Tạp chí VNCN
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 3.4.2022

PTV: Xin kính chào Quý vị và các bạn! Trong chương trình Tạp chí VNCN tuần này, chúng tôi xin giới thiệu cùng Quý vị và các bạn những nội dnng chính sau đây:

-Hình ảnh bếp lửa trong đời sống người Pako, Vân Kiều

- SẮC MÀU CỦA ĐỒNG BÀO VÙNG CAO TRONG TÁC PHẨM CỦA HỌA SỸ LÊ CẢNH OÁNH

- HÌNH ẢNH QUÊ HƯƠNG QUẢNG TRỊ TRONG SÁNG TÁC CỦA NHIẾP ẢNH GIA BẢO TRUNG

-Tính cố kết cộng đồng qua lễ hội Xuân Thủ làng Hà Thượng, Thị trấn Gio Linh

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình.

1.  Lễ hội làng Thượng Phước

 Thưa Quý vị và các bạn! Thượng Phước xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong là một làng cổ được tạo dựng khá sớm trong giai đoạn Trịnh - Nguyễn phân tranh.  Với lịch sử của một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, ở đây có nhiều lễ hội khác nhau; đặc biệt phải kể đến lễ hội của làng được tổ chức vào ba ngày từ 13 đến 15 tháng 3 Âm lịch hằng năm để ghi nhớ công lao của Quan công Hoàng Dũng, người đã có công lập làng Thượng Phước

Đây là lễ hội có từ rất xa xưa của làng Thượng Phước. Trước đây, bắt đầu từ ngày 13 - 14 tháng 3 Âm lịch, cả làng cùng nhau đi săn, lấy đầu muôn thú để làm lễ vật dâng cúng Thành hoàng. Sáng ngày 15 tháng 3 Âm lịch, làng bắt đầu tổ chức tế lễ. Đây là ngày hội lớn của làng nên từ người già, trẻ nhỏ hay con cháu đi làm ăn xa hễ đến ngày đều trở về làng nô nức cùng nhau tham dự lễ hội trong không khí vui tươi, rộn ràng. Lễ hội không chỉ là dịp để gắn kết tình làng nghĩa xóm thân thương mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp cho các thế hệ con cháu của làng ghi nhớ công lao của các vị đã có công khai khẩn lập làng.

2. Du lịch xanh ở miền Tây Quảng Trị

Thời gian gần đây, các mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa ở huyện Hướng Hóa, Đakrông đang dần được đầu tư khai thác trong những năm trở lại đây. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ, nhiều địa điểm ở miền Tây Quảng Trị đã trở thành những điểm du lịch xanh lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên…

Du lịch xanh là loại hình du lịch hoạt động theo phương thức giảm thiểu tác động đến môi trường; đóng góp tích cực vào bảo vệ đa dạng sinh học; ít phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo; giữ gìn và phát huy các giá trị di sản thiên nhiên, văn hóa và phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường…Những năm qua, huyện Hướng Hóa, Đakrông đã tập trung kêu gọi các nguồn lực để đầu tư tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử; xây dựng cơ sở vật chất để khai thác du lịch cộng đồng trên địa bàn huyện; chú trọng phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề tiểu thủ công nghiệp phục vụ du lịch, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư.

3. BẾP LỬA TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI PAKO, VÂN KIỀU

Đối với đồng bào Vân Kiều, Pa Cô ở vùng cao tỉnh Quảng Trị, bếp lửa có vai trò quan trọng trong đời sống. Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng, sưởi ấm cho mọi người trong gia đình, vừa là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong may mắn, ấm no, hạnh phúc...

Trong đời sống sinh hoạt của người dân, bếp lửa là nơi quan trọng nhất trong ngôi nhà, ngọn lửa đỏ ở bếp là biểu tượng cho sự sống, tình yêu và sự hồi sinh bất diệt. Vì thế, đồng bào ở vùng cao tỉnh Quảng Trị luôn hướng về ngọn lửa như hướng về một thế giới huyền bí giữa đại ngàn với tất cả sự tôn kính, thiêng liêng. Ngày nay, trong nhịp sống mới, những tập tục về bếp lửa vẫn được đồng bào Vân Kiều và Pa Cô ở vùng cao Quảng Trị bảo tồn nguyên vẹn; không gian bếp lửa là nơi các già làng, trưởng bản trao truyền cho thế hệ sau những giá trị văn hóa riêng của dân tộc mình.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, bộ mặt miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số đã và đang có bước phát triển mới về mọi mặt. Trong đó,  đối với lĩnh vực  mỹ thuật, thông qua những tác phẩm của mình; các họa sĩ đã khai thác nhiều đề tài, nhiều chất liệu để thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình đối với đồng bào các dân tộc đang sinh sống ở vùng cao, góp phần quan trọng thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc của từng vùng miền.

PTV: Với họa sỹ Lê Cảnh Oánh, gắn bó với đời sống của đồng bào Pako, Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị nhiều năm qua đã  giúp anh có thêm niềm cảm hứng sáng tác để cho ra đời nhiều bức tranh thể hiện màu sắc, văn hóa của những con người ở vùng cao Quảng Trị.

CHỦ ĐỀ VÙNG CAO TRONG SÁNG TÁC CỦA HỌA SỸ LÊ CẢNH OÁNH

 Họa sỹ Lê Cảnh Oánh là một trong những gương mặt trẻ của Phân hội mỹ thuật Quảng Trị. Sau khi tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật Huế, Lê Cảnh Oánh đã chọn vùng đất Khe Sanh, Hướng Hóa để lập nghiệp và gắn bó với nghề giáo. Ngoài giờ lên lớp, Lê cảnh Oánh lại trở về với thế giới hội họa của mình. Anh sáng tác nhiều đề tài khác nhau. Song có lẽ một trong những chủ đề luôn mang đến cho Cảnh Oánh nhiều cảm xúc nhất chính là đời sống văn hóa và sinh hoạt của đồng bào Pako, Vân Kiều ở miền Tây Quảng Trị. Với anh, mảnh đất, con người miền Tây Quảng Trị luôn là nguồn cảm hứng, đặc biệt, những nét sinh hoạt, phong tục tập quán văn hóa đồng bào pako, Vân Kiều luôn đậm nét trong tác phẩm của anh. Các đề tài được Lê Cảnh Oánh thể hiện luôn gần gũi, bình dị, như lên nương, bà mẹ Vân Kiều hay các lễ hội… bằng các chất liệu sơn dầu, acrylic quen thuộc…được anh thổi hồn vào trong tranh sống động với nhiều góc nhìn khác nhau mang đậm chất văn hóa của đồng bào Pako, Vân Kiều như: “Bên mái nhà sàn, Tà Cơn gặp lại, Nhịp hội cồng chiêng, Người mẹ Vân Kiều, Mùa Lễ hội, Lắc lư”.

P/v: Họa sỹ Lê Cảnh Oánh chia sẽ:

Trích băng

Những bức tranh về đồng bào dân tộc, miền núi Quảng Trị do Lê Cảnh Oánh vẽ được thể hiện trên chất liệu sơn dầu hoặc arylic. Khác với gam màu trầm, trung tính của những chủ đề khác, đề tài dân tộc, miền núi là sự thay đổi về sắc màu trong tranh Lê Cảnh Oánh. Những tông màu rực rỡ trong phác họa đã làm nổi bật những nét đẹp hoang sơ và tô điểm cho chuỗi hoạt động thường nhật của người dân tộc nơi núi rừng vùng cao. Xem tranh của anh, độc giả dễ dàng nhận ra hình ảnh phong cảnh miền núi thân thuộc, đẹp vẻ đẹp giản dị, nguyên sơ, con người hiền hòa, thân thiện. Đó là sự hùng vĩ của bóng núi xám, bầu trời cao rộng, rặng cây xanh, con đường sơn cước vắng vẻ, sắc màu thổ cẩm.. Tất cả tạo nên một không gian đậm chất miền núi Quảng Trị, mà ở đó hình ảnh đồng bào dân tộc với trang phục đặc trưng luôn là trung tâm.

P/v: Họa sỹ Lê Cảnh Oánh chia sẽ thêm:

Trong sự phát triển của mỹ thuật đương đại, xây dựng đề tài miền núi là một vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi người họa sĩ phải đi thực tế, từ đó mới khai thác các giá trị văn hóa thông qua việc sưu tầm, nghiên cứu phong tục tập quán, trang phục lễ hội, sinh hoạt cộng đồng, lao động sản xuất. Với họa sỹ Lê Cảnh Oánh, sau nhiều năm gắn bó với đồng bào Pako, Vân Kiều anh đã có nhiều thời gian gắn bó và tìm hiểu phong tục tập quán, những nét văn hóa độc đáo của bà con cũng như thấy được cái đẹp chân chất, bình dị, thô mộc của đông bào miền núi. Chính những điều đó đã giúp trái tim người họa sỹ rung động và xây dựng đề tài thỏa sức sáng tạo về đường nét, màu sắc… trong tác phẩm của mình.

Miền núi và cuộc sống của đồng bào các dân tộc ở đó là “mảnh đất” chứa đựng nhiều tiềm năng cho công việc sáng tạo. Với niềm đam mê hội họa của mình, hy vọng rằng, họa sĩ Lê Cảnh Oánh sẽ có thêm nhiều bức tranh đẹp về dân tộc, miền núi, để khán giả thêm yêu mến vẻ đẹp, bản sắc và con người miền sơn cước Quảng Trị.

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Trong giới nghệ thuật nhiếp ảnh Quảng Trị, nhiếp ảnh gia Bảo Trung là cái tên quen thuộc và gắn với nhiều chủ đề sáng tác mang hơi thở cuộc sống để lại dấu ấn trong lòng người xem. Các bức ảnh của Bảo Trung thể hiện cá tính sáng tạo và góc nhìn riêng của người nghệ sỹ trước bức tranh muôn màu của thiên nhiên và con người. Trong cuộc thi sáng tác với chủ đề “Quảng Trị 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển” do Hội VHNT tỉnh phát động lần này, Bảo Trung đã tham gia với những tác phẩm được anh ghi lại từ chất liệu cuộc sống thường nhật đầy ý nghĩa nghệ thuật. Chúng ta hãy cùng gặp gỡ với anh để tìm hiểu về chủ đề này qua cuộc trò chuyện cùng BTV Ánh Tuyết.

1.     Thưa nhiếp ảnh gia Bảo Trung! Cuộc thi cuộc thi Quảng Trị 50 năm đổi mới và phát triển đã thu hút đông đảo văn nghệ sỹ tham gia. Với anh, anh cảm nhận ntn về cuộc thi này?

Anh Trung trả lời….

2.     Cuộc thi 50 năm năm đổi mới và phát triển gắn với một chặng đường dài của quê nhà Quảng Trị. Lần này anh đã mang đến cuộc thi với những tác phẩm gì ạ?

Anh Trung trả lời…(Chia sẽ về những tác phẩm tham gia)

3.      Và anh có thể cho biết lý do tại sao anh lại chọn chủ đề như anh vừa chia sẽ để tham gia cuộc thi lần này ạ?

Anh Trung trả lời…

4.      Thưa anh, sáng tác về quê nhà có lẽ luôn là nguồn cảm hứng bất tận với mỗi văn nghệ sỹ. Còn với nhiếp ảnh gia Bảo Trung, mảnh đất và con người Quảng Trị mang đến cho anh những cảm xúc đặc biệt nào ạ?

Anh Trung trả lời…

5.Thưa anh với mỗi cuộc thi về mảnh đất và con người Quảng Trị đều mang ý nghĩa rất lớn. Với anh là một nhiếp ảnh gia, điều anh mong muốn khi tham gia các cuộc thi về chủ đề đất và người Quảng Trị là gì ạ?

Trích bài hát Quảng Trị

PTV: Kính thưa Quý vị và các bạn! Trong đời sống cộng đồng làng xã người Việt Quảng Trị, có lẽ không một làng nào là không có hội làng hay lễ hội riêng của làng mình. Hội làng là hình ảnh thu nhỏ bộ mặt làng xã người Việt; là sản phẩm kết tinh từ tâm hồn, trí tuệ, tài năng, cốt cách và đạo lý của bao thế hệ trong quá trình sống, lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương; nó luôn có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống cũng như trong bản sắc văn hoá của người Quảng Trị.

PTV: Mỗi hội làng mang một ý nghĩa, một sắc thái riêng, nhưng nó hòa chung vào “dòng chảy lễ hội” của quê hương, đất nước; đó là niềm tin vào tâm linh, ngưỡng vọng, tưởng nhớ về tổ tiên, với đạo lý tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”; là nơi bảo lưu, trao truyền những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp cho lớp lớp cháu con tự bao đời. Trong đó, lễ hội Xuân thủ của làng Hà Thượng, TT Gio Linh, huyện Gio Linh là một tập tục đã có từ rất lâu đời và mang nhiều ý nghĩa về một năm mới cầu an may mắn, thuận hòa.

LỄ HỘI XUÂN THỦ LÀNG HÀ THƯỢNG

Từ bao đời nay, trong đời sống văn hóa tinh thần của người Quảng Trị hội làng  trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân mọi vùng quê. Với người dân làng Hà Thượng, lễ hội Xuân thủ là một trong những ngày hội  của dân làng với các nghi lễ long trọng nhất do dân làng tổ chức để cúng bái, tế lễ, ngưỡng vọng về các vị thần linh, các bậc tiền nhân đã có công với làng, với nước với mục đích cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, may mắn. Ở đó thể hiện tính cộng đồng sâu sắc, là đỉnh cao của sự hòa hợp, đoàn kết, hướng con người vào tập thể, đề cao ý thức cộng đồng vì một ước nguyện chung cho sự phồn vinh của làng xã.

P/v: Ông Nguyễn Đức Ấu- Trưởng làng Hà Thượng, Thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh cho biết:

Lễ hội xuân thủ của làng Hà Thượng là biểu hiện đời sống văn hóa tâm linh, là nơi giao hòa giữa cõi thiêng và thế giới trần tục, giữa đạo và đời, giữa thần thánh và con người. Trong quá trình diễn ra lễ hội, tại đình làng tập trung những sự kiện quan trọng nhất mang ý nghĩa tôn vinh cao quý nhất, những hình tượng thiêng liêng nhất để dâng lên các vị thần - nhân vật hội tụ những phẩm chất cao đẹp, được dân làng tấn phong và thờ cúng với tấm lòng đầy biết ơn và ngưỡng vọng. Hội làng Xuân thủ còn là sự hội tụ của tinh hoa văn hóa, trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh của cộng đồng, hàm chứa những giá trị văn hoá - nhân văn cao đẹp. Đó là sự tích hợp những giá trị văn hoá dân gian truyền thống, đậm sắc màu tâm linh, được phô diễn trong ngày hội tế thần; là dịp để cháu con làng Hà Thượng tìm về cội nguồn, dòng tộc tiên tổ, hướng về kỳ tích, ôn lại những chiến công của các anh hùng dân tộc, của cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đó là sự tôn trọng quá khứ, tôn vinh các bậc tiền nhân, từ đó góp phần bảo lưu những giá trị văn hóa dân tộc, giá trị nhân văn cao đẹp.

P/v: Ông Nguyễn Đức Ấu- Trưởng làng Hà Thượng, Thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh cho biết thêm:

Trong ngày hội xuân thủ, mọi người dân làng Hà Thượng được vui chơi, giao lưu, gặp gỡ và hòa mình chung vào lễ hội; được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhất là các trò diễn giải trí, thi thố tài năng, hứa hẹn mang những điều tốt đẹp, may mắn đến với dân làng. Thông qua lễ hội góp phần thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng, khơi dậy nguồn sáng tạo, cùng nhau rèn luyện sức khỏe để xây dựng cuộc sống mới.  

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, hội làng xuân thủ Hà Thượng vẫn giữ nguyên sức cuốn hút, hấp dẫn người dân; là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho thế hệ hôm nay thấu hiểu, tri ân đối với công lao của tổ tiên, hun đúc thêm tinh thần yêu nước, lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, góp phần gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc./.

Trích bài hát:

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 28/03/2022 22:04 Lê Vĩnh Nhiên 29/03/2022 07:11

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà