trong việc tìm đầu ra cũng như công tác quy hoạch đất sản xuất của chính quyền địa phương.

Gia đình bà Hồ Thị Thon thôn Chân Rò xã Đakrông có gần 1ha đất trồng sắn. Với diện tích này, mỗi năm gia đình bà thu hơn 10 tấn sắn, trị giá khoảng 20 triệu đồng. Với diện tích này, nếu trồng rừng tràm thu nhập khoảng 40-50 triệu đồng nhưng phải sau 5-6 năm. Những ngày này gia đình gia đình anh Hồ Văn Héc, thôn Kalu xã Đakrông đang thu hoạch nốt diện tích sắn còn lại. Tuy nhiên, do sắn trồng lâu năm trên một vùng đất nên bị bạc màu, cũ sắn nhỏ, ảnh hưởng đến chất lượng tinh bột nên việc bán ra gặp khó khăn.

 

Anh Hồ Văn Héc

Thôn Kalu, xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị 

Vụ sắn năm nay thương nhân họ tới thu mua rồi, bán rất tốt. tuy nhiên do làm sắn lâu năm, đất bạc màu, năng suất, chất lượng thấp. Bên cạnh đó một số diện tích bị úng ngập gây thối củ. Về phía đơn vị thu mua cũng gặp một số khó khăn, do số lượng ít nên công ty về thu mua chậm, bà con thu hoạch xong phải chờ rất lâu mới nhập được.

Năm 2021, toàn huyện Đakrông có gần 2.500 ha diện tích trồng sắn. Những năm qua, sắn là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân Đakrông, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Cây sắn lâu nay vốn là cây trồng truyền thống, chi phí đầu tư ít, dễ chăm sóc nên khi giá sắn củ tăng, việc chuyển đổi diện tích để trồng sắn là chuyện bình thường đối với người nông dân. Việc áp dụng giống mới để nâng cao năng suất, chất lượng của cây sắn là điều đang khuyến khích để bà con nông dân áp dụng. Mục đích để nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích, giúp sản xuất bền vững, người dân có thu nhập bằng chính cây sắn của mình trên mảnh đất của mình. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích trồng sắn cũng cần sự vào cuộc của cơ qun chức năng địa phương.

 

Ông Trần Đình Bắc

Trưởng phòng NN & PTNT huyện Đakrông, Quảng Trị

Hàng năm huyện duy trì diện tích trồng sắn từ 2200 ha đến 2500 ha. Nguồn lợi từ trồng sắn khoảng 25 triệu /ha tương đương 16 đến 17 tấn/ ha. Trong những năm qua do giá sắn tăng cao nên ở một số nơi bà con tập trung trồng sắn, điều này phá vỡ quy hoạch, từ đó gây ra một số khó khăn như vấn đề đầu ra cho sản phẩm, lượng cung bị thừa nên bà con bị tư thương ép giá; thứ hai việc chăm sóc, cải tạo đất không được đầu tư dẫn đến việc đất đai bị bạc màu, mất chất. Trước tình hình đó, huyện chỉ đạo các xã tuyên truyền cho bà con giữ nguyên diện tích đã được quy hoạch trồng sắn từ 2200 đến 2500 ha để đảm bảo cân bằng giữa diện tích trồng sắn và một số loại cây trồng khác.

   Thực tế hiện nay diện tích sắn trên địa bàn huyện  Đakrông vượt so với quy hoạch do một số người trồng sắn tự phát dẫn đến cung vượt cầu. Chủ trương của huyện vẫn giữ ổn định vùng nguyên liệu sắn hiện có. Bên cạnh đó, khuyến khích người dân chuyển đổi những diện tích trồng sắn không hiệu quả bằng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn, giúp người dân giảm nghèo bền vững và hiệu quả.

 

                                                                      

 

 

 

 

 

 

 

         

                               

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 23/12/2021 09:34 Lê Vĩnh Nhiên 24/12/2021 06:57
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà