âm nhạc và đời sống
Danh mục
Âm nhạc và đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu:  Mùa xuân với khí trời tươi mát đã đem cho cây bao lộc biếc, cho lòng người xốn xang cởi lòng ra với mọi người. Trong không gian linh thiêng của chúa xuân, những bản nhạc du dương sâu lắng là những thanh âm không dễ gì ta quên.

Với chủ đề “ Nắng có còn xuân” kính mời quý vị và các bạn cùng lắng lại lòng mình để thưởng thức các giọng hát và tâm sự sẽ chia của người thể hiện qua những ca khúc về tình xuân. Ct được phát song vào lúc 17h ngày 4/3/2022 và phát lại vào lúc 16h ngày chủ nhật 6/3.

                 

                            CHƯƠNG TRÌNH ÂM NHẠC VÀ ĐỜI SỐNG

                             ( 4/3/2022)- Chủ đề “ Nắng có còn xuân               

                                      Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Âm nhạc và đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Những người thực hiện chương trình gửi lời cảm ơn đến quý thính giả đang theo dõi CT, rất mong nhận được sự quan tâm và đồng hành của quý vị.

Kính thưa quý vị và các bạn. Mùa xuân với khí trời tươi mát đã đem cho cây bao lộc biếc, cho lòng người xốn xang cởi lòng ra với mọi người. Trong không gian linh thiêng của chúa xuân, những bản nhạc du dương sâu lắng là những thanh âm không dễ gì ta quên.

Với chủ đề “ nắng có còn xuân” trong chương trình hôm nay, kính mời quý vị và các bạn cùng lắng lại lòng mình để thưởng thức các giọng hát và tâm sự sẽ chia của người thể hiện qua những ca khúc về tình xuân.

 Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Thanh âm của yêu thương

1/ Kỹ thuật mở bài hát “ Lắng nghe mùa xuân về ” của Nhạc sỹ Dương Thụ do ca sỹ Bùi Anh Tuấn, Bảo Anh thể hiện. ( lưu ý cắt đoạn giao lưu khán giả sau)

MC: Mùa xuân là mùa sinh sôi. Cây cối cỏ hoa đang co ro trong cảnh đông tàn gặp ngày xuân đến bỗng bừng muôn hoa sắc. Trời đất cũng vậy, xuân về làm cho phố xá, con người rạo rực khí xuân. Thế giới không biết có bao nhiêu thơ ca nhạc họa đã được sản sinh khi mùa xuân đến. Việt Nam, chỉ riêng âm nhạc, đãbiết bao bài hát ca ngợi xuân. Ca khúc Lắng nghe mùa xuân về ” của Nhạc sỹ Dương Thụ do ca sỹ Bùi Anh Tuấn, Bảo Anh thể hiện mà quý vị vừa nghe xong là một ca khúc tuyệt vời trong số đó.

MC: Khi nghe ca khúc này, người nghe thấy cảm giác lưu luyến những ngày tháng cũ vừa trôi qua, đồng thời tin tưởng vào những ngày mai “chứa chan niềm tin yêu”. Lắng nghe mùa xuân về đã trở thành một trong những bản nhạc xuân được yêu thích nhất. Mỗi khi đến thời khắc giao mùa, giai điệu ngân vang của khúc nhạc gợi nhắc người nghe nhớ về ngày sum họp, đoàn viên gia đình.

1/ Kỹ thuật mở bài hát “ Hoa Xuân ca” của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn do ca sỹ Phương Nga thể hiện. ( lưu ý chỉ phát 1 lần, không phát hát lại lần 2)

MC:Thưa quý vị và các bạn, quý vị và các bạn vừa nghe xong một ca khúc hay của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn về mùa xuân, Phương Nga là một giọng ca rất mới nổi lên từ Sao Mai 2017 với dòng nhạc dân gian, hơi khác với các sỹ như Khánh Ly, Hồng Nhung, cô đã thổi vào “Hoa xuân ca” một sắc thái mới, trẻ trung, bay bổng.

MC: Vâng,sau một mùa hè rát bỏng và mùa đông giá buốt, mùa xuân đến đã thức dậy những mầm xuân đang ngon ngủ trên cành. Một chút gió lạnh còn sót lại như làm ửng hồng má người thiếu nữ và nụ hoa thêm khoe sắc thắm. “Hoa Xuân ca” với những ca từ ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu các điệp từ lặp lại nhiều lần đã dựng nên một mùa xuân xanh.

MC: Tiếp ngày sau đây mời quý vị và các bạn tiếp tục đến với một thanh âm của mùa xuân qua ca khúc “ Em đã thấy mùa xuân chưa “của nhạc sỹ Quốc Dũng qua

            Nhạc cắt + Lời xướng mục “ Tác giả và Tác phẩm”

                    (  Kỷ thuật viên phát bài hát “ Tháng ba Tây nguyên” nhạc Văn Thắng, ca sỹ Lan Anh – Đăng Dương thể hiện, ( lưu ý phát 1 lần, không phát hát lại lần 2)

MC: Chính thiên nhiên định ra cái tháng Ba ấy và con người theo đó mà để tình cảm mình nảy nở, công việc và lễ hội cứ thế diễn ra. Hẳn không có tháng Ba Tây Nguyên đó nếu không có những con ong đi lấy mật, con voi xuống sông hút nước, có những dấu chân rùa dẫn mẹ tìm nấm mối, con hổ báo để cha dạy con trai phóng lao bảo vệ cuộc sống của mình.

MC: Thiên nhiên sinh sôi nảy nở trù phú và con người có anh có em, có mẹ có cha và con cái. Thoạt nghe bài hát này ta ngạc nhiên lại có bài hát hay và đẹp cả nhạc lẫn lời lại đồng điệu với Tây Nguyên. Có lẽ đất nước mình còn có nhiều những vẽ đẹp nguyên sơ như thế mà mình phải tường tận.

 Trích đoạn nhạc “ Tháng ba mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông hút nước. Mùa em đi phát rẫy làm nương, anh vào rừng đặt bẫy cài chông.

Tháng ba sớm sớm mẹ ra rừng theo dấu chân rùa đi tìm nấm mối. Chiều chiều cha chọn một góc vườn dạy con trai phóng lao trị hổ báo”

MC: Vẫn biết Tây Nguyên giàu có những lễ hội nhưng lễ hội giữa một rừng Tây Nguyên hoa thắm đỏ, chim muông cất cánh rợp trời, sông từng đàn cá lội bơi... ấy là một cảnh tượng hoàn toàn khác. Người ta không thể không lâng lâng trong một khung cảnh như vậy. Và khi vui người ta ca hát nhảy múa và sống trong lễ hội... Tháng ba, tháng khởi điểm của mùa xuân - mùa trời đất giao hòa, mùa lộc non hé mở, mùa ăn chơi, mùa lễ hội của con người…

MC: Vâng, Và mỗi lần nghe câu hát ấy, trong tôi luôn vang những tiếng chiêng, trống hào hùng, rộn ràng của lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng bến nước, lễ đâm trâu… với những tiếng trống, nhịp chiêng ché rượu say nghiêng ngả cả đất trời.Những hình ảnh nhà dài, nhà rông, nhà mồ đặc trưng luôn khát khao vẫy gọi khách phương xa hãy một lần đặt chân tới, tự mình chiêm ngưỡng và cảm nhận.

Trích đoạn nhạc: “ Tháng ba rừng Tây Nguyên hoa thắm đỏ, làng buôn vang tiếng chiêng múa hát, bầy chim muông cất cánh rợp trời, sông từng đàn con cá lội bơi.

Tháng ba tay em dệt khăn hồng theo cánh chim trời cho người em mến. Chiều chiều anh dựng lại nếp nhà phòng khi qua những đêm ngày giông bão.

MC: Nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến một vùng đất cao nguyên đầy nắng gió, đầy cỏ dại. Khi mùa hoa rừng nở bạt ngàn trên dãy Trường Sơn, cũng là mùa con ong đi tìm hoa làm mật, mùa phát nương làm rẫy, khi lúa bắp bắt đầu cựa mình nảy mầm, cũng là mùa bắt cá, soi ếch, đi săn của người Tây Nguyên. Và nhà thơ Thân Như Thơ, nhạc sỹ Văn Thắng những chiến sỹ gắn bó với mảnh đất Tây nguyên đã thây được miền sâu thẳm không gian ấy,mà tạo nên một tác phẩm để đời.

MC: Vâng, Đến Tây Nguyên, để được đắm mình trong không gian sử thi hào hùng, gợi nhớ tới một chàng tù trưởng Đăm San mạnh mẽ, phóng khoáng và can đảm, dám vượt đại ngàn để tìm bắt nữ thần Mặt Trời về làm vợ, tượng trưng cho khát khao sức mạnh và sự tự do của con người nơi đây. Có thể chính trường ca Đăm San là cảm hứng cho những lời hát phóng khoáng, đắm say:

Trích đoạn nhạc: Tháng ba người tây nguyên chan chứa tình, con tim xao xuyến đôi môi hé cười, tháng ba mùa núi rừng sôi sục, tháng ba mùa hạnh phúc Tây Nguyên, ôi tháng ba tô thắm cuộc đời.

MC: Tháng 2 âm lịch, hoa vông hoa gạo còn ủ lửa trong những cành khô già nua xù xì để đúng hẹn cháy hết mình cùng tháng ba... Tháng ba Tây Nguyên. Tháng ba hoa cà phê nở trắng. Tháng ba ngày nắng đêm lạnh giá hơi sương. Tháng ba nhức nhối màu đất đỏ bazan và màu đỏ như những trái tim hồng cháy bỏng của hoa gạo, hay được gọi bằng một cái tên gọi kiêu sa khác: Mộc miên...

MC: Vẫn là thế, mỗi lần nghe Tháng ba Tây Nguyên, ta lại cháy bỏng ước mơ một lần được đến mảnh đất thân thương ấy. Và dù tháng ba Tây Nguyên đã ngập tràn nắng ấm, không còn cái lạnh giá của mùa đông, tôi vẫn mơ cho Tây Nguyên có được cái rét nàng Bân diệu kỳ, để mảnh đất này thêm phần thi vị. Tháng ba rồi, người sẽ là vạt nắng cuối cùng của mùa xuân, hay người sẽ gửi những niềm riêng chưa từng thổ lộ qua cái rét nàng bân sắt se đương còn ngập ngừng ngoài ấy!? Không biết nữa, có lẽ phải đợi ngày lên…

                         Xướng và nhạc cắt mục “ Câu chuyện âm nhạc”

                 ( Kỷ thuật viên phát bài hát “ Một Mùa Xuân nho nhỏ” nhạc Thanh Hải, ca sỹ Thanh Hoa thể hiện) 

(Kỷ thuật lưu ý chèn ghép nhạc nhẹ nhàng với giọng đọc 2 PTV)

MC: Kính thưa quý vị và các bạn. Cố Nhạc sỹ tài hoa Trần Hoàn được công chúng biết đến với nhiều ca khúc hay ca ngợi về Bác về Đảng và quê hương đất nước, trong đó phải nói đến ca khúc “ Một mùa xuân nho nhỏ”. Một ca khúc đi vào lòng người yêu âm nhạc và nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thich, cho đến ngày hôm nay.

MC 2: Phải nói rằng ngôn ngữ âm nhạc của "Một mùa xuân nho nhỏ" thật độc đáo bởi tạo dựng được một hình tượng khiến người nghe cảm thấy bồi hồi, xao xuyến. Tuy nhiên không phải nhiều người được biết về tác giả bài thơ - đó là nhà thơ Thanh Hải với bài thơ có tựa đề “ Mùa xuân nho nhỏ” mà nhạc sỹ Trần Hoàn đã phổ nhạc rất thành công. Trong chương trình hôm nay mời quý vị và các bạn nghe về hoàn cảnh ra đời của bài thơ và nhạc phẩm để đời “ Một Mùa xuân nho nhỏ”

MC: Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4-11-1930, quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền -Thừa Thiên Huế. Trong kháng chiến chống Mỹ ông làm công tác văn hoá văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Khu uỷ Trị Thiên. Sau năm 1975 ông là Tổng thư ký Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Ông mất ngày 15/12/1980.

MC:Trở lại với ca khúc “Một mùa xuân nho nhỏ”, nhạc sĩ Trần Hoàn không sử dụng hẳn một chất liệu dân ca vùng nào để tạo nên bài hát. Ta cũng chỉ cảm thấy loáng thoáng chút ví, giặm Nghệ Tĩnh ở chủ đề âm nhạc, rồi được biến hóa đi ngay: “Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc/ Ơi con chim chiền chiện…” Bố cục của bài hát vuông vức ở thể hai đoạn. Đoạn A, giai điệu được viết ở giọng thứ. Đoạn B, chuyển sang trưởng. Cách viết này là thông thường, không có gì đặc biệt. Nhưng ngôn ngữ âm nhạc của "Một mùa xuân nho nhỏ" thật độc đáo bởi tạo dựng được một hình tượng khiến người nghe cảm thấy bồi hồi, xao xuyến.

MC: Những Mùa xuân nối tiếp mùa xuân đi qua, ngồi nghe lại ca khúc “Một mùa xuân nho nhỏ” chúng ta sẽ không quên nhà thơ và nhạc sĩ người Miền Trung được đông đảo công chúng mến yêu, đã dâng hiến cảm xúc của mình hòa chung cùng niềm vui của nhiều người đón chào một mùa xuân mới.

Chương trình “ Âm nhạc và đời sống’ của Đài PTTH Quảng Trị với chủ đề “ Nắng có còn xuân” đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng  và ……. Thực hiện. xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong CT lần sau

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 01/03/2022 10:13 Lê Vĩnh Nhiên 01/03/2022 16:47
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà