Tạp chí VNCN 20.3
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 20.3.2022

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn! Rất vui khi được gặp lại Quý thính giả trong Tạp chí VNCN tuần này. Chương trình hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến Quý vị và các bạn những nội dung chính sau đây.

- Giếng cổ Champa ở Quảng Trị, mạch nguồn trăm năm chảy mãi…

-Nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Khánh Toàn với NT Nhiếp ảnh trên không.

- Nhà báo Đào Tâm Thanh và ý thức về chủ quyền biển đảotrong một số tác phẩm báo chí

-Bài viết: Lễ xuống cấy của làng An Mỹ.

Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình.

Nhạc cắt

1. lễ nghinh rước và giổ tổ nghề cào hến.

Thưa Quý vị và các bạn!

Các làng Vĩnh Phước, Đại Áng, Trung Chỉ, Lập Thạch (thành phố Đông Hà) Mai Xá (Gio Mai), Giang Hến (thị trấn Ái Tử), Trung Yên, An Lợi (Triệu Độ) và làng Quảng Xá (xã Vĩnh Lâm)... sinh sống quanh hạ lưu sông Thạch Hãn, Hiếu Giang, Sa Lung... từ xa xưa đã hình thành một nghề thủ công truyền thống rất đặc trưng: nghề cào hến. Vào ngày Rằm tháng hai âm lịch, những người dân làm nghề tổ chức lễ nghinh rước và giổ tổ.

Đây là dịp khởi đầu mùa cào hến trong năm. Từ khoảng 3 giờ sáng, nhân dân các làng từ Mai Xá, Giang Hến, Lập Thạch... chèo thuyền ngược dòng Thạch Hãn đến làng Phường Hến/Giang Hến, sau đó kết thuyền lại giữa dòng sông, khấn vọng vị tổ nghề và rước tổ nghề về làng. Đến giờ ngọ, các bè rước mới về đến bến sông của làng mình để hòa nhập vào không khí rộn ràng, vui vẻ của lễ hội. Với mục đích cầu làm ăn thuận lợi, may mắn, tạ ơn vị tổ nghề đã truyền dạy và cầu cho loài hến sinh sôi, phát triển ngày càng nhiều đã đi vào sâu thẳm trong tâm thức của những người hành nghề cào hến: “Rằm tháng hai cầu rạy , rằm tháng bảy cầu an”.

2. Giếng cổ Champa ở Quảng Trị, mạch nguồn trăm năm chảy mãi…

Hệ thống các công trình khai thác nước cổ Champa (giếng cổ) ở miền Trung nói chung và tại Quảng Trị nói riêng là sản phẩm văn hóa đặc sắc, độc đáo. Trải qua bao thăng trầm dâu bể và chiến tranh, đến nay trên mảnh đất Quảng Trị còn tồn tại rất nhiều giếng cổ Champa nguyên vẹn, vẫn phát huy tốt chức năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

Xưa nay, việc coi giếng nước có vai trò cốt yếu trong cân bằng âm dương, tạo sự hài hòa cho gia đình và cộng đồng vẫn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chính vì thế, nhiều nơi, người dân đã liên tục nạo vét để khai thông mạch nước cũng như tu bổ, sửa chữa, tôn tạo lại các giếng cổ để giữ gìn như là di sản văn hóa và niềm tin vào tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng. Người dân tại nhiều làng, xã  Quảng Trị hiện vẫn chung tay góp sức giữ gìn, bảo tồn và tôn tạo, phục hồi nhiều giếng cổ bị hư hỏng để giữ gìn cho thế hệ mai sau.

3. Aar veh cân đưh- MÓN ĂN ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI PAKO

Trong các món ăn truyền thống của đồng bào Pko thì món aar veh cân đưh - một món cháo của người Pa Kô. Món ăn này có ý nghĩa củng cố, tăng cường tình đoàn kết, giáo dục con cháu giữ gìn, phát huy những đặc trưng văn hóa của dân tộc Pa Kô.

Aar veh cân đưh là đặc sản ngàn năm của người Pa Kô. Ngày xưa khi còn những ngôi nhà dài có nhiều thế hệ cùng chung sống, sau những ngày lao động vất vả, các gia đình người Pa Kô thường tập trung lại nấu cháo. Họ phân công nhau mỗi người mỗi việc, từ chuẩn bị nguyên liệu, chế biến đến cùng ngồi bên bếp lửa nhà sàn để nấu, đợi đến khi cháo chín và dọn ăn. Cháo lúc bấy giờ thường dùng thay cho cơm, được nấu trong ống tre to. Do đó, cháo không được nấu loãng mà phải rất đặc. Bên mâm cháo ấm cúng, người Pa Kô lại cùng nhau nhìn lại những việc làm được, chưa làm được và đề ra mục tiêu phấn đấu làm tốt hơn trong thời gian tới, đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ không được quên văn hóa đặc trưng, trong đó có cách chế biến các món ăn truyền thống.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Trong thời gian gần đây, ảnh chụp trên không, ảnh chụp trên không trung hay nói cách khác NT “không ảnh” nhanh chóng trở thành một thể loại sáng tác gây nhiều ấn tượng thị giác với người xem và công chúng yêu thích nghệ thuật nhiếp ảnh. Ở tỉnh Quảng Trị, “không ảnh” đã và đang nhận được sự đầu tư công sức khá nghiêm túc của một số nghệ sĩ, trong đó nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Khánh Toàn đã sử dụng NT  “không ảnh” để lưu giữ và giới thiệu hình ảnh về những vẻ đẹp của đất và người Quảng Trị. Chương trình Tạp chí VNCN hôm nay, Pv Ánh Tuyết có cuộc trò chuyện cùng NSNA Bùi Khánh Toàn. để tìm hiểu về NT nhiếp ảnh này.

1.Thưa NSNA Bùi Khánh Toàn, là một trong những người hiện đang theo đuổi NT chụp ảnh trên không. Anh có thể chia sẽ cùng chúng tôi: so với chụp ảnh theo cách truyền thống trước đây thì nghệ thuật chụp ảnh trên không trung mang lại những cảm xúc mới mẻ nào cho các người nhiếp ảnh ạ?

Anh Toàn trả lời…

2.Vâng! NSNA Bùi Khánh Toàn được biết đến là một người chuyên có những bức ảnh độc đáo gắn bó với mảnh đất và con người Quảng Trị. Vậy từ góc độ của việc tác nghiệp bằng NT “không ảnh”, thêm một lần nữa_ mảnh đất và con ngưòi Quảng Trị mang lại cho anh những cảm nhận ntn ah?

3. Thưa NSNA Bùi Khánh Toàn. Gần đây, cuộc thi “Quảng Trị 50 năm đổi mới và phát triển” đã thu hút đông đảo giới văn nghệ sỹ tham gia. Vậy lần này, đến với cuộc thi-bằng nghệ thuật không ảnh, anh có thể chia sẽ về những tác phẩm của mình ạ?

P/s chèn: Những tấm ảnh chụp bằng flycam của nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Khánh Toàn mới đây đã làm nên phóng sự không ảnh “Đông Hà- thành phố trẻ” với những ấn tượng đẹp của một đô thị trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị có bước phát triển nhanh về không gian, kiến trúc và hạ tầng đô thị. Qua những góc máy trên không, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Khánh Toàn đã đưa vào không ảnh những khoảnh khắc đẹp mà mình nắm bắt được, ngưng đọng được khi nhìn từ trên cao về thành phố trẻ Đông Hà tràn đầy sức sống trên hành trình phát triển có sông Hiếu chảy trong lòng thành phố tạo nên điểm nhấn, làm trục trung tâm phát triển và đảm đương vai trò bản lề trong chuyển nối không gian kiến trúc, bố trí dân cư giữa đôi bờ; có công viên Lê Duẩn là điểm đến yêu thích của người dân; góc phố Lê Hồng Phong và ngã tư Hùng Vương - Lý Thường Kiệt nhộn nhịp, sầm uất; công viên Fidel mang tên lãnh tụ Cuba Fidel Castro từng đến thăm vùng giải phóng Quảng Trị.

Sử dụng flycam để chụp ảnh thành phố Đông Hà, nghệ sĩ nhiếp ảnh Bùi Khánh Toàn sáng tác với tình cảm, nghĩ suy mộc mạc rằng:  “Tôi được sinh ra ở thị xã Quảng Trị nhưng là một người con của Đông Hà sau chiến tranh, lớn lên cùng khoai sắn và gian khổ trên mảnh đất này. Đến lúc trưởng thành tôi vẫn luôn ghi nhớ một Đông Hà bị tàn phá bởi chiến tranh, một Đông Hà chỉ có gió Lào bụi đỏ mù trời và cùng hòa vào ước mơ Đông Hà thành phố tương lai. Ngày nay Đông Hà đã trở thành một thành phố trẻ mà khi nhìn từ trên cao trung tâm thành phố thấy đâu đâu cũng có những dãy phố, khu đô thị mới sầm uất với kiến trúc hiện đại cùng nhịp sống sôi nổi. Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Đông Hà và Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị, tôi muốn giới thiệu với bạn bè và những người con Quảng Trị ở xa về những đổi thay từng ngày trên quê nhà qua những tấm ảnh mình chụp từ không trung”.

4. Chương trình xin trở lại cuộc trò chuyện với NSNA Bùi Khánh Toàn. Thưa anh! Với cách tác nghiệp từ trên không trung, theo anh sẽ mang lại điểm mạnh nào trong việc thể hiện các phẩm nghệ thuật của mình ạ?

5. Chụp ảnh trên không là một xu hướng mới hiện nay thu hút các nhiếp ảnh gia trong và ngoài tỉnh. Là một nhiếp ảnh gia, anh nghĩ ntn về quá trình phát triển xu hướng của loại hình nghệ thuật này ạ?

Anh Toàn trả lời…

Xin cảm ơn NSNA Bùi Khánh Toàn và chúc anh sẽ có thêm nhiều bức ảnh đẹp về mảnh đất và con người Quảng Trị với NT chụp ảnh trên không.

Trích bài hát: Mảnh đất này thương lắm người ơi

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Đọc các tác phẩm của nhà báo Đào Tâm Thanh-Báo Quảng Trị viết về biển, đảo của Tổ quốc, độc giả có những cảm nhận bồi hồi trước cảm xúc của các nhân vật hoặc cái tôi trữ tình của chính tác giả- một người con của Quảng Trị hôm nay. Đào Tâm Thanh viết rằng: “Ra với Trường Sa, chúng tôi có cảm giác như về lại những miền quê thân thương của đất nước mình, từ lâu trong tâm tưởng đã gần gũi, trìu mến lắm, bây giờ đã đặt chân đến. Tôi vục tay xuống tầng san hô trộn lẫn cát bỏng nơi đảo Trường Sa, giữ thật lâu để thấy ấm nóng một tình yêu quê Cha đất Tổ và tự đáy lòng, tôi muốn cất lên một điều dung dị rằng, tôi yêu nơi này biết bao…”.  

PTV: Chắc chắn rằng, cảm xúc đó có chung cội nguồn và điểm khởi phát là tình yêu cùng ý thức về chủ quyền của dân tộc trước biển đảo của đất nước mình. Chúng ta hãy cùng nghe bài viết: “Nhà báo Đào Tâm Thanh và y thức về chủ quyền biển đảotrong một số tác phẩm báo chí” của CTV Bội Nhiên.

…“Và tiếng hát đã cất lên, trầm hùng là khúc quân hành của người lính Cụ Hồ, sâu lắng là giai điệu Quảng Trị yêu thương, khi ca từ Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ... được cất lên giữa vùng biển Trường Sa như một sự liền mạch, một sự kết nối, chia sẻ, nhiều người con đất lửa Quảng Trị đã bật khóc”- nhà báo Đào Tâm Thanh -đã viết như thế trong loạt bài Về giữa đất trời Trường Sa và cũng từ những bài viết này của anh, độc giả biết đến những người Quảng Trị đã và đang có cuộc sống gắn bó với biển đảo của Tổ quốc, đã gặp những người Quảng Trị rất yêu biển đảo của Tổ quốc Việt Nam.

Hay trong một lần nói chuyện với một chiến sĩ ở đảo Sơn Ca thật giản dị mà cũng thật xúc động là cách nhà báo Đào Tâm Thanh mở đầu bài viết Vững tin nhiều khi đã gặp nhau đây: “Đồng chí quê ở đâu đấy, Quảng Bình hay Quảng Trị? Quảng Trị. Có đồng hương đồng chí ở đảo Nam Yết, bảy năm bám trụ ở Trường Sa, làm đảo trưởng, cụm trưởng của năm đảo tiền tiêu đấy”. Quả thật, trên quần đảo Trường Sa hôm nay có những người con của Quảng Trị như trung tá Nguyễn Thanh Phong- cụm trưởng cụm Nam Yết là người ở Sa Lung, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh; như trung tá Ngô Quang Chức, người con của vùng đất “đôi bờ dân ca” Vĩnh Giang, Vĩnh Linh công tác tại đảo Sinh Tồn. Nhập ngũ từ năm 1985, trung tá Nguyễn Thanh Phong đã công tác và nắm cương vị chỉ huy qua các đảo Đá Lát, Đá Lớn, Đá Tây, Song Tử Đông và bây giờ là Nam Yết. Xa quê đã lâu, trung tá Ngô Quang Chức muốn có một chuyến công tác ở đất liền kết hợp thăm người mẹ già nhưng vì nhiệm vụ mà chưa sắp xếp được và mỗi lần về thăm nhà, nhìn ra biển Cửa Tùng lại nhớ đồng đội, nhớ Trường Sa, lại muốn ra đảo...

Cũng ở quần đảo Trường Sa, đã có giọng hát của một ca sĩ trẻ người Quảng Trị cất lên trên đảo Sinh Tồn dài rộng hay trên đảo Đá Lớn. Tiếng hát và tình cảm của giọng ca Quảng Trị ấy được nhà báo Đào Tâm Thanh ghi lại, phản ánh trong phóng sự Người hát tình ca ở Trường Sa với nhân vật trung tâm là ca sĩ Nguyễn Nhung quê gốc ở Nam Sơn, Vĩnh Sơn, Vĩnh Linh đang công tác ở Đoàn Nghệ thuật Quảng Trị. Qua tác phẩm của nhà báo Đào Tâm Thanh, độc giả cảm nhận khá rõ nét về một nữ ca sĩ trẻ của Quảng Trị có khuôn mặt xinh xắn, nụ cười sáng và hiền thục đã “gửi gắm tất cả những tình cảm thân thương của mình đến với những người lính đang ngày đêm canh giữ biển trời Tổ quốc” khi biểu diễn những bài hát mang âm hưởng dân ca như Giận mà thương, Ở hai đầu nỗi nhớ, Thư tình cuối mùa thu trên đảo Sinh Tồn, đảo Đá Lớn… khiến nhiều người rơi nước mắt. Phóng sự của nhà báo Đào Tâm Thanh cho thấy, cô gái Nguyễn Nhung là “một ca sĩ xung kích trên đảo, hồn hậu và chân thực như con người Quảng Trị. Phục trang giản đơn, khuôn mặt rám nắng nghiêng dưới vành mũ tai bèo, chân dép nhựa thoăn thoắt trên nền san hô bỏng rát, Nhung đến với những người lính đảo như về với những người thân yêu của mình và cất lên tiếng hát”. Đặc biệt, “Trên đảo Sơn Ca, một sáng mai nắng vàng như mật, Nhung đã hát những bài ca về đất lửa Quảng Trị giữa hàng hàng đội ngũ chỉnh tề”, và “Nhung đi ra phía lưng đảo. Cả một công trường nhộn nhịp hiện lên trước mắt. Bên những “pông sô” dựng tạm ngay trên thềm nước biển mặn chát để chứa vật liệu, từng đoàn bộ đội công binh đang làm nhiệm vụ củng cố đảo. Màu áo xanh của các anh nhòa đi trong bóng nắng và hơi nước biển nhấp nhóa. Lưng áo ai cũng dày cộp như tấm giáp bởi mồ hôi và muối mặn. Những khuôn mặt cháy nắng, chỉ có nụ cười là vẫn sáng lên, gần gũi và vững tâm. Nhung đã lội ra giữa dòng nước biển ngang thắt lưng và cất lên tiếng hát: Em xa anh nghe câu dân ca/ Giận mà thương sao mà da diết thế/ Ôi câu ca nặng tình nặng nghĩa/ Có lúc nào anh giận em không? có lúc nào em giận anh không/ Để thương suốt cả ngày em giận/ Khi xa nhau đến ngàn vạn dặm/ Giận chẳng còn mà thương rộng dài thêm... Sau phút ngỡ ngàng, bộ đội dừng tay để bắt nhịp. Nhìn bàn chân các anh sưng lên, chai sạn, chi chít những vết xước vì liên tục cơ động trên những mảnh sắc nhọn của đá san hô, dưới lực tì đè của tảng bê tông trĩu nặng trên lưng, Nhung đã bật khóc. Một anh bộ đội đứng lên, cất giọng nói át cả tiếng sóng biển Em gái, hát tình ca thì không được khóc nhưng lẫn trong mồ hôi chan chan trên mặt, mắt anh cũng nhòa lệ”.

Những người lính Hải quân của quê nhà Quảng Trị cùng đồng đội vẫn vững vàng giữa vùng biển đảo Trường Sa bằng tinh thần “Dân Quảng Trị mình có truyền thống trung dũng, kiên cường, một lòng một dạ với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, cực mấy cũng chịu được, gian khổ nào cũng vượt qua, ngày xưa cha ông mình đã vậy, bây giờ thế hệ chúng tôi cũng vậy...”, những đoàn công tác đến từ đất lửa Quảng Trị “góp vào các điểm đảo và các đồng hương của mình hương vị nồng cay của hồ tiêu xứ Cùa, vị đậm đà của cà phê Khe Sanh, những giọng ca trữ tình và truyền lửa, những bài thơ lay thức lòng người... và gói gém cả những tình cảm chân thành vào trong đó”,… Bởi từ trước đến nay, người Quảng Trị đã và đang cùng quân và dân cả nước ngày đêm giữ gìn biển đảo của Tổ quốc với quyết tâm không gì lay chuyển được vì tình yêu đất đai, cương vực của Tổ quốc mình và vì sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, con người Việt Nam…

Trích bài hát: Gần lắm Trường Sa ơi.

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn! Lễ hội xuống cấy Vụ ĐX là 1 trong những lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc mang nhiều ý nghĩa tâm linh của người dân làng An Mỹ- xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh. Bao đời nay, cứ vào ngày 18.10 âm lịch hằng năm, người dân làng An Mỹ lại hồ hởi tổ chức lễ xuống cấy để cầu thiên thời, địa lợi, mùa màng bội thu, mang lại cuộc sống ấm no cho mọi nhà.

          LỄ XUỐNG CẤY CỦA LÀNG AN MỸ

Lễ hội xuống cấy làng An Mỹ được diễn ra vào ngày 18 tháng 10 âm lịch hằng năm tại đình làng. Đây là một sự kiện văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây đã có từ hàng trăm năm nay. Trong không khí của lễ hội, khi tiếng chiêng, tiếng trống vang lên, thì trong lòng mỗi người con làng An Mỹ lại nhớ về kí ức lễ hội đã có từ xa xưa bởi An Mỹ là một vùng quê thuần nông, cuộc sống của người dân phụ thuộc vào thiên nhiên, thường thì vụ Hè thu hạn hán hay xảy ra; còn vụ Đx lại dễ ngập úng. Đó chính là một trong những lý do để lễ hội xuống cấy bắt nguồn từ những điều đó để tạo không khí hối hả xuống đồng gieo cấy vụ đông xuân cho bà con nông dân. Thế nên, cứ vào ngày lễ xuống cấy, đông đảo bà con người dân An Mỹ lại náo nức cùng nhau tổ chức và hầu như những người con của làng xa quê đều trở về tham dự lễ xuống cấy của làng mình.

P/v: Ông Trương Công Thành- Trưởng thôn An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh cho biết:

Có thể thấy, lễ hội xuống cấy mang ý nghĩa khuyến nông sâu sắc, đề cao vai trò của sản xuất nông nghiệp, Trải qua bao biến thiên của lịch sử, người dân An Mỹ vẫn giữ nét văn hóa tín ngưỡng độc đáo này. Hằng năm vào tiết đông chí, họ cùng nhau sắm sửa lễ vật, áo mũ chỉnh tề để làm lễ cúng xuống cấy- một lễ tế không thể thiếu khi bắt đầu mùa vụ mới. Bài văn tế lễ được nhiều đời dân làng An Mỹ truyền lại cho con cháu tuy có rút gọn, cải biên nhưng nội dung và ý nghĩa văn tế vẫn không thay đổi. Lễ hội xuống cấy có trống, chiêng, cờ hội thu hút đông đảo người dân tham gia.

P/v: Ông Trương Công Thành- Trưởng thôn An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh nói:

Trích băng

Lễ hội xuống cấy là một nghi thức truyền thống không thể thiếu trong đời sống sản xuất nông nghiệp của người dân làng An Mỹ. Mỗi năm lễ hội diễn ra, là thêm một lần nhắc nhở con cháu của làng nhìn nhận đầy đủ hơn sự phát triển nông nghiệp bền vững gắn với phát triển công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Thông điệp từ lễ hội xuống cấy cũng là lời nhắc nhở của các bậc tiền nhân đến thế hệ ngày nay, hãy nhớ đến công ơn của cha ông trong việc khai phá ruộng đồng, trồng cấy lúa ngô mà tích cực và chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn cổ vũ, động viên người dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững. Điều này cho thấy, dù ở thời đại nào, nông nghiệp, nông dân vẫn luôn là lĩnh vực được dân làng An Mỹ đặc biệt coi trọng.

P/v: Ông Trương Công Thành- Trưởng thôn An Mỹ, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh nói thêm:

 Sau khi lễ hội kết thúc, cuộc sống của người dân An Mỹ lại trở lại nhịp điệu thường ngày. Những lễ hội truyền thống như lễ hội xuống cấy tiếp tục được người dân An Mỹ bảo tồn, gìn giữ như một di sản quý báu, qua đó làm giàu thêm truyền thống lịch sử, văn hoá của vùng đất này.

Trích bài hát:

PTV: Chào cuối

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 15/03/2022 22:25 Lê Vĩnh Nhiên 16/03/2022 13:50

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà