âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

QRTV GIỚI THIỆU Khi mùa xuân tràn về khắp muôn nơi, Mùa xuân mang đến cho các nhạc sĩ, nghệ sĩ  những xúc cảm trào dâng một mạch nguồn nhựa sống. Những rung động ấy là động lực khơi gợi sức sáng tạo để các nhạc sĩ dâng tặng cho đời những tác phẩm tươi mới về mùa xuân đất nước, về tình yêu giữa con người với con người.

Với chủ đề “Du ca của mùa xuân” trong chương trình Âm nhạ và Đời sống, kính mời quý vị cùng lắng lại lòng mình để thưởng thức câu chuyện về tình yêu và mùa xuân qua các nhạc phẩm thời kỳ đầu được xếp vào ca khúc bất hủ của nền âm nhạc Việt Nam. CT được phát sóng vào lúc 17h ngày 11/2 ngày thứ sáu và 16h ngày chủ nhật13/2      

                    CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                   ( 11/2/2022)- Chủ đề “Du ca của mùa xuân               

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

MC: Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” , phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị vào lúc 17 h ngày thứ sáu và phát lại vào 16 h ngày chủ nhật, hàng tuần.

Vâng, Thưa quý vị. Khi mùa xuân tràn về khắp muôn nơi, Mùa xuân mang đến cho các nhạc sĩ, nghệ sĩ  những xúc cảm trào dâng một mạch nguồn nhựa sống. Những rung động ấy là động lực khơi gợi sức sáng tạo để các nhạc sĩ dâng tặng cho đời những tác phẩm tươi mới về mùa xuân đất nước, về tình yêu giữa con người với con người.

MC: Với chủ đề “Du ca của mùa xuân” trong chương trình hôm nay, kính mời quý vị cùng lắng lại lòng mình để thưởng thức câu chuyện về tình yêu và mùa xuân qua các nhạc phẩm thời kỳ đầu được xếp vào ca khúc bất hủ của nền âm nhạc Việt Nam.

 Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Thanh âm của yêu thương

1/ Kỹ thuật mở bài hát “ Xuân họp mặt ” của Nhạc sỹ Văn Phụng do ca sỹ Lê uyên  thể hiện

MC: Quý vị và các bạn vừa thưởng thức một ca khúc của nhạc sỹ Văn Phụng. Vâng, Nhạc sĩ Văn Phụng sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông là tác giả của những bài hát trữ tình nổi tiếng thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam. Ca khúc “ Xuân họp mặt” của ông đã chinh phục được số đông người nghe nhạc và trở thành cái tên đáng chú ý trong giới yêu nhạc.

MC: Vâng, như chúng ta thấy đó thì Mùa xuân trong Xuân họp mặt đó là sự ấm cúng đoàn tụ và sự chia tay, ngóng đợi. Tất cả như là sự tất yếu. Bởi vậy nên bao giờ cuộc sống luôn là giai điệu một sự da diết, yêu thương.

Mời quý vị tiếp tục với chủ đề “Du ca của mùa xuân” qua những ca khúc tiêp ngay sau đây.

1/ Kỹ thuật mở bài hát “ Cung Đàn xưa” của Nhạc sỹ Văn Cao do ca sỹ Ánh Tuyết thể hiện

MC: Quý vị và các bạn vừa nghe xong ca khúc “Cung đàn xưa” qua giọng ca lieu trai của ca sỹ Ánh Tuyết. Cùng với các tác phẩm: Trương Chi, Bến Xuân, Suối mơ thì Cung đàn xưa là một trong những sáng tác tiêu biểu của nền tân nhạc Việt Nam. Cho dù đã đi qua gần trọn 1 thế kỷ, nhưng những âm giai đó vẫn còn tươi mới, lung linh…

 

MC: Vâng, Trong ca khúc “Cung đàn xưa”, người nghe bắt gặp tiếng đàn tài hoa của chàng Trương. Ở đây, hình bóng của Trương Chi chỉ thoảng qua, được Văn Cao mượn để nói đến một mối tình tương tư. Và Hình dáng của chàng Trương Chi dần rõ nét hơn ở Thiên Thai.  Hình bóng Trương Chi được nhạc sĩ Văn Cao âm thầm nuôi dưỡng để rồi một ngày khi mọi thứ đã chín muồi, ông đưa chàng ngư phủ - nghệ sĩ ấy lên đỉnh cao với tuyệt phẩm Trương Chi sau này.

 

MC: Vâng, quý vị. Trong hồi ký, khi nhắc đến bài hát này, nhạc sĩ Phạm Duy nhận định: “Có lẽ, chiếc thuyền trong bài hát này là của Trương Chi mà Văn Cao đã cho hai chàng Lưu Nguyễn mượn tạm. Và những âm ba của giọng hát mà Văn Cao nói tới trong đoạn này đã làm cho hoa đào nơi suối tiên phải rụng cánh, có lẽ đó là tiếng hát của người thợ chài trên sông Ngự, trong cuộc đời có thực hay truyện cổ lung linh vậy”...

3/ Kỹ thuật mở bài hát “ Bến Xuân xanh” của Dương Thiệu Tước, Ca sỹ Sỹ Phú thể hiện.

MC: Thưa quý vị. Nhạc Xuân của Việt Nam chúng ta thật đa dạng cả về giai điệu và phong cách. Nhiều bài có giai điệu dễ nghe và ca từ bình dị, đi sâu vào đại chúng, bên cạnh đó người yêu nhạc xưa luôn yêu thích một bản nhạc viết theo thể điệu valse bay bổng của cố nhạc sĩ Dương Thiệu Tước: bản “Bến Xuân xanh”, sáng tác năm 1949.

MC: Vâng, “Bến Xuân Xanh” được viết bằng âm giai “Do trưởng”, loại âm giai được coi là “sáng”. TRong giới sáng tác thì âm giai “Ré giáng trưởng” và “La giáng trưởng” là âm giai “dịu” nhất. Âm giai “Sol thứ” và “Si thứ” là âm giai “buồn” nhất. Âm giai “Do trưởng” và “Fa trưởng” là âm giai “sáng” nhất.

MC: Vâng, quý vị. Vì thế, “Bến Xuân Xanh” đòi hòi ca sĩ phải trình bày đúng âm giai nguyên thủy. Ðoạn biến khúc của “Bến Xuân Xanh” được Dương Thiệu Tước chuyển sang âm giai “La giáng trưởng” trở nên êm dịu lạ thường trước khi về lại cung “Do trưởng” trong sáng. Lời ca trong “Bến Xuân Xanh” tràn đầy thơ, nhạc, hoa, nắng, gió và sóng nước: toàn những biểu tượng lung linh rực rỡ của mùa Xuân.

MC: Vâng thưa quý vị. Như phần giới thiệu ở trên chúng ta có nhắc đến nhạc sỹ Phạm Duy- Một nhạc sỹ lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Đặc biệt ở thời  kỳ đầu, những ca khúc của ông góp phần thay đổi một nền âm nhạc đa dạng, phong phú cho sau này. Tiếp ngay phần sau của CT, mời quý vị đến với một ca khúc với những ca từ lắng đọng, pha chút mang mác cõi lòng nơi chốn Thiền viên- Ca khúc “ Em lễ chùa này”

                Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

(  Kỷ thuật viên phát bài hát “ Em Lễ Chùa này” nhạc Phạm Duy, ca sỹ Lệ Thu thể hiện

MC: Vâng, quý vị và các bạn vừa nghe ca khúc “ Em Lễ chùa này” của nhạc sỹ Phạm Duy, danh ca Lệ Thu thể hiện. Một ca khúc nhẹ nhàng mang mác buồn kể về một cuộc tình. “Em Lễ Chùa Này” là một ca khúc đẹp, từ ý thơ đến lời ca và giai điệu. Đó là một sự kết hợp hoàn hảo của nhà thơ tài năng, dồi dào ý tưởng Phạm Thiên Thư và nhạc sĩ Phạm Duy.

MC: Theo những tài liệu cho biết. Năm 1964, nhà thơ Phạm Thiên Thư xuống tóc, đi tu ở một ngôi chùa với Pháp danh là Thích Tuệ Không. Trong 9 năm tu hành (1964 -1973), ông đã chứng kiến một cuộc tình giữa chú tiểu và một cô bé Phật tử. Chàng 16 tuổi và nàng cũng ngần tuổi đấy. Tình yêu vừa chớm như những bông hoa nở sớm sau sân chùa.

Phát đoạn đầu: '' Đầu mùa xuân cùng em đi lễ Lễ chùa này, vườn nắng tung bay Và ngàn lau, vàng màu khép nép Bãi sông bay, một con bướm đẹp''

MC: Mùa xuân quen nhau, mùa hạ cùng em đi lễ... Rồi mùa thumùa đông, hai người vẫn yêu thương tha thiết, bốn mùa hẹn nhau trong ngôi chùa cổ, có lò hương với làn trầm nghi ngút:

Phát đoạn: 'Mùa hạ qua, cùng em đi lễ Trái mơ ngon, đồi gió mơn man Từ lò hương, làn trầm nghi ngút Khói hương thơm, bờ tóc em rờn.''

MC: Chiến tranh loạn lạccuối mùa đông năm ấy, cô bé chết trong trong lúc chạy trốn những cuộc hành quân. Trong mưa bay và gió lạnh, chú tiểu gạt nước mắt đưa tiễn người yêu trong chiếc áo quan đơn sơ và mộc mạc như chính tình yêu của họ:

 Phát đoạn: 'Tàn mùa đông vào chùa bỡ ngỡ Tiễn đưa em trong áo quan này Từng cội hoa, trầm lặng thương nhớ Tóc em xưa, tơ óng như mây.''

MC: Gia đình đưa xác cô an táng sau chùa, nơi những bông hoa vẫn còn nở. Mỗi buổi chiều, chú tiểu đến bên mộ, thắp hương và ngồi mãi cho đến khi hoàng hôn buông xuống..

Phát đoạn: ''Vườn chùa đây, vào nằm trong đất Nép bên hoa , ôi những hoa vàng Vườn đào tơ chập chờn cánh bướm Bướm khua râu, ngơ ngác bay ngang..''

Mỗi cuộc tình đều có những kết thúc khác nhau. Có người đến đỉnh cao của hạnh phúc, tràn ngập niềm hân hoan vô bờ bến. Có kẻ rơi xuống vực sâu của bất hạnh, ôm lấy đơn côi trong im lặng và nước mắt.

Phát đoạn cuối: “Ròi từ đây vườn chùa thanh vắng …..  Hỡi em ơi mây đã qua” cẩu

MC: Khi chọn phổ nhạc bài thơ Thoáng Hương Qua của thi sĩ Phạm Thiên Thư thành ca khúc mang tên Em Lễ Chùa Này, nhạc sĩ Phạm Duy nói bài thơ này được chọn là vì “cả hai chúng tôi đều muốn quay về xưng tụng những gì thuộc về văn minh Việt Nam, như ngôi chùa cổ ở miền Bắc là nơi lúc còn nhỏ tôi thấy đôi kẻ tình nhân thường hẹn nhau tới dâng hương cầu nguyện…”

MC: Cái khéo léo của vị nhạc sĩ tài năng kia là khi chuyển thơ thành nhạc là đã mang gần như trọn vẹn cái hồn cốt thanh thoát của bài thơ vào trong ca khúc. Nhưng cái tài hoa hơn cả của Phạm Duy là ông đã nâng bài thơ lên, bay bổng hơn và cũng trần thế hơn, đẩy ý thơ của Phạm Thiên Thư tới gần với mỹ cảm của người đời hơn.

MC: Vâng. Có thể thấy, cả bài thơ của Phạm Thiên Thư và ca khúc phổ nhạc của Phạm Duy đều hay xuất sắc. Phạm Duy đã khéo léo kết hợp chất men huyền bí của Phạm Thiên Thư vào trong những ca từ bay bổng, lãng mạn của ông. Mời quý vị và các bạn một lần nữa nghe lại ca khúc “ Em lễ chùa này” của nhạc sỹ Phạm Duy được phối khí mới qua tiếng ca trẻ trung ca sỹ Khánh Linh.

(  Kỷ thuật viên phát bài hát “ Em Lễ chùa này” nhạc Phạm Duy, ca sỹ “Khánh Linh và 5 dòng kẻ” thể hiện

                         Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

          ( Kỷ thuật viên phát bài hát “ Gửi người em gái” nhạc Đoàn Chuẩn, ca sỹ Ánh Tuyết thể hiện) 

(Kỷ thuật lưu ý chèn ghép nhạc nhẹ nhàng với giọng đọc 2 PTV)

MC: Kính thưa quý vị, quý vị vừa được nghe danh ca Ánh Tuyết thể hiện ca khúc “ Gửi người em gái” của mọt trong những nhạc sỹ đầu tiên của âm nhạc Việt Nam- nhạc sỹ Đoàn Chuẩn. Một ca khúc về mùa xuân, về tình yêu.

MC:Vâng, Đoàn Chuẩn là một trong số những nhạc sĩ sáng tác không nhiều, chỉ vào khoảng hơn 10 ca khúc. Nhưng không có ca khúc nào dở, thậm chí có những bài rất hay. Hầu như tất cả ca khúc của Đoàn Chuẩn đều viết về mùa thu, chỉ có ca khúc Gởi người em gái là viết về mùa xuân - một cái Tết Hà Nội cách đây hơn 50 năm...

MC: Vâng, quý vị. “Gởi người em gái” là một trong những sáng tác cuối cùng của Đoàn Chuẩn, với cái tên ban đầu là “Gởi người em gái miền Nam” được viết vào mùa xuân năm Bính Thân (1956) và tài tử Ngọc Bảo đã hát trên Đài tiếng nói Việt Nam. Trong bài hát này, Đoàn Chuẩn mượn bối cảnh thời cuộc để gửi gắm tình cảm dạt dào của mình về một mối tình mê đắm.

MC: Sinh năm 1924 tại Cát Hải (Hải Phòng), mẹ của Đoàn Chuẩn là một góa phụ trẻ nhưng rất nổi tiếng bởi "một tay gầy dựng cơ đồ": Bà  chủ hãng nước mắm nổi tiếng Vạn Vân. Thời trai trẻ, "Đoàn công tử" ăn chơi nức tiếng phố biển và Hà thành. Nhạc sĩ Phạm Duy kể lại khi mới ngoài 20 tuổi, ông đã nhiều lần thấy công tử họ Đoàn lái xe Ford mui trần màu trắng đi học đàn tại Hà Nội.

MC: Vâng, lúc sinh thời, có hai thứ khiến Đoàn Chuẩn mê mẩn, đó là mê âm nhạc và mê... ô tô (ông có tới 6 chiếc, trong đó có chiếc “sang" hơn cả Thủ hiến Bắc kỳ). Dĩ nhiên, với phong cách "công tử" như thế thì Đoàn Chuẩn không thể không có những cuộc tình đắm say, để từ đó "tài hoa phát tiết" ra những Thu quyến rũ, Gởi gió cho mây ngàn bay, Cánh hoa duyên kiếp, Lá thư…, những ca khúc chỉ sử dụng gam trưởng đã khiến ông được người đời xưng tụng là "Ông vua nhạc tình".

MC: Theo các ghi chép những người thân gần gũi của ông thì nhân vật đã khiến Đoàn Chuẩn viết “Gởi người em gái” là con gái đầu lòng của một công chức phụ trách tàu hỏa. Kháng chiến, cha nàng là tự vệ thành Hà Nội. Rồi nàng (khi ấy mới 12 tuổi) theo cha rút ra chợ Đại. Ở chợ Đại được ít lâu nàng lại phải trở về Hà Nội để cùng mẹ chăm sóc 5 đứa em.

MC: Cô bé tuổi dậy thì ấy đã phải làm thuê, đánh máy chữ, đan áo len... nhưng bù lại nàng có một vẻ đẹp kiêu sa và một giọng hát mê hồn. Chính giọng hát này đã khiến Đoàn Chuẩn ngất ngây khi chứng kiến nàng đoạt giải nhất cuộc thi hát do Đài Pháp Á tổ chức, và dù đã vào tuổi "tam tuần" nhưng chàng vẫn quyết định tìm gặp nàng. Vậy là tài tử, giai nhân cứ quấn quýt lấy nhau.

MC: Kính thưa quý vị: Những cuối cùng thì Chàng đành  bất lực nhìn "tà áo xanh" xa rời khỏi tầm tay mình. Nỗi đau cũng là niềm cảm hứng miên man để chàng sáng tác liên tiếp những tình khúc: Tà áo xanh, Lá đổ muôn chiều, Vàng phai mấy lá, Chiếc lá cuối cùng… Và nhất là “Gởi người em gái” là những cung bậc da diết trong một mùa xuân cô đơn.

( Phát 1 Đoạn bài hát: Nhưng một sớm mùa thu giữa chân trời xanh ngát, Nàng đi gót hài xanh nàng đi cho dạ sao đành, Đừng quên lối cũ ân tình nghĩa xưa”

MC:  Thưa quý vị và các bạn. Trong cuộc đời Đoàn Chuẩn, ông chỉ sáng tác trong một giai đoạn rất ngắn ngủi (từ 1948 đến 1956). Nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đã từ giã cõi đời vào ngày 15.11.2001 nhưng những gì ông để lại - tuy không nhiều - đã có thể trở thành những tình khúc bất tử, trong đó có hơn 10 bài mùa thu và một mùa xuân duy nhất, thật đẹp, thật lãng mạn...

MC: Chương trình “ Âm nhạc và đời sống’ của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và …….. xin kính chào quý vị và hẹn gặp quý vị trong CT lần sau

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 09/02/2022 14:23 Lê Vĩnh Nhiên 09/02/2022 16:32
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà