Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí văn nghệ chủ nhật 2.1.2022

Trích bài hát mùa xuân: Mùa xuân ơi

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Thưa Quý vị và các bạn! Mở đầu chương trình hôm nay, chúng tôi đang gửi tới Quý thính giả những giai điệu đẹp trong ca khúc: Mùa xuân ơi của nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Thiện.  Bài hát vang lên với những ca từ vui tươi, náo nức cũng giống như tâm trạng của mỗi chúng ta lúc này khi chào đón mùa xuân mới đã đến.

PTV: Vâng! Mùa Xuân là mùa khởi đầu cho một tương lai mới với một chặng đường mới - chặng đường hy vọng…Những người thực hiện chương trình tạp chí VNCN kính chúc Quý thính giả một năm mới an vui, may mắn, hạnh phúc và luôn đồng hành thân thiết cùng chúng tôi trong mỗi số phát sóng của chương trình. Còn bây giờ mời Quý vị và các bạn cùng đến với nội dung chính của chương trình đầu tiên trong năm mới 2022.

Nhạc cắt

1.LẮNG ĐỌNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT “NHỚ PHÚ QUANG” “NHỚ PHÚ QUANG”

Thưa Quý vị và các bạn!

 Trong sự nghiệp sáng tác của mình, nhạc sỹ Phú Quang nổi tiếng với hàng loạt ca khúc về thủ đô Hà Nội, về mùa thu, về mẹ, về tình yêu và thân phận con người được rất nhiều người yêu thích. Với tỉnh Quảng Trị, nhạc sỹ Phú Quang có những kỷ niệm gắn bó từ những ngày đầu lập lại tỉnh. Đặc biệt, hình ảnh của ông vừa đệm đàn piano vừa hát bên dòng sông Thạch Hãn trong chương trình “Khúc tráng ca về 1 dòng sông” của Đài Truyền hình Việt Nam năm 2007 đã gây xúc động sâu sắc đối với đồng bào, chiến sỹ cả nước.

Vừa qua, tại sân khấu Đài PTTH Quảng Trị, chương trình nghệ thuật đặc biệt “Nhớ Phú Quang” đã được tổ chức để tưởng nhớ, tri ân người nhạc sĩ tài hoa này sau khi ông qua đời vào ngày 8/12/2021

 

Chương trình “Nhớ Phú Quang” được mở đầu bằng những ca khúc gắn liền tên tuổi của ông viết về thủ đô Hà Nội, về mùa thu, về tình yêu, về mẹ và người phụ nữ Việt Nam. Điểm nhấn của chương trình là kỷ niệm của Phú Quang với Quảng Trị và tình cảm của khán giả Quảng Trị đối với ông.

Tham gia biểu diễn trong đêm nhạc, bằng tiếng hát của mình, các ca sỹ nổi tiếng trong và ngoài tỉnh như Xuân Hảo, Tịnh Uyên, Kiều Vân, Cẩm Nhung và các nghệ sỹ của Đoàn nghệ thuật truyền thống Quảng Trị đã thể hiện tình yêu và sự say mê với những sáng tác của nhạc sỹ Phú Quang - người nhạc sỹ tài hoa của thủ đô Hà Nội.

Chương trình nghệ thuật đã giúp người yêu nhạc được sống lại với những ca khúc bất hũ của nhạc sỹ Phú Quang, được hoài niệm về những dấu ấn tình cảm, những kỷ niệm gắn bó mà nhạc sĩ Phú Quang đã dành cho mảnh đất Quảng Trị- một mảnh đất nhiều gian lao nhưng sâu nặng ân tình.

2.CỜ CHÒI - TRÒ CHƠI DÂN GIAN ĐẶC SẮC QUẢNG TRỊ

Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hoá do nhân dân sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Với vùng đất Quảng Trị, các trò chơi dân gian được biết đến như đánh đu, đấu vật, kéo co, chọi gà và trò chơi cờ chòi được diễn ra mỗi khi tết đến xuân về.

Cờ chòi là trò chơi dân gian xuất phát từ trong dân gian theo kiểu chơi cờ quân của những người có tuổi, dần dần được các nghệ sĩ chân đất đưa lên sân khấu và trở thành trò chơi truyền thống của người dân các làng quê Quảng Trị trong mỗi độ tết đến xuân về hay trong hội làng. Cờ chòi, trước đây có mặt ở rất nhiều làng quê, nhưng nay chỉ còn được tổ chức ở một số làng như Hà Trung (huyện Gio Linh); làng Diên Sanh, làng Đại An Khê, làng Long Hưng, làng Văn Quỹ, làng Anh Thơ, làng Phú Kinh, làng Hưng Nhơn (huyện Hải Lăng)... Chơi cờ chòi là trò chơi thể hiện tinh thần đoàn kết của các thành viên trong cộng đồng, nơi thư giãn sau một năm lao động vất vả, chuẩn bị bước vào mùa vụ mới.

 

3.Tục cúng "ông Ràn" vào dịp Tết

Cũng giống như bao làng quê thuần nông khác của Quảng Trị, vào những ngày giáp Tết, ngoài việc sửa soạn trang hoàng nhà cửa, mồ mả, cúng đất, một lễ cúng không thể thiếu đối với người nông dân làng Trường Sanh, huyện Hải Lăng là cúng "ông Ràn".

Ông Ràn là cách gọi kính cẩn của người dân quê dành cho vị thần cai quản bầy trâu của gia đình mình, con vật luôn gắn liền với đời sống của người nông dân, song hành cùng với họ trong việc cày bừa, kéo xe, san nền, đạp lúa… Tục cúng ông Ràn là một một tín ngưỡng có từ lâu đời ở những vùng nông thôn Quảng Trị. Trong tâm thức của mọi nhà, trâu gần gũi, thân thương như một người bạn cùng cam cộng khổ với nghiệp nông gia. Ngày nay, khi sự phát triển công nghệ đã đến mức thay thế gần như hoàn toàn các công việc của trâu trên đồng áng, tuy nhiên tục cúng ông Ràn vào dịp xuân về Tết đến luôn là hình ảnh gợi nhớ trong ký ức chúng ta về một miền quê Quảng Trị yên bình, ở đó thể hiện nét đẹp của những con người chân quê, hiền lành dung dị.

 

4. PHONG TỤC ĂN CƠM TẤT NIÊN CỦA ĐỒNG BÀO PAKO, VÂN KIỀU

Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, tết cổ truyền của người Pa Kô, Vân Kiều Quảng Trị có nhiều nét đặc trưng riêng. Trong đó, phong tục ăn cơm tất niên của đồng bào đã có từ lâu đời. Đây là dịp để con cháu trong gia đình sum họp, cùng nhau tạ ơn trời đất, tổ tiên đã cho một vụ mùa bội thu, lúa ngô đầy nhà và cầu mong năm mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Bữa cơm tất niên được đồng bào Pako, Vân Kiều được coi trọng và gìn giữ từ đời này sang đời khác bởi vừa phản ánh tín ngưỡng tâm linh, vừa biểu hiện nét văn hóa truyền thống đặc trưng, mang tính nhân văn sâu sắc. Đây cũng là dịp để anh em trong gia đình, thông gia, làng xóm gặp gỡ, hội ngộ, chung vui, chia sẻ với nhau công việc làm ăn, gắn kết tình cảm gia đình và thắt chặt thêm tình đoàn kết thôn bản, hướng về một cuộc sống đủ đầy. Vậy nên, dù công việc có bận rộn đến đâu, con cháu trong gia đình vẫn cố gắng sắp xếp thời gian về sum họp cùng gia đình trong ngày cơm mới. Trải qua bao biến thiên lịch sử, phong tục độc đáo này vẫn trường tồn, được đồng bào lưu giữ và phát huy.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là trong những ngày tết đến xuân về, mỗi làng quê đều tổ chức các trò chơi dân gian sôi động nhằm mang lại không khí đầm ấm, vui tươi, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã.

PTV: Cũng như bao vùng quê khác trên đất nước VN, trò chơi dân gian  Quảng Trị được tổ chức trong những ngày đầu năm mới là sự kết tinh của trí tuệ, mang vẻ đẹp nhân văn, nghệ thuật giải trí, giàu cá tính sáng tạo. Cùng với thời gian, đến nay trò chơi dân gian Quảng Trị vẫn được nhiều làng quê tổ chức trong những ngày đầu xuân mới. Trong không khí náo nức của mùa xuân, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo này qua bài viết:

“TRÒ CHƠI DÂN GIAN-Trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Quảng Trị”

Trích nhạc không lời: (dòng máu lạc hồng)10s

Từ xa xưa, cha ông ta đã sáng tạo ra nhiều trò chơi dân gian, góp phần tạo nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa cổ truyền dân tộc. Các trò chơi thường được tổ chức quy cũ trong lễ hội, tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu, làm phong phú đời sống văn hoá tinh thần của cư dân các vùng miền của đất nước. Đối với vùng đất Quảng Trị, không biết tự bào giờ các trò chơi dân gian đã xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân ta đặc biệt là mỗi khi Tết đến xuân về.

 

P/V: Bà Cái Thị Vượng- Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hoá do nhân dân sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng .Ở Quảng Trị, ngày xưa các trò chơi dân gian thường được diễn ra trong các ngày đầu năm mới, những dịp lễ tết, các ngày hội làng đã mang lại không khí đầm ấm, vui tươi, tinh thần đoàn kết trong cộng đồng làng xã. Khi nhắc đến trò chơi dân gian Quảng Trị, trong ký ức của nhiều người vẫn luôn nhớ rõ những trò chơi đã gắn bó với tuổi thơ của mỗi người.

 

P/V: Ông Trương Đình Anh- TP Đông Hà chia sẽ:

Trích

Ở mỗi miền quê Việt Nam, dù là thành thị hay nông thôn, dù là miền núi hay đồng bằng, miền xuôi hay miền ngược, cứ mỗi độ Tết đến, xuân về lại rộn ràng trong tiếng trống hội, tiếng hò reo vui mừng của các trò chơi dân gian. Những trò chơi dân gian trong dịp Tết, lễ hội đã ăn sâu vào tiềm thức tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. So với những dịp khác, trò chơi dân gian trong những ngày đầu nă mới có phần đặc biệt hơn với bầu không khí sôi động, háo hức tinh thần đua tranh và đầy ắp tiếng cười. Những trò chơi dân gian đó không đơn thuần là những trò vui tiêu khiển mà nó chứa đựng những nét đẹp văn hóa và mang giá trị truyền thống dân tộc.

P/V: Ông Trương Đình Anh- TP Đông Hà nói thêm:

Đối với những lớp người đi trước, tuổi ấu thơ và thời niên thiếu được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã là những bậc trung, cao niên, còn lớp trẻ, nhất là thanh thiếu nhi rất hiếm khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em khi được hỏi đến, không khỏi ngỡ ngàng và không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Thế nên xuất phát từ thực tế đó, thời gian qua việc khôi phục trò chơi dân gian đã được ngành văn hóa coi trọng, đặc biệt là trong các trường học đã đưa các trò chơi dân gian vào những tiết học ngoại khóa

P/v: Cô giáo Võ Thị Đài Trang- Trường Tiểu học Đông Thanh-TP Đông Hà.

Trò chơi dân gian là loại trò chơi được xem như là một di sản văn hóa phi vật thể trong kho tàng văn hóa của Việt Nam. Với vùng đất Quảng Trị, trò chơi dân gian cũng có mặt từ thời xa xưa và đến nay được nhân dân tại một số địa phương vẫn kế thừa. Đây là loại trò chơi mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử và gắn kết tình làng nghĩa xóm thân thương.

P/v: Bà Cái Thị Vượng- Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị nói thêm:

Từ xa xưa, trong dịp tết đến xuân về, các trò chơi dân gian là phần không thể thiếu bởi nó luôn có sức thu hút vì mang đến những tiếng cười vui vẻ không khí sôi động, rạo rực của tinh thần đua tranh. Ra đời và gắn bó lâu dài trong sinh hoạt văn hóa tinh thần của bao thế hệ, trước sự phát triển của xã hội hiện nay, hy vọng rằng trò chơi dân gian sẽ tiếp tục là món ăn tinh thần của người dân Quảng Trị đặc biệt vào mỗi dịp đầu xuân mới.

Trích bài hát: Xuân đã về trên bầu trời Quảng Trị

 

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa quý vị và các bạn! Thưởng ngoạn mứt Tết đã trở thành một thú ẩm thực trong phong tục Tết của người Việt. Thế nên, trong những ngày tết đến xuân về, không khí  làm mứt để chuẩn bị cho những ngày tết cũng trở nên tât bật, nhộn nhịp trong từng căn bếp. Chúng ta hãy cùng đến với bài viết của CTV Bội Nhiên với tựa đề “Mứt Tết của Mạ” để cảm nhận về hương vị của món mứt ngày Tết Quý vị nhé!

Mứt Tết của Mạ

Vào mỗi tháng Chạp âm lịch hàng năm, khi những cơn mưa dầm cuối Đông và những đợt rét đậm rồi rét ngọt kéo dài phả hơi lạnh khắp quê nhà Quảng Trị, ở hầu hết các gia đình lại chuẩn bị làm mứt Tết. Và, đó là khoảng thời gian thật kỳ diệu của đời sống gia đình nói riêng, đời sống cộng đồng nói chung trước ngưỡng cửa mùa Xuân và Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Khi có cơn nắng hiếm hoi của tháng Chạp, Ba tôi dọn giàn sắn dây ngoài vườn để nhổ lên những củ sắn dây to, dài hứa hẹn vị ngọt bùi và Mạ tôi mua gừng, mua dừa, mua cà rốt về chuẩn bị làm mứt Tết. Rồi mấy chị em xúm xít giúp Mạ rửa sạch và gọt vỏ từng củ gừng sau đó chen nhau đứng ngồi nhìn Mạ thái từng lát gừng không dày mà cũng không quá mỏng. Mà việc thái gừng thường được người dân quê tôi, Mạ tôi gọi là “xắt” gừng. Khi những công đoạn khác như ngâm gừng đã xắt vào âu nước giếng pha chanh và muối, rửa nhiều lần bằng nước sạch, luộc gừng,… được làm xong, Mạ cho gừng và đường cát trắng tinh vào chảo gang trộn đều. Đường tan chảy rất nhanh, ngập hơn nửa chảo gừng. Sau 15 phút, chảo gừng ngập nước đường được đặt lên bếp lửa mà trong lúc đang đang sôi, Mạ dùng đũa đẩy gừng ra quanh chảo để giữa lòng chảo hình thành vòng tròn nước đường rỗng để dùng chiếc vá múc nước đường rưới đều lên gừng. Đến lúc nước đường trong chảo đã cạn và các lát gừng dần khô, Mạ duy trì hơi nóng trong bếp chỉ bằng than rồi nhanh tay xóc đều gừng trong chảo. Khi ấy, mùi hương của mứt gừng bắt đầu lan khắp nhà, ngỡ như Tết Nguyên đán đã về và được ấp iu trong gia đình…

Làm mứt sắn dây, Mạ tôi chọn củ sắn thật tròn, thật thẳng rồi lột vỏ, rửa sạch, xắt thành từng lát dày khoảng 2 milimet, luộc chín. Khi các lát sắn dây đã nguội thì Mạ cho vào chảo cùng đường cát trắng và bắt đầu rim trên lửa cho tới khi thành món mứt sắn dây có vị bùi, vị ngọt và mùi thơm thanh mát,... Năm nào có nhiều thời gian rỗi hơn và đặc biệt là tiền lo Tết khá hơn là Mạ tôi làm thêm mứt bí đỏ, mứt cà rốt, mứt bí đao, mứt dừa. Mỗi chảo mứt gừng, mứt sắn dây hoặc mứt bí đỏ, mứt cà rốt, mứt bí đao, mứt dừa vừa rời bếp than, bao giờ Mạ cũng cho những lát mứt vừa được lớp đường bao bọc mà Mạ quen gọi là “áo” vào khay cạn, rải đều cho ráo, cho nguội rồi mang phơi nhanh trong nắng nhẹ và gió thưa bên hiên nhà. Trong làn nắng mỏng và từng sợi gió nhẹ, từng phút một, mỗi một lát mứt uốn cong, cứng cáp và trở nên trắng tinh khôi, thơm ngát như bông hoa huệ vừa nở, như nụ cười thơ ngây của con trẻ đang háo hức đợi Tết cổ truyền của dân tộc mình…

Theo Mạ làm mứt đón Tết, con trẻ chúng tôi quây quần bên bếp lửa hồng mà nhìn mà ngắm và học tập sự khéo léo và tỉ mỉ của Mạ, hít hà mùi thơm, vị ngọt mỗi lúc mỗi nhiều trong không gian và nói với nhau biết bao câu chuyện đã đến với mỗi người, những câu chuyện học hành trong năm cũ sắp hết cùng những dự định, ý muốn trong năm mới. Nghe chuyện của các con, thỉnh thoảng trên gương mặt của Mạ tôi ngời lên niềm vui khó tả… Cứ thế, trong mỗi lần chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền về sau, bao giờ chúng tôi cũng nhớ và mong được cùng Mạ làm món mứt gừng thơm ngon rất tốt với sức khỏe trong những ngày Tết vẫn còn hơi lạnh cuối Đông, món mứt sắn dây ngọt bùi ẩn chứa một vị thuốc dân gian, mứt dừa ngọt lịm cùng bao món mứt khác thật ngon, thật đẹp  để cúng Tổ tiên, ông bà và đãi khách, góp phần làm nên tâm hồn của mỗi người con trên quê nhà Quảng Trị.

Trích bài hát Quảng Trị

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Như thông tin chúng tôi đã chia sẽ trong phần đầu của Tạp chí VNCN hôm nay, chương trình nghệ thuật “Nhớ Phú Quang” vừa được Đài PTTH Quảng Trị tổ chức  đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng những người yêu nhạc. Nhân dịp đầu xuân mới, mời Quý vị và các bạn cùng BTV Ánh Tuyết gặp gỡ với anh Cáp Anh Tú- ở TP Đông Hà, một người thuộc thế hệ 6X rất đam mê với âm nhạc Phú Quang để nghe những chia sẽ và cảm xúc của anh với những tác phẩm bất hũ của người nhạc sỹ tài hoa này.

Trích: Em ơi Hà Nội Phố.

1/PTV: Thưa anh Cáp Anh Tài, vừa rồi chúng ta đã cùng nhau thưởng thức trích đoạn của bài hát: “Em ơi Hà Nội Phố” - một nhạc phẩm nổi tiếng của nhạc sỹ Phú Quang. Được biết anh là một người rất đam mê với các tp âm nhạc của người nhạc sỹ tài hoa này. Vậy anh cảm nhận ntn về âm nhạc Phú Quang ạ?

Anh tài trả lời…

2/và đối với cá nhân anh, nhạc phú gắn với những kye niệm nào hay ko ạ?

(Đối với tôi…)

3/ vâng! Anh vừa nhắc đến quãng thời sinh viên của mình rất gắn bó với âm nhạc Phú Quang. Và nhân đây anh có thể chia sẽ một vài kỷ niệm đáng nhớ lúc bấy giờ đc ko ạ? Băng 2

Trích bài hát: Im lặng đêm Hà Nội

4/ Quý vị và các bạn vừa thưởng thức bài hát: “ Im lặng đêm Hà Nội’- một sáng tác của nhạc sỹ Phú Quang. Thưa anh Cáp Anh Taì! Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Phú Quang viết rất nhiều ca khúc với nhiều chủ đề khác nhau như về Hà Nội, về mùa thu, về mẹ, về tình yêu…Vậy trong các nhạc phẩm gắn với những câu chuyện đó, anh thích nhất chủ đề nào trong âm nhạc của ông?

Anh tài trả lời…

5/ Thưa anh, ngày 8.12 vừa qua, nhạc sỹ Phú Quang đã mất sau hai năm chống chọi với bệnh tật. cảm xúc của anh ntn khi hay tin người nhạc sỹ ấy qua đời>

(Băng2)

6/vâng! Để tưởng nhớ ông, vVừa qua chương trình Nghệ thuật “Nhớ Phú Quang” đã được Đài PTTH Quảng Trị tổ chức. Và chắc chắn anh cũng đã theo dõi. Vậy qua chương trình này, là một người yêu nhạc Phú Quang, anh nghĩ ntn về ý nghĩa của Đêm nhạc “Nhớ Phú Quang” mang lại?

Anh Tú trả lời…

Vâng! Xin cảm ơn những chia sẽ của anh Cáp Anh Tài và chúc anh sẽ luôn sống mãi với những nhạc phẩm tuyệt vời của Phú Quang.

Trích bài hát: Lời rêu

Quý vị và các bạn thân mến! ca khúc Lời rêu- một bài hát được NS Phú Quang phổ nhạc dựa trên bài thơ cùng tên của một nữ tài danh quê Quảng Trị- nhà thơ Nguyễn Thị Hoàng cũng đã khép lại Tạp chí VNCN tuần này tại đây. Một lần nữa nhân dịp đầu xuân mới, kính chúc mọi người mọi hà sức khỏe, hạnh phúc và bình an. Hẹn gặp lại Quý thính giả trong những chương trình lần sau.

 

Trò chơi dân gian Quảng Trị

P/V;

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 30/12/2021 10:54 Lê Vĩnh Nhiên 30/12/2021 10:58

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà