Tạp chí Dân tộc và Miền núi Tuần 1 - tháng 3
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

Tạp chí Dân tộc và Miền núi :

MC: Kính chào đồng bào và các bạn, Cảm ơn đồng bào và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng trị. Trong chương trình hôm nay xin chuyển đến đồng bào và các bạn những nội dung chính sau :

-Xây dựng Nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn ở Quảng Trị

-Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chính sách ở xã Vĩnh Khê huyện Vĩnh Linh

-Phần cuối chương trình là ghi nhận Chuyện những người cán bộ hội phụ nữ cơ sở.

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

MC: Kính thưa đồng bào và các bạn, Để thực hiện mục tiêu Xây dựng nông thôn mới hiệu quả việc huy động các nguồn lực có ý nghĩa rất lớn để giúp các địa phương thực hiện các tiêu chí, nhất là với địa bàn các xã miền núi khó khăn. Với địa bàn rộng, dân cư phân tán, cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện... công tác xây dựng nông thôn mới ở các xã biên giới của huyện Hướng Hóa gặp không ít trở ngại. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị vũ trang nên việc xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực. Ðiều này góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, thay đổi diện mạo miền núi.

          Công trình mặt bằng khu tái định cư thôn Tà Puồng xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa được Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 hỗ trợ cho 30 hộ tại đây nhằm sắp xếp ổn định dân cư vùng biên giới. Bên cạnh đó, hệ thống đường giao thông, đập thủy lợi được đâu tư xây dựng nhằm hỗ trợ người dân ổn định sản xuất, tạo thuận tiện cho việc đi lại, góp phần thúc đẩy vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn phát triển. 

Phỏng vấn Anh HỒ VĂN QUÝ – Thôn Tà Puồng – xã Hướng Việt – Hướng Hóa – Quảng Trị.

( Bà con mình vô đất ở sát với ruộng lúa, sát với nương rẫy hơn. Ở Khu tái định , an toàn về người, bà con đi làm thuận lợi, con em đi học gần nên cuộc sống ổn định và tốt hơ rất nhiều, bà con ở đây rất vui mừng.)

Thông qua sự hỗ trợ về các nguồn lực Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 mà trực tiếp là các đội sản xuất đóng chân tại các xã, người dân được cấp cây, con giống, tập huấn khoa học - kỹ thuật. Đến nay nhân dân tại 5 xã phía bắc của huyện Hướng Hóa đã tích cực khai hoang đất trồng cây dông riềng, lúa nước và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên đã làm thay đổi nhận thức của người dân về ý nghĩa, mục đích của chương trình, xóa bỏ tư tưởng trong chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước đồng thời chủ động phát triển kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển.

Phỏng vấn Bà HỒ THỊ VEN – Chủ tịch UBND xã Hướng Lập – huyện Hướng Hóa – Quảng Trị.

( Sản xuất lúa nước của địa bàn xã Hướng Lập nói chung và đặc biệt thôn Tri của xã Hướng lập nói riêng là Đoàn kinh tế Quốc phòng 337 đầu tư hiện tại đời sống của bà con phát triển rất là tốt. Trong thời gian gần tới đây bà con thôn Tri mong muốn sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lúa nước, tích cực phát triển kinh tế để có đời sống tốt hơn.)

Phỏng vấn Đại Tá UÔNG ĐÌNH TÂN – Đoàn Trưởng Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 – Hướng Hóa – Quảng Trị

(Để tạo những vùng dân cư tập trung với những vùng quy mô phù hợp tạo nơi ăn ở nơi mới an toàn hơn, khang trang hơn và phát triển hơn. Trong những năm qua những mô hình sản xuất của bà con như dong riềng, lúa nước, chăn nuôi đại gia súc đã hình thành nên những vùng nguyên liệu tạo nên giá trị sản lượng cao cho bà con nhờ đó đời sống của bà con ngày càng nâng cao và phát triển hơn).

Với đặc thù của các xã miền núi, dân cư ở không tập trung, tỷ lệ hộ hộ nghèo cao thì việc hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch là điều thật sự khó khăn. Chính vì vậy việc huy động mọi nguồn lực giúp các xã khó khăn vùng biên giới phát triển hạ tầng giao thông, ổn định sản xuất đã đem lại một diện mạo mới cho các xã biên giới của tỉnh Quảng Trị. 

Nhạc cắt

MC: Thưa đồng bào và các bạn, Thực hiện nhiều chương trình, chính sách giúp đồng bào miền núi giảm nghèo bền vững, từng bước hoà nhập tiến kịp với vùng đồng bằng trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách rất hiệu quả tạo những đột phá trong phát triển ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Cùng với các Chương trình 135, 134, định canh định cư, tín dụng chính sách của Chính phủ được NHCSXH triển khai thực hiện thể hiện rõ là công cụ đắc lực, hiệu quả trong giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi dân tộc tỉnh Quảng Trị. Phóng sự sau ghi nhận một số hiệu quả sở dụng chính sách ở xã Vĩnh Khê huyện Vĩnh Linh, kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi.

 

Tăng cường kiểm tra giám sát, đối chiếu việc sử dụng các nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách là một trong những việc làm thường xuyên của của Ngân hàng chính sách huyện Vĩnh Linh để góp phần giúp bà con nhân dân sử dụng đồng vốn hiệu quả. Đây cũng là một trong những giải pháp giúp cho việc quản lý nguồn vốn hiệu quả, đặc biệt thông qua các buổi gặp gỡ giữa bà con nhân dân và các bộ tín dụng, đại diện chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể sẽ kịp thời lắng nghe những chia sẻ, khó khăn của bà con từ đó kịp thời có những giải pháp hỗ trợ kịp thời hơn.  Để sử dụng nguồn vốn ưu đãi đạt hiệu quả cao, cán bộ tín dụng chính sách cùng cán bộ các cấp hội từ huyện đến cơ sở ở vùng miền núi dân tộc Vĩnh Khê đã phối hợp chặt chẽ, tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên vay vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ các giống cây, con năng suất chất lượng thấp sang trồng trọt, chăn nuôi các loại giống mới có năng suất chất lượng cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

Ông Hồ Văn Huân

Tổ trưởng Tổ tín dụng vay vốn thôn Xung Phong xã Vĩnh Khê huyện Vĩnh Linh

(Là tổ trưởng tổ vay vốn, cầu nối cho các tổ vay vốn để có kinh tế gia đình chúng tôi đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ. Trước đây nhiều gia đình chỉ vay 5-7 triệu/ hộ thì nay đã mạnh giạn vay 50 – 70 triệu để làm trang trại, trồng rừng tràm, rừng cao su, chăn nuôi lợn…rất hiệu quả. Sau khi người dân hiểu rõ kinh tế mình vươn lên nhờ vay vốn thì sẽ tiếp tục tuyên truyền lại cho các hộ khác trong làng cùng tuyên truyền cho nhau để cùng vay vốn, tạo công ăn việc làm cho kinh tế hộ gia đình ngày càng phát triển hơn.)

Với chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện triển khai cùng một số chương trình dự án khác đã tạo đà để xã nghèo Vĩnh Khê có thêm sức mạnh mới bứt phá trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhờ đó, các giống cây trồng trước đây có năng suất thấp nay đã là cây trồng chủ lực của địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao như cau su, cây tràm, cây tiêu. Đặc biệt, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết đang đặt ra ở vùng dân tộc miền núi, nhất là hỗ trợ cho xã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

Để có được kết quả đáng phấn khởi này bên cạch việc bám sát các chủ trương về đẩy mạnh phát triển sản xuất ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Vĩnh Khê, địa phương đã chủ động xây dựng các mô hình điểm để bà con dân bản học tập và làm theo. Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp trồng cây lây năm, nuôi cá lồng bè của ông  

Ông Trần Đức Dũng, thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê huyện Vĩnh Linh là một mô hình cụ thể để làm điểm cho bà con học hỏi kinh nghiệm. Trên diện tích sẳn có, với số vốn 50 triệu đồng vay của Ngân hàng chính sách huyện Vĩnh Linh ông đã đầu tư mở rộng diện tích mặt hồ nuôi cá lồng, mỗi năm cho thu nhập trên 70 triệu đồng. Từ mô hình của ông Trần Đức Dũng không chỉ làm giàu cho bản than mà còn là mô hình điểm để bà con học tập và làm theo. Qua thực tế cho thấy, từ những chủ trương, cách thức tổ chức cụ thể tại cơ sở, nhất là việc giúp hội viên tiếp cận và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay, nhiều năm trở lại đây, phong trào nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, thanh niên thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển.

Ông Trần Đức Dũng, thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê huyện Vĩnh Linh

(Ở địa bàn xã miền núi Vĩnh Khê, trên địa bàn xã có diện tích mặt nước rộng lớn, lợi dụng tiềm năng này tôi đầu tư nuôi cá lồng để phát triển kinh tế gia đình. Năm nay là năm thứ 2 tôi làm đã rút ra nhiều kinh nghiệm tiếp tục mở rộng, xây dựng mô hình cho tốt để phát triển kinh tế. Với số vốn vay Ngân hàng chính sách huyện Vĩnh Linh 50 triệu tôi đã đầu tư phát triển thêm lồng cá, chăn nuôi và trồng tiêu…nhờ đó kinh tế có nhiều thay đổi)

 Đáng phấn khởi từ những hiệu quả trong làm kinh tế của mô hình điểm, xã Vĩnh Khê đã thông qua các tổ chức đoàn thể để nhân rộng mô hình. Nhất là trong kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt. Gia đình chị Hồ Thị Phương ở thôn xung phong đã mạnh dạn tiếp cận mô hình kinh tế tổng hợp từ ông Dũng để phát triển kinh tế gia đình. Từ chổ không có việc làm, thu nhập chỉ từ nguồn cạo mũ cao su, phát vườn cây thuê chị Hồ Thị Phương đã tạo dựng được mảnh vườn 3 ha cây tràm, chăn nuôi 17 con heo thịt và 10 con bò thả rông. Năm 2021 chị là một trong những điển hình làm kinh tế hiệu quả ở xã Vĩnh Khê. Hơn thế mô hình của chị còn lan tỏa tinh thần mạnh dạn giám nghĩ giám làm, luôn nổ lực vươn lên của phụ nữ Vân Kiều.

Phỏng vấn : Chị Hồ Thị Phương, Thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh

(Nhờ bên vay vốn chính sách mà tôi đã mạnh dạn phát triển kinh tế. Có tiền rồi, tôi tích cực học kinh nghiệm từ các mô hình điểm để làm theo. Ban đầu làm ít, làm nhỏ thôi như nuôi gà, nuôi 1-2 con heo thôi, sau đó có kinh nghiệm mình mạnh dạn mở rộng chăn nuôi như bò, heo…Không chỉ riêng một mình tôi mà chị em trong thôn này đều mạnh dạn học tập và làm kinh tế. Mọi người hỗ trợ, chịa sẻ kinh nghiệm cùng nhau giúp nhau phát triển cuộc sống ngày càng tốt hơn.

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã được triển khai đến 100% người dân trên địa bàn, trong đó trên 90 % hộ đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều có tiếp cận vốn và sử dụng vốn đúng mục đích. Hầu hết các hộ nghèo, hộ cận nghèo trước đây không mạnh dạn vay vốn, phấn lớn trong chờ vào các nguồn hỗ trợ để làm kinh tế tế thì nay đã biết chủ động xây dựng các mô hình, đầu tư để mở rộng nương rẫy để phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, thoát nghèo bền vững, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kết quả này có sự đóng góp đáng ghi nhận của các tổ chức nhận uỷ thác cho vay vốn tín dụng chính sách, tạo điều kiện để các người dân trên địa bàn có thêm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống và việc làm, vươn lên làm giàu, góp phần xây dụng quê hương ngày càng phát triển.

Bà Hồ Thị Thoa, Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh

(Đối với các mô hình phát triển kinh tế của địa phương là nhờ họ sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích để trồng rừng, chăn nuôi, nuôi cá lồng bề để phát triển kinh tế tăng thu nhập gia đình. Những mô hình điểm như ông Dũng, chị Hường là những hướng đi mới để bà con dân tộc Vân Kiều ở Vĩnh Khê mạnh dạn học tập và làm theo. Nhiều gia đình mở rộng kinh tế mua xe hơi, mua xe bán tải để làm kinh tế nhờ đó đời sống tốt hơn rất nhiều)

Thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn phát triển, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người dân, góp phần thực hiện công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn xã Vĩnh Khê huyện Vĩnh Linh với những bước phát triển đáng ghi nhận không chỉ tác động đến đời sống kinh tế của bà con dân bản mà qua những mô hình cụ thể như phát triển kinh tế trang trại, nuôi cá lồng bè, trồng cây lâm nghiệp…việc tiếp cận vốn để mua cây, con giống, phân bón, công cụ, nông cụ hỗ trợ sản xuất… đã giúp bà con thay đổi nhận thức trong phát triển sản xuất, tích cực hơn trong lao động sản xuất, góp phần thay đổi cuộc sống. Ở Vĩnh Khê nhiều thôn bản đã có những thay đổi rất lớn, diện mạo nông thôn mới thay đổi từng ngày, đường làng ngõ xóm luôn xanh sạch đẹp, những mảnh vườn ngăn nắp, quy cũ, xanh tốt, mùa nào cây đó ngày càng nhiều hơn. Hình ảnh về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hiện diện rõ nét trên mỗi bản làng, đó là minh chứng rõ ràng nhất về những đổi thay và phát triển

Ông Lê Văn Trường

Phó Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội huyện Vĩnh Linh

(Trong thời gian qua, Ngân hàng chính sách huyện Vĩnh Linh đã nhận được sự chỉ đạo của cấp trên, chủ động phối hợp với các địa phương dành nhiều nguồn lực đầu tư để hỗ trợ các đối tượng khó khăn, nhất là vùng sâu vùng xa. Đến nay, các nguồn hỗ trợ này đã phát huy hiệu quả rất lớn cho bà con trong việc sản xuất kinh tế cũng như phát triển. Công tác cho vay các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn luôn được thực hiện nhanh chóng, kịp thời. Đảm bảo 100% số hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ kiều kiện được tiếp cận vốn vay ưu đãi. Cán bộ tín dụng chính sách cũng thường xuyên bám bản, bám dân, phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể giải ngân kịp thời, vừa hướng dẫn người vay sử dụng vốn vay sao cho hiệu quả, đúng mục đích)

Vĩnh Khê là xã miền núi của huyện Vĩnh Linh, cũng giống như nhiều địa phương khác, ở Vĩnh Khê có nhiều hộ dân nơi đây đã tham gia vay vốn, sử dụng vốn vay của NHCSXH đúng mục đích, đạt hiệu quả kinh tế và trả lãi, gốc đúng hạn. Đó là những kết quả rất phấn khởi, tạo cơ hội cho người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cùng với các chương trình, chính sách đối với đồng bào DTTS của Trung ương, và tỉnh, huyện, những đồng vốn tín dụng chính sách đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo các bản làng, nhất là trở thành “điểm tựa” vững chắc để người dân thoát nghèo, phát huy thế mạnh, vươn lên cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế, chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới ở Vĩnh Linh nói riêng và Quảng Trị nói chung.

Nhạc cắt

MC: Kính thưa đồng bào và các bạn, Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ngày càng được hội viên, phụ nữ các giới hưởng ứng thiết thực, cụ thể hóa vào phong trào thi đua của ngành, địa phương, tạo sự chuyển biến về chất trong phong trào phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Góp phần tạo nên những kết quả này phải nói đến những người cán bộ hội phụ nữ tận tâm và trách nhiệm từ cơ sở. Phóng sự sau chúng tôi có một số ghi nhận về những cán bộ hội phụ nữ ở xã Vĩnh Hà huyện Vĩnh Linh, kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi.

Chị Hồ Thị Chưng ở thôn Khe Hó Trù xã Vĩnh Hà huyện Vĩnh Linh tham gia làm cán bộ hội phụ nữ ở thôn được 5 năm. Từ một phụ nữ Vân Kiều quanh năm chỉ biết lên nương rẫy làm thuê, làm mướn…mọi việc trong gia đình chị không có nhiều thời gian để thu xếp, nhất là chuyện chăm sóc con cái. Tuy vậy, với tinh thần nổ lực vươn lên, cùng với sự tin tưởng của chị em phụ nữ trong bản chị đã mạnh dạn tham gia công tác hội. Để thuyết phục được chị em trong bản tham gia phong trào sôi nổi, bản thân chị chưng luôn nổ lực xây dựng cuộc sống gia đình mình tốt hơn. Trong phong trào kinh tế chị tích cực học tập các mô hình mới để mở rộng nương rẫy, chăn nuôi đa cây đa con, góp phần đưa kinh tế gia đình ngày một phát triển.

Phỏng vấn : Chị Hồ Thị Chưng, Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôi Khe Hó Trù - Xã Vĩnh Hà huyện Vĩnh Linh

 ( Nói chung công việc của chị em hội rất vất vả, vì để làm được chồng con phải hiểu và chia sẻ. Con cái và chồng mình không hiểu thì không bao giờ mình làm được. Ngoài ra để làm được công tác phụ nữ trước hết mình phải sắp xếp công việc ở trong nhà của mình rồi sau đó mình mới đi tuyên truyền cho hội viên phụ nữ. Công tác này khó khăn nhưng với tôi thì  dù khó khăn mình cũng phải cố gắng. Vì có động lực chị em đã tin tưởng, tín nhiệm bầu mình thì mình phải có trách nhiệm. Phải cố gắng học hỏi từng việc nhỏ, từ làm kinh tế, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái đến việc xã hội phải không ngừng học tập kinh nghiệm đi trước để làm tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao vị thế vai trò của chị em phụ nữ trong gia đình cũng như trong bản làng)

Từ kết quả của bản than gia đình mình chị Hồ Thị Chưng lấy làm ví dụ minh họa để triển khai các phong trào khác cho chị em làm theo. Thường xuyên thăm hỏi, động viên các chị có hoàn cảnh khó khăn để nắm bắt tình hình, có sự động viên hỗ trợ kịp thời. Ngoài ra chị chủ động phối hợp với chị em các Chi hội khác để nhân rộng mô hình. Cách làm vừa linh hoạt, vừa phù hợp với thực tế địa phương nên phần lớn các hoạt động của chi hội đều đạt kết quả tốt. Mối quan hệ giữa chị em cũng ngày càng gắn bó, than thiết hơn. Đặc biệt với sự tích cực, cởi mở của các chị là cán bộ chi hội trưởng hội phụ nữ ở cơ sở là cầu nối ý nghĩa để các chị ở các chi hội khác mạnh dạn giao lưu, liên kết cùng nhau phát triển.

Phỏng vấn : Chị Hồ Thị Phương

Chi hội trưởng Chi Hội phụ nữ thôn Bảy Hà mới, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh

 ( Lấy đoạn cuối, sau đó nối lại với pv lần thứ 2 )  

(Chi hội phụ nữ thôn Bảy Hà mới, xã Vĩnh Hà có 69 hội viên, các chị phần lớn có hoàn cảnh khó khăn, việc chủ chủ động tiếp cận thông tin chưa nhiều nên làm cán bộ hội tôi chủ động tuyên truyền đến chị em thông tin, qua loa đài ở UB xã , những chị có sử dụng điện thoại thông minh thì mình kết nối nhóm chat zalo giúp cho chị em nắm bắt nhiều thông tin, hiểu về các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, nhất là các kiến thức về làm kinh tế, nuôi dạy con trong gia đình và tham gia các hoạt động của Hội phụ nữ góp phần giúp cho cuộc sống chị em ngày càng tốt hơn. )  

Vĩnh Hà vẫn là địa phương vùng khó của huyện Vĩnh Linh, cuộc sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn nhưng trong mỗi nếp nhà thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống đã có nhiều thay đổi ngày càng đổi mới và phát triển. Đóng góp vào thành quả này phải nói đến vai trò của chị em phụ nữ địa phương, cụ thể là vai trò của cán bộ phụ nữ ở cơ sở. Với sự nổ lực của bản thân, với tinh thần trách nhiệm vì cuộc sống cộng đồng các chị đã lan tảo một tinh thần, nhiệt huyết mới của chị em phụ nữ vùng sâu vùng xa với cuộc sống mới.

Chị Hồ Thị Giáo

Phó Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh

 ( Vài năm trở lại đây hoạt động hội phụ nữ của ngày càng đi lên là nhờ sự năng nổ, đi đầu của các chị Chị hội trưởng góp phần để tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Các chị rất nhiệt tình và trách nhiệm với công việc, tạo điều kiện hết sức để Hội phụ nữ xã triể khai các phong trào hoạt động ở địa phương, góp phần nâng cao đời sống của hội viên nói riêng và người dân nói chung, để ngày càng vươn xa theo kịp với đời sống ở vùng đồng bằng. Các chị làm cầu nối rất quan trọng vì các chị là người đầu tiên tuyên truyền các phong trào hoạt động của hội đưa ra , trực tiếp đi đến hội viên tuyên truyền, diễn đạt những nội dung, ý nghĩa, mục tiêu của phong trào của Hội)

Có thể nói thời gian qua với nhiều nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phong trào thi đua của các cấp hội Phụ nữ đã khích lệ, động viên các tầng lớp phụ nữ trên địa bàn không ngừng vươn lên, vượt qua khó khăn, tích cực nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, kinh doanh, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của quê hương. Qua phong trào cũng đã hỗ trợ hội viên phụ nữ thực hiện tốt vai trò người mẹ hiền, người vợ đảm đang, người con hiếu thảo, vun đắp giữ gìn tổ ấm hạnh phúc gia đình. Các chị với sự năng động, nhiệt tình và trách nhiệm đã góp phần lan tỏa những tấm gương nổ lực vươn lên trong cuộc sống cũng như góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Bà Nguyễn Thị Tuyết- Chủ tịch Hội LHPN huyện Vĩnh Linh

( Hội LHPN huyện Vĩnh Linh gồm có 19 cơ sở hội, trong đó có 3 xã miền núi là Vĩnh ô, Vĩnh Khê và Vĩnh Hà. Trong những năm qua Hội LHPN huyện đã chú trọng giúp đỡ các cán bộ phụ nữ các xã miền núi, năng cao nhận thức về kỹ năng sinh hoạt chi hội cũng như hướng dẫn hội viên Phụ nữ thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của hội. Từ những kiến thức đó chị em tổ chức được các buổi sinh hoạt chi, tổ phụ nữ, hướng dẫn chị em thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng gia đình hạnh phúc. Đặc biệt là thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, nhất là ở những xã miền núi. Phải nói rằng nhận thực của chị em phụ nữ được nâng cao, thực hiện tốt tất cả các phong trào thi đua mà địa phương tổ chức)

Tiếp nối truyền thống của phụ nữ Việt Nam, phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng vượt qua những khó khăn, nhất là trong tình hình dịch bệnh covid 19 vẫn còn ảnh hưởng đến cuộc sống, sự đóng góp lặng thầm và giản dị của chị em phụ nữ các cấp là điểm sáng ý nghĩa để nhân lên những niềm tin về những đổi thay và phát triển. Trong đó lực lượng cán bộ Hội cơ sở luôn là cầu nối, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của chị em phụ nữ, tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh, tạo nhiều điều kiện, cơ hội giới thiệu việc làm, phát triển kinh doanh, sản xuất; thể hiện tốt hơn vai trò đại diện bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ. Dù miền xuôi hay miền ngược những tấm long chu đáo, tận tụy của chị em phụ nữ luôn có sức lan tảo ý nghĩa, góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

MC: Kính thưa đồng bào và các bạn, Tạp chí Dân tộc và Miền núi kỳ này của Đài PTTH Quảng Trị đến đây xin tạm dừng, cảm ơn đồng bào và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 04/03/2022 07:52
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà