tạp chí VNCN 16.1
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí văn nghệ chủ nhật: 16.1.2021

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn đang đến với chương trình Tạp chí VNCN tuần này. Trong chương trình hôm nay, chúng tôi xin gửi đến Quý thính giả những nội dung đáng chú ý sau đây:

- Giới thiệu sách Hùng Vương thánh tổ Ngọc Phả

-Tục dựng nêu trong ngày Tết của người Quảng Trị

-Mùa xuân trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Văn Trình

-Bài viết: Chợ Tết làng quê của CTV Bội Nhiên-

-Tìm hiểu về Món bánh ít của làng Kim Giao, xã Hải Dương, huyện HL.

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

1. Giới thiệu sách Hùng Vương thánh tổ Ngọc Phả

Thưa Quý vị và các bạn! Vừa qua, Sở Thông tin & Truyền thông phối hợp với Nhà xuất bản Dân Trí tổ chức buổi tọa đàm “Lịch sử thời đại Hùng Vương qua khảo cứu Hùng Vương thánh tổ Ngọc Phả”.

Cuốn sách này cung cấp các tư liệu ngọc phả về Hùng Vương được lưu truyền ở ngôi đền cổ “Hùng Vương từ” tại thôn Vân Luông của thành phố Việt Trì. Các tư liệu được nghiên cứu khảo sát trên các bản gốc chép tay trên giấy dó lưu giữ tại Ban quản lý di tích đền Vân Luông, kết hợp đối chiếu với bản sao năm Bảo Đại thứ 33 (1938) được lưu trong Thư viện Khoa học xã hội Việt Nam. Nội dung bao gồm các phần: Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, Hùng Vương tự lệ, Nam Việt Hùng Thị sử ký, Văn chào dùng để cúng ở lăng thờ Sơn Tinh trước đền. Bản chữ Nôm kèm phiên âm chữ quốc ngữ, các sắc phong của đền Vân Luông, khảo luận Ngọc phả và tục thờ Hùng Vương trên miền đất Tổ……

2.Tục dựng nêu ngày Tết của người Quảng Trị

Từ bao đời nay, với người Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày hội lớn của dân tộc bởi Tết là khoảng thời gian diễn ra rất nhiều phong tục, nét sinh hoạt văn hóa được người dân gìn giữ qua qua nhiều thế hệ. Một trong những tục lệ rất độc đáo của người Việt và các làng, xã Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng là lễ dựng nêu đón Tết cổ truyền hàng năm…

Giữ gìn mỹ tục ngày Xuân, nhiều làng quê ở tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ dựng nêu đón Tết hàng năm, nổi tiếng như làng Võ Xá của xã Trung Sơn, làng Gia Bình của xã Gio An, huyện Gio Linh và nhiều thôn, xã của  huyện Triệu Phong, các chùa trên địa bàn huyện Hải Lăng… Nhiều nghiên cứu văn hóa khẳng định rằng, cây nêu tạo nên thế cân bằng trong sự vận hành thay đổi giữa năm cũ và năm mới ở cộng đồng làng xã của người Việt trong khoảng thời gian người Việt yên tâm đón Tết, vui Xuân với những phong vị đặc sắc và ý nghĩa như đã đúc kết thành một cặp câu đối nổi tiếng:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

3. Kăn chék- Món ngon của người Pako

Bao đời nay, người đồng bào Pa Kô ở đại ngàn Trường Sơn luôn sống hòa mình vào thiên nhiên. Chính vì vậy, họ có nhiều phong tục văn hóa dân tộc đặc sắc, trong đó có ẩm thực. Bên cạnh những món ăn truyền thống thì món kăn chék (món cá nướng gói) được kết tinh từ những gì tinh túy mang nhiều ý nghĩa trong cuộc sống đời thường của người Pa Kô.

Sau những giờ lao động vất vả, người Pa Kô thường xuống sông, suối bắt tôm, cá về chế biến các món ăn ngon và sinh hoạt văn hóa văn nghệ. Món kăn chék được chế biến từ những loại cá nhỏ sinh sống ở môi trường tự nhiên như vậy. Việc gói cá trộn đều với các gia vị vào trong lá chuối, phía trên cùng túm gọn, cột bằng dây thân cây chuối lại tượng trưng cho tình cảm mật thiết, tấm lòng chịu thương, chịu khó, tỏ lòng biết ơn với bà Kăn Chék, người có công sáng tạo ra món ăn cao quý đầy ý nghĩa . Trải qua bao biến thiên của lịch sử đến nay, mỗi dịp lễ, ngày hội hàng năm của người Pa Kô, món  kăn chék trở thành món ngon để đãi khách quý.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Chúng ta đang ở trong không khí của những ngày đầu xuân. Mùa xuân luôn là đề tài bất tận của các thi sỹ từ xưa đến nay với nhiều tác phẩm đi vào lòng người. Với nhà thơ Nguyễn Văn Trình- Hội VHTNT Quảng Trị, mùa xuân cũng mang lại những cảm xúc đặc biệt được ông gửi gắm qua nhiều bài thơ của mình. Chúng ta hãy cùng đến với những chia sẽ của nhà thơ NVT qua phần trò chuyện cùng BTV Ánh Tuyết để tìm hiểu về chủ đề mùa xuân trong sáng tác của ông.

Trích đọc thơ xuân

1.PTV: Cảm ơn nhà thơ NVT đã gửi đến chương trình những vần thơ về mùa xuân. Thưa ông! Trong 4 mùa của đất trời, thì mùa xuân luôn trở thành niềm cảm hứng bất tận của các nhà thơ. Ông có thể cho biết lý do tại sao ạ?

Ông Trình trả lời…

2.Thưa ông, vậy với mỗi thời kỳ khác nhau; chủ đề mùa xuân được các thi sỹ thể hiện ra sao ạ?

Ông Trình trả lời…

3. Còn với nhà thơ NVT, những rung động về mùa xuân được ông gửi gắm trong những sáng tác của mình ntn ạ?

Ông Trình trả lời…

4.PTV: Thưa nhà thơ NVT. Vậy khi viết về mùa xuân, những hình ảnh nào được ông tập trung thể hiện?

Ông Trình trả lời…

5.PTV: So với các chủ đề khác, chủ đề mùa xuân luôn mang lại trong ông những cảm xúc đặc biệt nào?

Ông Trình trả lời…

6.Thưa nhà thơ NVT. Chúng ta đang ở trong không khí của những ngày đầu năm mới, Xuân Nhâm Dần 2022. Tết Nguyến Đán đang đến cận kề. Vậy trước thềm xuân mới ông có thể chia sẽ những niềm tin, kỳ vọng của mình ntn ạ?

Ông Trình trả lời..(Gắn với năm Dần.)

Trích đọc 1 bài thơ Xuân

Trích bài hát:

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Khi trên những thân cành của hàng cây bàng ở hai bên ngõ làng vừa hé đầy lộc non là lúc Tết cổ truyền của dân tộc đang đến thật gần. Và đó là thời điểm người dân ở những làng quê mộc mạc sửa soạn đi phiên chợ Tết vào những ngày cuối năm. Chừng mới hai giờ sáng đã nghe tiếng người gọi nhau đi chợ, tiếng bước chân dần thêm nhộn nhịp, tiếng gà vịt kêu trong sọt gánh hàng, tiếng thuyền máy chở khách đến chợ trên quãng sông chảy qua làng, tiếng xe đạp và xe máy lạo xạo trên đường làng... Những âm thanh ấy cứ tiếp nối nhau, đan quyện vào nhau và tạo ra cảm giác ấm áp, thanh bình đến lạ. Chúng ta hãy cùng đến với cảm nhận của CTV Bội Nhiên với bài viết “Chợ Tết làng quê”

Chợ Tết làng quê

Chợ Tết làng quê bình dị từ hàng hóa đến cách bày biện, mua bán. Thứ gì, thức nấy cũng đều được bày bán trong những rổ, rá, thúng, mẹt, nong, nia, lồng được làm bằng tre, mây, nan, nứa... Mỗi gian hàng cũng được làm bằng tre, mái lợp rạ lợp tranh và  những gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, tôm, gạo, nếp, đậu xanh, mộc nhĩ, miến, măng khô, cau, trầu, chuối, hương, đèn, nến, bồ kết, gương, lược, quai nón, giấy ngũ sắc, lá chuối, lá dong, sợi lạt, đồ chơi trẻ con bằng đất sét như con tò he, bột lọc, cụm bông giấy và bông vạn thọ, cúc đại đóa, đôi guốc, bật lửa, chai dầu, mứt, kẹo, bánh, hạt dưa, chai rượu, vàng mã, kim chỉ... như hòa lẫn vào nhau với tất cả hình dáng, sắc màu và âm thanh của chúng. Vậy nên, chợ Tết ở làng quê bao giờ cũng đặt vào lòng người đến chợ sắm các thứ chuẩn bị đón Tết, vui Tết cùng người xem chợ Tết cảm giác thật gần gũi như đang ở trong gian nhà rộng của một gia đình lớn.

Qua bao thay đổi bất tận của đời sống, phiên chợ Tết ở làng quê Việt Nam vẫn còn trong ký ức của những người từng đến chợ sắm những thứ cần dùng trong những ngày Tết, những người nông dân bán sản phẩm vườn nhà, những cậu con trai và cô con gái tai thích nghe tiếng nói thầm, mắt tìm mắt rồi hẹn hò nhau, nhắn gửi tâm tình trong buổi Xuân mới. Để rồi mỗi khi hình ảnh phiên chợ Tết ở quê nhà lại tràn trong nỗi nhớ cội nguồn, nhiều người đọc lại bài thơ Chợ Tết của nhà thơ Đoàn Văn Cừ để gặp lại khung cảnh chợ Tết tưng bừng ở làng quê:

…Người mua bán ra vào đầy cổng chợ

Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ

Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản

Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ Xuân

Cụ đồ Nho dừng lại vuốt râu cằm

Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ

Với đặc trưng là những phiên chợ phục vụ việc đón Tết của mọi người và mọi nhà, chợ Tết được tổ chức trong những ngày gần Tết hoặc trong ba ngày Tết. Ở Quảng Trị, những phiên chợ Tết đã có từ rất lâu và hầu như tất cả các chợ làng trên địa bàn đều tổ chức chợ Tết vào dịp người người, nhà nhà chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Bên cạnh đó, một số làng tổ chức chợ Tết vào một trong những ngày Tết, trong đó nổi tiếng nhất là chợ đình Bích La ở làng Bích La của xã Triệu Đông (nay là xã Triệu Thành) huyện Triệu Phong. Được thời gian và chính người dân làng Bích La lưu giữ từ đời này qua đời khác, phiên chợ Tết ở đình Bích La đã trở thành lễ hội chợ đình Bích La. Được tổ chức vào sáng sớm của ngày mồng ba Tết ngay tại đình làng từ hàng nghìn năm nay với những hoạt động thể hiện truyền thống văn hóa của người dân quê và tín ngưỡng dân gian của nền văn minh lúa nước, chợ đình Bích La mang vẻ đẹp và bản sắc riêng của người dân Bích La trong văn hóa ứng xử đã làm nên cầu nối giữa du khách thập phương với làng Bích La đồng thời không gian rộng mở của phiên chợ Tết ở đình làng góp phần nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người dân của làng Bích La.

Cứ thế, những phiên chợ Tết ở làng quê Việt Nam có dáng vẻ, sức sống và linh hồn không thể phai nhòa. Và, minh chứng của sức sống lâu bền của chợ Tết ở làng quê là đây đó trên đất nước Việt Nam đến nay vẫn có những phiên chợ Tết nổi tiếng. Những phiên chợ Tết được tổ chức ở mọi miền đất nước luôn giúp mọi người, mọi nhà sắm sửa, chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc với hy vọng cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Trích bài hát: Chợ Tết quê em.

PTV: Thưa Quý vị và các bạn!

Tết đến xuân về là khoảng thời gian mọi người cùng được quay quần bên gia đình để trò chuyện, cùng nhau thưởng thức những món ngon ngày tết. Ngoài các món ăn cổ truyền như bánh chưng, bánh tét, dưa hành.. thì Quảng Trị còn một món ăn vào dịp lễ tết mà hầu như nhà nào ở nông thôn cũng có đó là món bánh ít lá gai. Tuy là món ăn dân dã nhưng quá trình làm bánh ít cũng khá công phu và khéo léo.

PTV: Cũng như mọi miền quê trên đất Quảng Trị, chiếc bánh ít gắn bó với người dân làng Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng từ lâu đời. Đến nay nhiều hộ gia đình vẫn gắn bó với nghề làm bánh ít truyền thống và truyền lại cho con cháu trong gia đình như gìn giữ một nét văn hóa ẩm thực đã có từ xa xưa của ông cha.

Hương quê

 Làng Kim Giao, xã Hải Dương là một trong những vùng đất lúa nổi tiếng của huyện Hải Lăng. Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến đây là một ngôi làng cổ thật đẹp và nên thơ với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình. Vùng quê ấy gắn với mùi vị của đồng đất, của hương lúa thơm tho đã có tự bao giờ. Những hạt lúa không phụ lòng người và tình đất quê nhà  luôn khoe sức mình phơi phới dưới ánh mặt trời...để rồi từ hạt ngọc thơm tho ấy, bằng bàn tay khéo léo của những người phụ nữ chân quê...đã làm ra một thứ đặc sản đó là những chiếc bánh ít không chỉ độc đáo mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Để tìm hiểu về món bánh ít truyền thống của làng, những ngày đầu xuân chúng tôi có dịp đến thăm gia đình của bà Trương Thị Đào- một trong những người gắn bó lâu năm và nổi tiếng với nghề làm bánh ít. Bà Đào vốn sinh ra và lớn lên tại làng Kim Giao thế nên chiếc bánh ít trở thành 1 phần ký ức đáng nhớ của bà, đặc biệt vào mỗi dịp hội làng hay tết đến xuân về, những chiếc bánh ít luôn có mặt trong mâm cơm của gia đình như một phần không thể thiếu.

P/v: Bà Trương Thị Đào -Làng Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng

Ở các vùng nông thôn ngày trước, khi cuộc sống còn khốn khó thì những khi công việc đồng áng nhàn rỗi, các bà các mẹ thường làm các loại bánh để cho các con có dịp thõa thèm, cho cha mẹ đổi chút khẩu vị. Đặc biệt những khi việc nhà cưới hỏi hay đám giỗ thì việc làm thêm những món bánh mới là chuyện không xa lạ. Trong đó bánh ít là loại bánh thân thuộc với các nguyên liệu có sẵn trong vườn nhà mà các bà các mẹ hầu như ai cũng có thể làm được. Muốn bánh được ngon và có hương vị đặc biệt, người làm bánh phải kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu, rồi khâu bắt bánh để khi ăn, bánh không chỉ đẹp mắt mà còn phải mịn, thơm dẻo và không bị ướt. Gần cả cuộc đời gắn bó với công việc gói bánh ít, bà Trương Thị Đào đã có những kinh nghiệm gói bánh thật ngon.

P/v: Bà Trương Thị Đào -Làng Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng

Để duy trì món bánh ít truyền thống của gia đình, hiện nay bà Trương Thị Đào đã truyền nghề cho con dâu là chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung. Với sự hướng dẫn tỷ mỹ của bà Đào, chị Nhung cũng đã thuần thục với công việc gói bánh ít của gia đình. Hằng ngày, chị cùng những người trong nhà đều đặn gói bánh ít và bán tại ngôi chợ làng. Bánh của gia đình chị bao giờ cũng ngon và đẹp mắt bởi sự khéo léo của người gói.

P/v: Chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung- Làng Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng

Chiếc bánh ít giản dị nhưng mang nhiều ý nghĩa của người dân quê Quảng Trị, nó dung dị nhưng thấm đượm tình thương, như gói trọn cả tình làng  nghĩa xóm thơm thảo. Không chỉ là món ăn đặc trưng của vùng nông thôn Quảng Trị mà chiếc bánh ít cũng mang nhiều ý nghĩa thú vị.

P/v: Chị Nguyễn Thị Mỹ Nhung- Làng Kim Giao, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng

Bánh ít - cái tên rất dân dã nhưng được chế biến khá cầu kỳ và tinh tế như thể hiện tấm lòng thơm thảo của người dân quê… với nhiều sản vật từ thiên nhiên được người làm bánh chắt chiu cả tấm lòng vào trong chiếc bánh. Vẫn sẽ mãi còn đó một chiếc bánh quê, ấp ủ một miền ký ức thơm thảo mà giữa cuộc sống hiện đại người ta không thể nào quên được.

Trích bài hát: Mảnh đất này thương lắm người ơi.

PTV: Quý vị và các bạn thân mến!

Đến đây chúng tôi xin khép lại Tạp chí VNCN tuần này….

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 10/01/2022 10:09 Lê Vĩnh Nhiên 10/01/2022 15:29

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà