Phụ nữ và cuộc sống
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG

Chương trình phụ nữ và cuộc sống 26-2

MC1: Kính chào Qv & các bạn đang lắng nghe chương trình phụ nữ và cuộc sống của Đài PTTH.

Quý vị và các bạn thân mến! Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị và các cơ sở Hội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, góp phần đáng kể nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

MC2: Chương trình phụ nữ và cuộc sống tuần này sẽ giới thiệu đến QV & các bạn những hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ vùng vùng cao, mời Qv & các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số.

MC1: Quý vị và các bạn thân mến! Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào, hoạt động của Hội. Trong những năm qua, Hội LHPN Quảng Trị và các cơ sở Hội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. 

MC2: Với quan điểm “Hỗ trợ cần câu, hơn cho xâu cá”, thời gian qua Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã vận động các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh chung tay hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phụ nữ bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt; phụ nữ vùng biển, biên giới, vùng dân tộc thiểu số vươn lên trong cuộc sống.

MC1: Huyện Hướng Hóa huyện có khoảng hơn 47% là đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện kinh tế - xã hội vẫn còn khó khăn, song những năm qua người dân nơi đây đã và đang thể hiện khả năng tự vượt lên chính mình, dần xoá bỏ những hủ tục lạc hậu, tự ý thức bản thân, chủ động tìm ra cách làm ăn chính đáng trên chính mảnh đất quê hương. Để có được thành quả này phải kể đến hiệu quả thiết thực từ các chương trình: Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế, Cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không 3 sạch, Đồng hành cùng phụ nữ biên cương, Xây dựng gia đình bình đẳng, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc...

MC2: Một trong những minh chứng rõ nhất khẳng định hiệu quả của việc hỗ trợ chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số là các mô hình sinh kế đã được nhân rộng, lan tỏa. Nằm trong chương trình Đồng hành cùng phụ nữ biên cương trong những năm qua nhiều gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn của huyện Hướng Hóa đã được hỗ trợ mô hình chăn nuôi với hàng ngàn con gà giống, lợn và dê giống.

Ngoài hỗ trợ về con giống, Hội LHPN tỉnh còn phối hợp với Hội LHPN huyện Hướng Hóa và cán bộ kỹ thuật tiến hành  hướng dẫn cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trong quá trình nuôi tại hộ gia đình. Chị Hồ Thị Tuyết ở bản Ka Tăng huyện Hướng Hóa đã nhận được sự hỗ trợ gà giống chia sẻ:

Băng ghi âm

PV Chị Hồ Thị Tuyết – bản Ka Tăng: Được hỗ trợ gà giống, lại được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, chúng tôi rất phấn khởi và sẽ cố gắng chăm sóc gà thật tốt để phát triển mô hình nuôi gà, phát triển kinh tế gia đình…

MC1: Có thể nói hoạt động hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ kỹ thuật là một trong những hình thức hỗ trợ, giúp đỡ khá phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giúp hội viên chủ động, có trách nhiệm phát huy hiệu quả nguồn hỗ trợ để duy trì sản xuất, nâng cao đời sống. Thông qua hoạt động này đã phát huy thế mạnh, tạo việc làm tại chỗ có thu nhập cao cho các hội viên phụ nữ nghèo, cận nghèo; thí điểm xây dựng mô hình kinh tế chăn nuôi theo chuỗi giá trị, góp phần hình thành vùng chăn nuôi tập trung tại các thôn, bản khu vực miền núi dân tộc...

MC2: Hiện nay, Hội LHPN tỉnh có gần 120.447 hội viên, tham gia sinh hoạt thường xuyên tại hơn 1.153 chi hội ở 141 xã, thị trấn. Nhiều chị em có kinh tế gia đình khó khăn, đặc biệt là các chị em dân tộc thiểu số sinh sống tại các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Để các đối tượng này được tiếp cận với các dịch vụ sinh kế, thời gian qua Hội LHPN tỉnh đã nỗ lực, tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất như: hướng dẫn chị em phụ nữ làm ăn, tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh công tác vay vốn, hỗ trợ cây con giống, phân bón, giúp đỡ nhau về ngày công... Bằng việc hỗ trợ xây dựng mô hình “Trồng tiêu”,  “Chăn nuôi lợn”, “Chăn nuôi bò”, “Trồng Thanh Long ruột đỏ”, Hội LHPN tỉnh đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của chị em phụ nữ vùng dân tộc thiểu số. Bà Lê Thị Lệ Huyền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông chia sẻ

Băng ghi âm

MC2: Từ những việc làm thiết thực và có ý nghĩa trên, không ít gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền núi Hướng Hóa, Đakrông... từng bước ổn định cuộc sống, nhiều chị trở thành tấm gương giúp nhau phát triển kinh tế, trở  thành điển hình vượt khó, vượt nghèo. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tiếp sức, hỗ trợ cho phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số xóa nghèo cũng gặp không ít khó chính vì vậy Hội LHPN tỉnh đã có nhiều  giải pháp quyết liệt hơn, mạnh mẽ hơn, nhằm tạo những đột phá mới trong công tác chăm lo đời sống chị em phụ nữ, đặc biệt là chị em phụ nữ nghèo dân tộc thiểu số. Bà Trần Thị Thanh Hà, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm

MC1: Việc hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý do Hội LHPN tỉnh Quảng Trị triển khai trong thời gian qua đã giúp chị em phụ nữ tự tin hơn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình, góp phần làm cho diện mạo nông thôn mới miền núi ngày càng khởi sắc. Với những kết quả đã đạt được trong công tác hỗ trợ hội viên phát triển sinh kế, Hội LHPN Quảng Trị đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho các hội viên, giúp họ khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong gia đình và ngoài xã hội, đặc biệt là nâng cao được vị thế của người phụ nữ dân tộc thiểu số trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày nay./.

Nhạc cắt

Mô hình vườn rau dinh dưỡng của PN vùng cao

MC2: Thưa chị em và các bạn! Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ vùng cap trong công tác chăm sóc sức khỏe cho gia đình, đồng thời bảo vệ môi trườngsống thân thiện với môi trường. Trong thời gian qua Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã phát động và nhân rộng mô hình “Vườn rau dinh dưỡng” tại nhà. Nhờ đó mà đã xuất hiện nhiều mô hình vườn rau dinh dưỡng tại nhà ở nhiều địa phương trong tỉnh.

MC2: Chị Hồ Thị Nhớ ở thôn Trằm, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa vừa trồng thành công mô hình vườn dinh dưỡng do Hội LHPN tỉnh Quảng Trị hỗ trợ. Đây là một dự án do Hội LHPN tỉnh phối hợp với Tổ chức Cây Hòa bình xây dựng trên địa bàn 3 xã thuộc 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa, với sự tham gia của 220 hộ gia đình, trong đó xã Hướng Hiệp có 100 hộ tham gia, thị trấn Krông Klang có 80 hộ tham gia, xã Hướng Tân có 40 hộ. Các hộ tham gia được tập huấn kiến thức trồng rau; hỗ trợ kỹ thuật xây dựng vườn rau dinh dưỡng; hỗ trợ nguyên vật liệu xây dựng mô hình. Mô hình “Vườn rau dinh dưỡng” đã đi vào hoạt động có hiệu quả, chị em vừa có rau sạch để dùng, vừa có sản phẩm bán ở chợ. Chị Hồ Thị Nhớ chia sẻ:

Phỏng vấn chị Hồ Thị Nhớ (PTV đọc dịch: Sau khi tham gia mô hình này, gia đình tôi  đã mạnh dạn xây dựng và phát triển vườn rau dinh dưỡng….. qua tuyên truyền, tập huấn, gia đình đã có thêm kiến thức trong trồng trọt, thay đổi một số thói quen lạc hậu trước đây. Nhờ áp dụng các tiến bộ KT, thay đổi cách canh tác đến nay vườn rau đã phát triển tốt, gia đình có rau mang ra chợ bán kiếm thêm thu nhập…. )

MC1: Mô hình “Vườn rau dinh dưỡng” được phát động đã đã nhận được sự hưởng ứng rất nhiệt tình của nhiều gia đình. Cách làm này không mới, nhưng đang trở nên phổ biến hơn, chị em có ý thức hơn trong việc cải thiện bữa ăn bằng việc trồng rau, không còn phụ thuộc vào búp măng, rau rừng như trước đây. Tạo điều kiện cho các gia đình có rau sạch đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, góp phần thực hiện tốt an toàn vệ sinh thực phẩm trong gia đình. Đồng thời, với nguồn sản phẩm dôi dư, người dân có thể đem bán ra thị thường góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống. Đây thực sự là mô hình thiết thực rất cần được nhân rộng trong thời gian tới./.

Quý vị và các bạn thân mến! Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống tuần này cũng xin được khép lại tại đây, chương trình do… thực hiện, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

Đón nghe: Xác định công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các phong trào, hoạt động của Hội. Trong những năm qua, Hội LHPN Quảng Trị và các cơ sở Hội đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên, phụ nữ vùng dân tộc thiểu số  phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống đã có những ghi nhận về hoạt động này, mời QV & CB đón nghe vào lúc 11h thứ 7 ngày 26-2 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 22/02/2022 15:51 Lê Vĩnh Nhiên 23/02/2022 07:21
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà