Tạp chí Dân tộc và miền núi
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

 

Tạp chí dân tộc số 22.  27.2.2022

PS1: Truyền thông về bảo trợ, an sinh trẻ em và phòng – chống dịch bệnh

PTV: Xin kính chào đồng bào và các bạn. Đồng bào và các bạn đang đón xem Tạp chí Dân tộc của Đài PTTH Quảng Trị. Trong 30 phút ngày hôm nay, mời đồng bào và các bạn cùng đến với một số nội dung sau: Nâng cao kỹ năng phòng – chống dịch cho bà mẹ và trẻ em. Tiếp đó là phóng sự: Làm giàu từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng của bà con vùng cao. 2 nội dung cuối chuyên muc là Trợ giúp pháp lý và Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào vùng cao. Sau đây mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi nội dung chi tiết của chuyên mục.

PTV: Thưa đồng bào và các bạn. Trong vòng xoáy của COVID-19, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Nhận thức rõ điều đó, tại thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông chính quyền địa phương cùng các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn đã tích cực phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới - Chương trình vùng Đakrông triển khai nhiều mô hình, hoạt động tiếp sức, giúp người dân, đặc biệt là các em nhỏ vơi bớt nỗi lo dịch bệnh. Sau đây, mời đồng bào và các bạn cùng đến với ghi nhận của chúng tôi.

Đây là buổi truyền thông với nội dung bảo trợ quyền an sinh trẻ em, nâng cao khả năng phòng, chống dịch bệnh của chị em phụ nữ Thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông. Khác những buổi tuyên truyền khác, lần tham gia sinh hoạt này đều có con em của từng hộ gia đình cùng đến để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Không chỉ các mẹ, các chị mà những người lớn tuổi cũng vẫn tham gia buổi truyền thông với mong muốn hiểu và vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống. Nhất là những quyền của trẻ em.

Những ngày đầu năm mới, thông tin về COVID-19 nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều gia đình ở miền núi. Từ việc không có thói quen đeo khẩu trang, giờ đây, tất cả mọi người đều đeo khẩu trang và sát khuẩn tay thường xuyên. Nhắc nhở các con đeo khẩu trang và thực hiện đúng quy định về phòng, chống COVID-19 khi đến lớp. Sự quan tâm, chăm sóc kỹ lưỡng ấy đã giúp dịch được kiểm soát tốt hơn. Sau khi tham gia các buổi truyền thông an sinh cho trẻ bảo trợ và phụ huynh, các gia đình ở đây đều hiểu hơn về dịch bệnh cũng như cách phòng tránh. Nhờ thế, bà con ở đây mới được bảo vệ an toàn trước COVID-19.

Bà Hồ Thị Niêng là một trong số những người lớn tuổi tham gia buổi truyền thông về bảo trợ, an sinh trẻ em và phòng – chống dịch bệnh do Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Krông Klang phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới - Chương trình vùng Đakrông. Bà Niêng đã đi qua nhiều trận dịch. Bà cho rằng, COVID-19 chỉ hoành hành ở nơi tập trung đông người, còn tại quê mình thì không đáng lo. Nghĩ thế nên bà Hồ Thị Niêng khá bất ngờ khi người thân mắc COVID-19. Cả nhà bà phải dừng việc lên rẫy, lên nương và lo lắng sống trong vòng dây cách ly.

Bà HỒ THỊ NIÊNG

Thôn Khe Xong, Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch: Gia đình tôi làm nông, ăn bữa nay, lo bữa mai nên không chuẩn bị được gì nhiều để ứng phó với tình huống này. Người lớn thì sao cũng được nhưng thương nhất là mấy cháu nhỏ. May là cán bộ xã, dự án đã có mặt kịp thời. Gia đình chúng tôi được hỗ trợ lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn… Nỗi lo nhờ thế cũng vơi đi.

So với các địa bàn khác, bà con người dân tộc thiểu số ở vùng cao dễ bị ảnh hưởng hơn bởi đại dịch. Đặc biệt, nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 của các em nhỏ là rất cao. Nếu không được trang bị kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ mình, sức khỏe, thậm chí tính mạng của người dân, trong đó có các em nhỏ dễ bị đe dọa. Nhận thức rõ thực tế ấy, ngay từ khi những thông tin về COVID-19 được chia sẻ trên đài, báo, lãnh đạo thị trấn Krông Klang đã nhanh chóng phối hợp với Tổ chức Tầm nhìn Thế giới - Chương trình vùng Đakrông để triển khai các hoạt động tiếp sức cho người dân, đặc biệt là trẻ em.

 Sâu sát với người dân, các cán bộ thị trấn, dự án nhận thấy trước “làn sóng” đại dịch có quy mô toàn cầu, phần lớn bà con trên địa bàn đi theo hai xu hướng, hoặc quá hoang mang, lo lắng, hoặc còn chủ quan, lơ là. Vì thế, nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất được xác định là trang bị kiến thức, kỹ năng cho người dân. Các cán bộ thị trấn và dự án xác định, công tác truyền thông phải được thực hiện sớm, thường xuyên, liên tục, không bỏ sót đối tượng trẻ em. Trong đó, 674 em nhỏ thuộc diện bảo trợ, là trẻ mồ côi, khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo, thuộc diện hộ nghèo… được đặc biệt quan tâm. Với quyết tâm cao, các cán bộ thị trấn và dự án đã về từng thôn bản để tổ chức các buổi truyền thông an sinh cho người dân, đặc biệt là trẻ bảo trợ và phụ huynh. Sau khi tác động vào nhận thức, được sự hỗ trợ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới - Chương trình vùng Đakrông, Ban điều hành dự án thị trấn Krông Klang, gồm lãnh đạo thị trấn và các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn triển khai giai đoạn hai là hỗ trợ các sản phẩm, vật dụng giúp phòng, chống COVID-19 cho người dân. Để nâng cao hiệu quả ngăn ngừa dịch bệnh, các cán bộ thị trấn Krông Klang và dự án tiến hành song song hai nhiệm vụ, vừa trao tặng vừa giúp người dân tạo thói quen sử dụng khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, xà phòng…

Chị PHAN THỊ CHUNG

Chủ tịch Hội LHPN thị trấn Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:  

Việc đi trước, đón đầu để ứng phó với diễn biến khó lường của COVID-19 đã mang lại hiệu quả. Cuối năm 2021, COVID-19 nảy sinh, bùng phát trên địa bàn thị trấn Krông Klang. Đây được đánh giá là ổ dịch phức tạp bởi liên quan đến trường học, chợ và nhiều địa điểm tập trung đông người. Vì thế, số ca mắc COVID-19 không ngừng tăng, trong đó có nhiều trường hợp là trẻ em. Với sự hỗ trợ của Tổ chức Tầm nhìn thế giới - Chương trình vùng Đakrông và các tổ chức, cá nhân hảo tâm, nhiều gia đình thuộc diện bị cách ly, phong tỏa được hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay sát khuẩn, xà phòng… Về phần mình, người dân áp dụng ngay những kiến thức, kỹ năng đã được truyền thông, hướng dẫn để phòng, chống dịch có hiệu quả. Bên cạnh tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, trẻ em ở đây cũng được hướng dẫn cho kỹ năng phòng, chống đuối nước. Hướng dẫn các hoạt động, kỹ năng để các em biết bảo vệ bản thân trước những việc làm sai trái, tệ nạn xã hội.

Em

Thôn Khe Xong, Krông Klang, Đakrông, Quảng Trị

Đọc dịch:

Sự chủ động sẻ chia nỗi lo và khó khăn, thử thách do COVID-19 gây ra của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể ở thị trấn Krông Klang cùng Tổ chức Tầm nhìn thế giới - Chương trình vùng Đakrông bước đầu đã mang lại tín hiệu đáng mừng trong công tác phòng, chống COVID-19 trên địa bàn. Ổ dịch được đánh giá là phức tạp ở thị trấn sớm được khống chế. Nhận thức, hành động phòng, chống dịch của người dân nâng lên một cấp. Tuy nhiên, không ai tự hài lòng với kết quả ấy. Cán bộ, người dân thị trấn Krông Klang hiểu rằng, “cuộc chiến” với COVID-19 còn dài. Bà con phải tiếp tục đoàn kết, nỗ lực tổ chức, triển khai các hoạt động phòng, chống COVID-19 một cách có hiệu quả cho đến khi đại dịch chấm dứt.

PS2: Thưa đồng bào và các bạn! Thực hiện chương trình chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng đa dạng hóa, thời gian gần đây, bà con nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hoá đã đưa vào chăn nuôi, trồng trọt nhiều loại cây và con đem lại giá trị kinh tế thiết thực. Trong đó, mô hình nuôi dê nhốt chuồng đã góp phần quan trọng giúp người nông dân nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Nhiều năm trồng và chăm sóc chuối, sắn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Với ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương đã thôi thúc anh Hồ A Cơ ở thôn Ta Xía, xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa tìm tòi, học hỏi các mô hình làm kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương. Trăn trở, tìm hiểu, tính toán, cuối cùng anh Cơ quyết định phát triển kinh tế bằng cách nuôi dê nhốt chuồng. Ban đầu, anh Cơ đầu tư nuôi 05 con dê sinh sản. Vừa nuôi, anh vừa tìm tòi, học tập thêm kinh nghiệm từ bạn bè, sách báo, mạng Internet, nhờ đó đàn dê của gia đình anh phát triển tốt với gần 30 con dê.

Anh HỒ A CƠ, thôn Ta Xía, Hướng Lộc, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Tôi chọn mô hình nuôi dê nhốt chuồng là vì vốn đầu tư ban đầu ít, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc nên tôi vẫn có thời gian đi làm việc khác. Hơn nữa thị trường tiêu thụ cũng khá thuận lợi nên đem lại nguồn thu nhập ổn định.

Nuôi dê nhốt chuồng có thể tận dụng được các sản phẩm nông nghiệp có sẵn và tạo thuận lợi cho việc nuôi dưỡng, quản lý nên mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Hiện nay, toàn xã Hướng Lộc có khoảng 20 mô hình gia trại chăn nuôi dê vừa và nhỏ theo mô hình nhốt chuồng. Doanh thu của mỗi gia trại đem lại khoảng vài chục triệu đồng/năm. Các mô hình này bước đầu đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương đồng thời thể hiện tư duy sáng tạo của người nông dân trong chăn nuôi.

Ông HỒ VĂN BẢY

Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Lộc, Hướng Hóa, Quảng Trị

Đọc dịch: Thời gian tới, thứ nhất Hội sẽ tìm các nguồn vốn vay ưu đãi cho các hội viên được tiếp cận để tạo điều kiện mở rộng và phát triển các mô hình chăn nuôi trên địa bàn. Thứ hai, tham mưu với các cấp mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi để phổ biến, nâng cao kiến thức.

Nhờ biết đầu tư sáng tạo và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hầu hết gia trại của các hộ gia đình ở đây đem lại lợi nhuận khá cao và có tính bền vững. Tuy nhiên, để nuôi dê nhốt chuồng phát triển tốt và đạt chất lượng thì phải tuân thủ quy trình từ khâu chuồng trại cần phải sạch sẽ, cao ráo và thông thoáng, trước có sân rộng để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.

PS3: HỖ TRỢ SINH KẾ

Thưa đồng bào và các bạn! Thời gian qua, hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh đã góp phần quan trọng hỗ trợ người dân, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Đặc biệt đối với những người dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, việc tư vấn trợ giúp pháp lí miễn phí đã góp phần quan trọng nâng cao hiểu biểu pháp luật, từ đó họ tích cực chấp hành các quy định của nhà nước, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương. Đây là nội dung chính của CM Pháp luật và đời sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

 

     Ngôi nhà nhỏ của gia đình anh Hồ Văn A Rung thôn Xa Re, Hướng Tân, Hướng Hóa, Quảng Trị trong những ngày anh chấp hành án phạt tù. Vì thiếu hiểu biết nên anh đã cùng một người trong thôn đã vi phạm “Vận chuyển trái phép vật liệu nổ”. Theo quy định anh phải thi hành án tù từ 7 năm 6 tháng đến 8 năm 6 tháng tù, tuy nhiên nhờ tư vấn viên của Trung tâm trợ giúp pháp lí tỉnh tại Hướng Hóa hỗ trợ, bào chữa trước pháp luật nên giảm nhẹ hình phạt cho anh bị xử phạt 5 năm 6 tháng tù từ ngày 10/7/2021. Giờ đây một mình chị Hồ Thị Miên, vợ anh Rung phải vất vả kiếm sống nuôi hai đứa con nhỏ. Đây là bài học cho nhiều người đồng bào dân tộc thiếu số không nắm rõ pháp luật, vì cuộc sống mưu sinh sẵn sàng vi phạm.

Chị HỒ THỊ MIÊN

Thôn Xa Re – Hướng Tân – Hướng Hóa – Quảng Trị

( Anh Rung không biết nên mới đi chở thuê cho người ta, bị bắt bị phạt tù. Nhờ mấy anh tư vấn viên trợ giúp nên mới giảm được năm đi tù, cảm ơn mấy anh lắm. Giờ mình tôi ở nhà lo cho mấy đứa con, không biết phải làm sao, mong chồng cải tạo tốt sớm về với mấy mẹ con.)

Tại các địa phương vùng núi, người nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khá lớn nên việc tiếp cận các chính sách, quy định của pháp luật vẫn còn hạn chế. Trước tình hình đó, cán bộ, nhân viên của trung tâm trợ giúp pháp lí tỉnh đã phối hợp với chính quyền các địa phương về với người dân hỗ trợ người dân tiếp cận các chính sách của pháp luật... Cùng với đó, các cán bộ đã phối hợp với cán bộ tư pháp xã tổ chức về tận hộ gia đình để tư vấn cho bà con, nhất là các quyền và lợi ích của người được TGPL và giúp người dân có nhiều cơ hội tiếp cận thông tin, chính sách TGPL.

Ông NGUYỄN VĂN THỦY

Chủ tịch UBND xã Hướng Tân – Hướng Hóa – Quảng Trị

Thời gian qua, Trung tâm trợ giúp pháp lí tỉnh đã đổi mới, sáng tạo, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung truyền thông và thực hiện tốt nhiệm vụ nên nhiều người dân biết đến công tác trợ giúp pháp lí. Nhờ đó, số lượng, chất lượng vụ việc tư vấn pháp luật và vụ việc tham gia tố tụng ngày một tăng.

Đơn vị đã phối hợp có hiệu quả với các cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương nhằm nâng cao số lượng, chất lượng các vụ việc tham gia tố tụng.  Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành trong công tác TGPL.

 Nhờ những hoạt động tham gia tố tụng đã giúp cho mỗi cán bộ, nhân viên của trung tâm trợ giúp pháp lí trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Cũng qua đó, được địa phương và ngành chức năng đánh giá cao.

 

Ông NGUYỄN VĂN TRUNG

Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện Hướng Hóa

Thượng tá TRẦN VĨNH  PHONG

Phó trưởng Công an huyện Đakrông - Quảng Trị

Từ năm 2015 đến nay, Trung tâm thực hiện trợ giúp bằng hình thức tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng với 7.158 vụ việc vụ việc cho người nghèo, có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số và một số đối tượng khác. Các vụ việc do Trung tâm trợ giúp đều đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng được trợ giúp. Đặc biệt việc tham gia của trợ giúp viên pháp lí trong quá trình tố tụng đã góp phần quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án giúp cho Hội đồng xét xử ban hành những bản án nghiêm minh, công bằng, dân chủ và đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân.  

Ông HÀ TRUNG THÀNH

Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Trị

Ngoài đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chuyên môn nghiệp vụ, Trung tâm hiện có 11 trợ giúp viên pháp lí được đào tạo bài bản, nhiệt tình và ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lí ngày càng cao của người dân. Cán bộ nhân viên Trung tâm Trợ giúp pháp lí Nhà nước tỉnh Quảng Trị hoạt động với mục tiêu nâng cao hiểu biết pháp luật, trình độ dân trí pháp lý, tạo điều kiện cho người yếu thế trong xã hội vươn lên trong việc tiếp cận pháp luật, tiến tới công bằng trong mỗi công dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Nhờ đó góp phần đảm bảo ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

 Theo Luật Trợ giúp pháp lí Người được trợ giúp pháp lý bao gồm các đối tượng - người có công với cách mạng; Người thuộc hộ nghèo; Trẻ em; Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo; Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; Người nhiễm chất độc da cam; Người cao tuổi; Người khuyết tật; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; Người nhiễm HIV. Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại; Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm: Tham gia tố tụng; Tư vấn pháp luật; Đại diện ngoài tố tụng. Người dân cần nắm rõ để được đảm bảo quyền lợi cho chính mình.

PS4: CẢI THIỆN SINH KẾ CHO ĐỒNG BÀO VÙNG CAO

Dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Dù đã nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ những chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp ngành và cả cộng đồng tuy nhiên cuộc sống của đồng bào dân tộc vùng cao Quảng Trị vẫn luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Chính vì vậy, việc tập trung cải thiện sinh kế, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân vùng sâu vùng xa là điều cần phải được thực hiện vaf thực hiện có hiệu quả. Ghi nhận của phóng viên Thời sự tại xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh.

Gia đình anh Hồ Văn Núi, thôn Thúc, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh là một trong những hộ gia đình đặc biệt khó khăn. Diện tích đất sản xuất của gia đình ít ỏi, không có việc làm ổn định lại đông con nên luôn trong tình trạng thiếu hụt chi tiêu. Trước những khó khăn đó, từ đầu tháng 12/2021 UBND huyện Vĩnh Linh đã hỗ trợ cho gia đình anh Núi 20 con dê giống trị giá gần 50 triệu đồng để gia đình anh chăm sóc và kiếm thêm thu nhập.

Pv anh HỒ VĂN NÚI

Thôn Thúc- xã Vĩnh Ô- huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị

Không chỉ có gia đình anh Hồ Văn Núi mà tại xã Vĩnh Ô, trong khuôn khổ dự án cải thiện sinh kế cho người dân vùng khó của huyện Vĩnh Linh, đã có 12 hộ gia đình nhận được dê giống, phục vụ phát triển kinh tế. Được hỗ trợ con nuôi, các hộ gia đình khó khăn lại có thêm cơ hội để phát triển sản xuất, thay đổi hiện trạng kinh tế. Điều này cũng góp phần giúp xã Vĩnh Ô cải thiện diện mạo kinh tế chung của địa phương,

Pv ông TRẦN VĂN TẶNG

Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ô- huyện Vĩnh Linh- Quảng Trị

“Cho cần câu hơn cho con cá” vẫn là phương châm đúng đắn trong quá trình hỗ trợ người dân vùng khó. Có sinh kế, người dân sẽ thay đổi được thói quen sống thường ngày, nỗ lực nhiều hơn để tự thoát khỏi cuộc sống khó khăn vốn có. Đó cũng là điều mà mỗi địa phương cần tính đến để góp phần cải thiện sinh kế, giúp đồng bào thoát nghèo một cách chủ động, bền vững.

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 25/02/2022 16:06 Lê Vĩnh Nhiên 28/02/2022 08:51
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà